Với khán giả, Mỹ Tâm là thanh xuân!Tối 25/4, liveshow Tri âmcủa Mỹ Tâm chính thức diễn ra tại sân vận động Phú Thọ, TP.HCM. Do liveshow tập trung số lượng người đông, công tác phòng chống dịch được kiểm soát chặt chẽ. Theo yêu cầu từ ban tổ chức, các khán giả đến tham dự đều phải mang khẩu trang, rửa tay diệt khuẩn, đo nhiệt độ và khai báo y tế. Bên cạnh đó, xung quanh khán đài có được đặt sẵn các trạm y tế di động với các bác sĩ túc trực để đảm bảo an toàn sức khỏe của mọi người trong suốt thời lượng chương trình diễn ra.


Khoảnh khắc nữ ca sĩ diện áo dài trắng, đàn guitar chậm rãi cất giọng hát mở màn đêm diễn ca khúc Cây đàn sinh viênkhiến cả khán đài lắng đọng. Tiếp theo, ca sĩ đã khéo léo dẫn dắt người nghe đi qua những miền âm nhạc để phác họa bức chân dung trọn vẹn và đủ đầy của Mỹ Tâm sau 20 năm.
Từ một cô gái trong veo “ùa vào đời” với Hai mươi, Nhé anh, Họa mi tóc nâu, Ước gì, Hát với dòng sông… đến một trái tim say đắm trong tình yêu trong Đừng hỏi em, Muộn màng là từ lúc, Nếu anh đi, Nơi mình dừng chân… và Mỹ Tâm khép lại với hình ảnh người phụ nữ bình thản tuổi 40 sau khi bước qua những cung bậc cảm xúc tuổi trẻ…



Đúng như chủ đề liveshow – “Tri âm” – Mỹ Tâm đã bỏ lại tất cả tất cả những gì thuộc về một ca sĩ ngôi sao để trở thành người bạn đúng nghĩa của fan. 3 tiếng trên sân khấu cũng là khoảng thời gian hàng chục nghìn khán giả chứng kiến những gì thật nhất, đời nhất ở cô. Và giọng ca sinh năm 1981 cũng tự nhận đây là “nhà”, là nơi mình thuộc về nhất.
Liveshow không có MC, Mỹ Tâm tự mình dẫn dắt chương trình và tương tác cùng khách mời, khán giả. Nữ ca sĩ nói không giỏi, không trau chuốt câu văn. Khán giả thậm chí cười ngất khi nghe cô tự nhận giọng cười của mình khiến “người khác không ưa được”. Không hiếm những giây phút cô bông đùa, nhún nhảy vô tư và “nịnh” người hâm mộ với những nụ hôn gió và đổi luôn lời ca khúc Ước gì: "Và Tâm chỉ có fan thôi!".
 |
20 năm làm nghề, Mỹ Tâm có lẽ chỉ thích gây "ồn ào" bằng sản phẩm âm nhạc và các liveshow để đời. |
Nữ ca sĩ đặt câu hỏi: 20 năm trôi qua, có bao nhiêu fan cũ và mới đến với mình ngày hôm nay?Bên dưới khán đài có rất nhiều cánh tay giơ lên. Với khán giả, Mỹ Tâm là thanh xuân, là một phần của tuổi trẻ. Giữa một showbiz rộn ràng và vận động không ngừng mỗi ngày, họ kiên nhẫn và âm thầm dõi theo cô. Chính nữ ca sĩ đã ý thức đáp lại thứ tình cảm ấy khi hai thập kỷ qua cô đã sống trọn vẹn, tử tế với nghệ thuật và chính đời sống của mình.
Trong các tiết mục, "Họa mi tóc nâu" liên tục đưa micro về khán đài, mời khán giả hát cùng mình. Sự tương tác giữa ca sĩ và fan tạo mảng không gian tình tự, cuốn họ chìm đắm và đồng thanh hát theo như một dàn đồng ca giữa sân vận động rộng lớn đã được lấp kín. Một “rừng người” hát vang cùng những ánh đèn từ gậy phát sáng trở thành một trong những khoảnh khắc đẹp và đong đầy nhất trong đêm nhạc của Mỹ Tâm.



Mỹ Tâm thăng hoa với âm nhạc và những khán giả của mình.
Giọng ca gốc Đà Nẵng nỗ lực đổi mới về hình ảnh nhưng tiết chế ở mức vừa đủ. Cô vừa đàn guitar, piano và lần đầu trổ tài đàn tranh trong ca khúc Đừng hỏi em. Đi cùng với phần nhạc, Mỹ Tâm cũng diện một loạt những trang phục tương ứng với từng giai đoạn như áo dài trắng, quần và áo khoác jeans cùng áo sơ mi hay các bộ váy, jumpsuit – dù có vài bộ cánh không mấy phù hợp.
Liveshow tràn ngập tiếng cười nhưng cũng không thiếu những khoảng lặng khiến hàng nghìn người xúc động. Giây phút nữ ca sĩ kể về những dang dở nuối tiếc trong chuyện tình cảm hay khoảnh khắc khiến cô muốn từ bỏ mọi thứ để tìm về với gia đình, với cuộc sống “uống rượu, ngắm trăng” khi về già bên người thương mà mình vẫn hằng ao ước bấy lâu...


Nhưng sau tất cả, Tâm vẫn lựa chọn ở đó. 20 năm trước và 20 năm sau, cô vẫn độc thân và tìm niềm vui bên âm nhạc, bè bạn và khán giả. Chính họ là “Tri âm” và đưa cô đi qua những miền cảm xúc đáng trân trọng của cuộc sống. Như lời Mỹ Tâm chia sẻ: “Tại sao gọi là “Tri âm”? Rất khó để có những người theo mình chặng đường dài như thế. Họ dõi theo, đồng hành và luôn bên mình bất kể đúng hay sai. Là những người dưng, tại sao các bạn yêu tôi đến thế? Điều duy nhất cô gái ấy có thể làm được là sẽ sống để không bao giờ hổ thẹn với mọi người".


Dàn khách mời của chương trình gồm: Hà Anh Tuấn, Wowy, Phan Mạnh Quỳnh và Khắc Hưng. Mỗi người có màu sắc và cá tính riêng nhưng dễ dàng hòa hợp với Mỹ Tâm. Họ đều làm tròn vai và mang lại nhiều xúc cảm mới mẻ, vừa đủ để tôn vinh chủ nhân đêm nhạc. Với một liveshow mà cả khách mời và chủ nhân đêm nhạc đều là những ngôi sao, đây là một điểm sáng mà không phải sân khấu nào cũng làm được.
Một Wowy gai góc bỗng trở nên ngại ngùng, e thẹn như một người fan lần đầu đứng cạnh thần tượng. Phan Mạnh Quỳnh và Khắc Hưng là 2 nhạc sĩ gắn bó cùng Mỹ Tâm giai đoạn sau này, tạo nên diện mạo mới của cô trong âm nhạc.
 |
Mỹ Tâm và Hà Anh Tuấn với màn kết hợp là một trong những điểm sáng trong đêm nhạc. |
Hà Anh Tuấn hòa giọng với Mỹ Tâm trong ca khúc Đúng cũng thành sai, Chuyện như chưa bắt đầuvà bài hát mới của mình do Nguyễn Minh Cường sáng tác. Nam ca sĩ vốn nổi tiếng thông minh và khả năng làm chủ sân khấu đã có sự thể hiện vừa đủ để tôn vinh chủ nhân đêm nhạc. Kết thúc màn trình diễn, Hà Anh Tuấn nói anh cảm ơn Mỹ Tâm vì đã trở thành một phần của khán giả 8x, 9x.
Liveshow khép lại với ba tiết mục sôi động: Light, Niềm tin chiến thắngvà Hào quang. Đây cũng là sân khấu Mỹ Tâm dành tri ân các y, bác sĩ tuyến đầu trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. Trong đó Light (Ánh sáng) là sáng tác mới nhất cô đã dành nhiều tâm sức chắp bút. Nữ ca sĩ cũng đã thể hiện trọn điều ấy bằng năng lượng, tinh thần tích cực trong suốt đêm nhạc.
Tham vọng nhưng thiếu đột phá
Không khó nhận thấy cả Mỹ Tâm và ban tổ chức tham vọng để tạo ra một đêm nhạc quy mô, bứt phá so với những dự án “khủng” trước đó như Heartbeathay Sóng đa tần. Cô và ê-kíp đặt để liveshow vào bối cảnh không gian, thời gian đi ngược từ quá khứ trải dài hiện tại nhằm tái hiện chiều dài sự nghiệp. Sự tổng hòa giữa âm nhạc, âm thanh, hiệu ứng hình ảnh mapping 3D được chăm chút kỹ lưỡng. Điều này tạo hiệu ứng thích thú với đám đông, song đôi khi lại trở nên ôm đồm và dễ đoán với không ít khán giả. Mạch chương trình trọn vẹn ở phần đầu, nhưng từ phần giữa sau đến phần cuối lại có dấu hiệu đuối.
 |
Mỹ Tâm máu lửa và nỗ lực khi mang đến liveshow trọn vẹn cả phần nghe lẫn nhìn. |
Việc Mỹ Tâm hát live kết hợp vũ đạo, các bản phối tiết tấu nhanh và mạnh gần như không ngơi nghỉ trong suốt 3 tiếng với gần 30 ca khúc là hơi quá sức với nữ ca sĩ – nhất là cô đang gặp vấn đề về vòm họng 4 năm qua. Giọng hát của cô vì thế đôi chỗ gắng gượng, không thoải mái với không hiếm những nốt trầm mờ, cao thanh quản và chênh phô ngay cả với những bài “tủ”.
Liveshow vẫn thỏa lòng fan với những tiết mục tròn trịa, sạch sẽ. Tuy nhiên, với những ai trông đợi một sự đột phá đáng kể của Mỹ Tâm, điều này đã không diễn ra.


MV 'Hào quang' của Mỹ Tâm
Tuấn Chiêu
Ảnh: Xí muội

Mỹ Tâm tái hiện sự nghiệp trong MV mới
Mỹ Tâm ra mắt MV 'Hào quang' tổng kết chặng đường sự nghiệp với những cột mốc đáng nhớ trước thềm liveshow diễn ra.
" alt=""/>Mỹ Tâm: Trọn vẹn cho liveshow ngày trở lại!

- "Tôi muốn mua xe ở ga-ra ông nhưng chưa kịp mua thì bị đuổi. Tôi qua ga-ra ông Hảo để mua chiếc xe này đây. Giờ tôi qua đây mua xăng để cho các ông biết, đừng nhìn người qua dáng dấp bên ngoài" - đại gia Bạc Liêu, bạn của ông Hội đồng Trạch (cha Công tử Bạc Liêu) nói.Mới đây, câu chuyện "Người đàn ông đi dép lê vào showroom Mercedes" sau khi đăng tải nhận được sự quan tâm lớn từ độc giả.
Nội dung câu chuyện đơn giản không có gì lớn lao nhưng đã nói lên được phần nào sự đánh giá non kém dẫn đến thái độ không thân thiện và thiếu lịch sự của những nhân viên bán hàng trong các cửa hàng sang trọng.
 |
Trang phục đơn sơ mà có thể nói là tuềnh toàng của người đàn ông Thái Lan khi đi mua xe. Ảnh: Internet. |
Từ câu chuyện này, chúng tôi xin kể lại câu chuyện của một người Việt Nam đã thắng người Pháp trong kinh doanh chỉ nhờ vào thái độ phục vụ.
Người "làm nên chuyện" ấy là một thợ cơ khí, ít học nhưng có tầm nhìn về giao dịch khá tốt, ông là Nguyễn Văn Hảo. Người thân của ông Hảo kể lại, không biết chính xác ông sinh năm nào mà chỉ biết mang máng ông chào đời vào những năm cuối thế kỷ 19. Quê ông ở Càng Long (Trà Vinh).
Cha mẹ ông làm nông, có nhiều con. Khi ông lớn lên được người anh là chủ một cửa tiệm buôn bán phụ tùng xe hơi ở đường Nguyễn An Ninh, xin phép cha đưa ông lên Sài Gòn phụ kinh doanh.
Vốn rất thông minh, lanh lợi nên chẳng bao lâu ông học được nhiều điều từ người anh. Mặc dù không qua trường lớp cơ khí nào nhưng nhờ vào tìm tòi tự học, chẳng bao lâu ông trở thành thợ chính tại tiệm. Được một thời gian, ông đưa vợ lên cùng làm chung và sinh người con trai đầu. Ông Hảo xin phép anh ra lập nghiệp riêng.
Thời ấy là thời Pháp thuộc. Những người kinh doanh ngành phụ tùng đều là người Pháp nên họ gặp khó khăn trong giao tiếp với tài xế người Việt. Ông Hảo là người Việt, lại giỏi tiếng Pháp.
Ông mua hàng của người Pháp và bán lại cho người Việt, vì giỏi ngoại ngữ nên cửa hàng ông nhanh chóng phát đạt. Năm 1933, ông mua miếng đất với 4 mặt tiền để xây dựng lên căn nhà để làm ga-ra buôn bán và sửa chữa xe hơi.
Một buổi sáng nọ. Ga-ra bán xe hơi của ông Hảo vừa mở cửa. Một người đàn ông trung niên dáng điệu quê mùa thập thò qua lại. Nhìn ông - ông mặc áo dài đen cũ xỉn, có chỗ sờn rách, đội khăn đóng, chân mang đôi giày cũ kỹ - nhân viên bán hàng không muốn mời vào. Tuy nhiên, ông vẫn bước vào.
Ở một góc garage, ông Hảo đang ngồi tính toán sổ sách. Nhân viên buộc phải mở lời : "Ông muốn mua gì ?". "Tui muốn mua một chiếc xe hơi" ...

|
Garage bán và sửa chữa xe hơi của ông Nguyễn Văn Hảo được xây dựng vào năm 1933 rộng 800m2. Mặt trước đường Trần Hưng Đạo. Mặt hậu đường Lê Thị Hồng Gấm. Hai bên hông, đường Ký Con và Yersin (P. Bến Thành Q.1 TPHCM). |
Trong đầu óc anh nhân viên thầm nghĩ, một chiếc xe du lịch 4 chỗ ngồi giá phải đến 3000đ (tiền lúc đó 1đ = 17 franc Pháp), một số tiền mà những người nông dân khó có cơ hội mơ tới.
Ông già này cũng là một nông dân thôi, tiền đâu mà mua xe. Nghĩ thế, nhưng ông chủ Hảo đang ngồi kia, quan sát anh bán hàng nên anh vẫn mời người khách xem xe.
Đảo quanh chiếc xe, ông khách bảo : "Anh đề tôi nghe thử". Anh nhân viên bán hàng lên xe bật công tắc nổ máy. Tiếng máy nổ giòn, êm ái. "Bao nhiêu tiền". Anh nói giá.
Ông khách lên xe ngồi nhún vài lần rồi nói, "nhíp hơi kêu, cho chút mỡ bò vào nhé". Rồi ông xuống xe, tính tiền.
Việc mua và bán diễn ra nhanh chóng. Ông khách ngồi bệt xuống đất rút chiếc mo cau lận trong người ra. Nhiều xấp tiền 100đ lần lượt trao cho ông Hảo. Trước đó nhìn bộ dạng ông mấy ai nghĩ ông giàu như thế ?
Ông chủ Hảo sai anh nhân viên đưa xe ra cây xăng khuyến mãi cho khách một bình xăng đầy. Ông khách từ chối. Tôi chỉ cần 5 lít thôi.
Cung cách làm ăn của ông Hảo là không phân biệt sang hèn. Người khách nào vô tiệm ông cũng tiếp một cách ân cần chu dáo. Nhân viên của ông không một ai dám có thái độ trịnh thượng với khách. Chính vì điều này mà garage và cửa tiệm phụ tùng của ông luôn đông khách.
Ông Hảo tỏ vẻ ngạc nhiên khi người khách từ chối khuyến mãi, chỉ nhận vài lít xăng tượng trưng. Người khách bấy giờ mới thật thà kể lại: "Tôi từ Bạc Liêu, là bạn với ông hội đồng Trạch (cha công tử Bạc Liêu - một trong những người giàu có nhất miền Nam - PV) lên đây với ý định đến ga-ra Scama trên đường Bonard (Lê Lợi bây giờ) để mua chiếc Ford.
Tôi vốn không thích xe Nash nhưng vì viên quản lý người Pháp và nhân viên ga-ra thấy tôi ăn mặc rách rưới như thế này nên khinh khi đuổi tôi. Tôi đến chỗ của anh (ông Hảo) để mua.
 |
Trên vách hiện vẫn còn logo Ng. V. Hao |
Đổ xăng xong, ông khách sai người nhà lên xe chạy đến ga-ra Scama. Chiếc xe Nash mới cứng ghé vào đổ đầy bình. Ông khách mua xe thò đầu ra cửa nói với chủ ga-ra bằng tiếng Pháp: "Tôi muốn mua xe ở ga-ra ông nhưng chưa kịp mua thì bị đuổi. Tôi qua ga-ra ông Hảo để mua chiếc xe này đây. Giờ tôi qua đây mua xăng để cho các ông biết, đừng nhìn người qua dáng dấp bên ngoài".
Ông chủ ga-ra Scama nghe xong... đứng hình, ngay lập tức đuổi việc viên quản lý người Pháp và anh nhân viên bán hàng người Việt. Về phía ông Hảo, bán được chiếc Nash, ông lời được 600đ, một số tiền không hề nhỏ.
Trần Chánh Nghĩa
" alt=""/>Đại gia Bạc Liêu mặc rách rưới mua siêu xe và cái kết bất ngờ