Thời gian qua, Thư viện tỉnh Yên Bái đã thực hiện nhiều hình thức chuyển đổi số (CĐS), từng bước hình thành mạng lưới thư viện hiện đại, tạo sự đổi mới trong các hoạt động thư viện. Trước tiên, Thư viện tỉnh đã thành lập Câu lạc bộ CĐS và các thành viên được lựa chọn tham gia ngoài sự nhiệt tình, tích cực còn có kỹ năng sử dụng nền tảng số, công nghệ số cũng như khả năng tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ viên chức, người lao động tại đơn vị sử dụng các ứng dụng số. Thư viện đã cử viên chức tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn về CĐS nhằm nâng cao cả về nhận thức và khả năng số cho viên chức, người lao động trong đơn vị.
Ngoài ra, Thư viện tỉnh cũng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động thư viện; trong đó, công tác chỉ đạo điều hành, quản lý nhân sự đã thực hiện gửi, nhận, xử lý văn bản và chỉ đạo công việc trên phần mềm quản lý văn bản và điều hành của tỉnh. Thực hiện kê khai hồ sơ cá nhân cập nhập dữ liệu 109 trường vào phần mềm thí điểm đồng bộ dữ liệu quốc gia. Đối với công tác phục vụ, tuyên truyền, Thư viện tỉnh đã thực hiện việc mượn trả sách và làm thẻ cho bạn đọc trên phần mềm thư viện.
Bám sát các nhiệm vụ chính trị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và của tỉnh, Thư viện tỉnh đã đăng tải bài tin tức - sự kiện, giới thiệu sách, thiết kế pa-no tuyên truyền kỷ niệm, giới thiệu thư mục chuyên đề và thư mục định kỳ trên Trang thông tin điện tử, website Thư viện tỉnh Yên Bái, trang fanpage của Thư viện và các trang mạng xã hội khác…
Thích ứng với thời đại công nghệ 4.0, nhu cầu đọc sách không còn thuần túy, truyền thống mà dần thay đổi với nhiều loại hình, hình thức như đọc sách thông qua máy tính, điện thoại thông minh, sách nói… Đáp ứng xu hướng mới và duy trì văn hóa đọc cho người dân, Thư viện tỉnh đã từng bước đổi mới, bắt kịp xu thế, tạo hứng khởi cho độc giả với các phần mềm, ứng dụng hiện đại thông qua chương trình đọc sách trên nền tảng số.
Theo đó, Thư viện tỉnh đã nỗ lực và ngày một đổi mới trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc; tăng cường giới thiệu sách trên các nền tảng mạng xã hội. Hoạt động phục vụ bạn đọc trên không gian mạng của Thư viện tỉnh Yên Bái cũng có sự thay đổi tích cực.
Thư viện tỉnh đã chủ động xây dựng các bộ sưu tập số, với 9 bộ sưu tập số về tài liệu địa chí và các cấp học từ tiểu học tới trung học phổ thông; đã bổ sung thêm 48.662 trang tài liệu số hóa vào cơ sở dữ liệu tài liệu số hóa cho các bộ sưu tập này. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho việc truy cập của bạn đọc, Thư viện tỉnh cũng cấp quyền truy cập cho 13 trường học, phục vụ 38.399 lượt bạn đọc truy cập Website, Fanpage và 7.899 lượt tài liệu điện tử.
Sự chuyển biến tích cực trong hoạt động của Thư viện tỉnh Yên Bái, đặc biệt trong công tác phục vụ bạn đọc đã tạo điều kiện thuận lợi để bạn đọc được thụ hưởng văn hóa, tự học tập nâng cao trình độ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chỉ số hạnh phúc cho công dân tỉnh Yên Bái. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi, công tác số hóa hoạt động của thư viện đang gặp những khó khăn về hạ tầng công nghệ, nhân lực và đặc biệt là nguồn tài liệu điện tử, một số bạn đọc chưa tìm hiểu và tiếp cận với tài liệu số.
Đặc biệt, vấn đề bản quyền nguồn tài liệu được số hóa rất cần được tháo gỡ. Nghị định số 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan nêu rõ, Thư viện không được sao chép và phân phối bản sao tác phẩm tới công chúng, kể cả bản sao kỹ thuật số. Với quy định này, các tài liệu được thư viện số hóa hiện cũng chỉ để bảo quản và tra cứu nội bộ là chính, chứ chưa được phép cung cấp rộng rãi đến bạn đọc trên nền tảng số…
Để tiếp tục đẩy mạnh văn hóa đọc gắn với CĐS trên địa bàn tỉnh vẫn cần phải có nhiều đổi mới, đòi hỏi ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, số hóa tài liệu và đổi mới công tác phục vụ bạn đọc. Do đó, thời gian tới, Thư viện tỉnh sẽ tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người dân trong tỉnh; trong đó, đặc biệt quan tâm đến thế hệ trẻ, các em học sinh xây dựng và hình thành văn hóa đọc với nhiều hình thức đọc truyền thống và hiện đại. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu giá trị của sách, tác dụng của sách và khuyến khích đọc sách, xây dựng văn hóa đọc lành mạnh. Tích cực triển khai các hoạt động nâng cao phát triển văn hóa đọc trong thời kỳ CĐS, xây dựng các chương trình với các chủ đề về tầm quan trọng của sách, các hội thi tuyên truyền giới thiệu sách, viết cảm nhận về sách... khuyến khích, thu hút bạn đọc đến sử dụng thư viện. Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ, kiến thức về công nghệ thông tin cho cán bộ làm công tác thư viện, đặc biệt là tăng cường đầu tư kinh phí cho hoạt động thư viện, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ bạn đọc để đạt được hiệu quả cao Bà Đồng Thị Hồng Hạnh - Giám đốc Thư viện tỉnh Yên BáiTheo Thu Hiền(Báo Yên Bái)
" alt=""/>Thư viện Yên Bái đẩy mạnh văn hóa đọc trên nền tảng số![]() |
Các nhà báo nhận giải B. Ảnh: Bá Hải |
Năm nay, báo điện tử Vietnamnet đạt 1 giải B và 1 giải C. Cụ thể, tác giả Nguyễn Thị Thảo đạt giải B với tuyến bài “Câu chuyện sáp nhập, bán trú và xã hội hóa giáo dục ở tỉnh Quảng Ninh”; nhóm tác giả Nguyễn Thị Ngọc Trang, Nguyễn Thị Diệu Bình và Lê Anh Dũng đạt giải C với tác phẩm “Nhà giáo tuổi 85 không nhận phong bì vì tôi không bán chữ”.
Giải thưởng được tổ chức nhằm tôn vinh các tác giả, tác phẩm viết về những thành tựu, kết quả trong thực hiện đổi mới sáng tạo trong dạy và học của ngành giáo dục trên mọi miền Tổ quốc. Qua đó, phát hiện và tri ân các cá nhân, tập thể tiêu biểu đổi mới sáng tạo trong dạy và học, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục Việt Nam.
Ban tổ chức đã nhận được gần 700 tác phẩm, trong đó có hơn 400 tác phẩm đúng thể lệ cuộc thi, gồm hơn 200 tác phẩm báo in, hơn 100 tác phẩm báo điện tử, hơn 100 tác phẩm phát thanh, truyền hình. Sau khi chấm giải, hội đồng giám khảo - là những nhà báo giàu kinh nghiệm - đã chọn ra 74 tác phẩm vào vòng Chung khảo. Từ 74 tác phẩm này chọn ra 43 tác phẩm đạt giải, trong đó có 4 giải A, 8 giải B, 11 giải C và 20 giải Khuyến khích.
Mỗi giải thưởng được nhận phần thưởng bao gồm: Biểu trưng Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2018, Chứng nhận của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tiền thưởng bằng tiền mặt với giải Nhất: 30 triệu đồng, giải Nhì: 15 triệu đồng, giải Ba: 10 triệu đồng, giải Khuyến khích: 5 triệu đồng.
Một tác phẩm xuất sắc được xét chọn từ 4 tác phẩm đạt giải Nhất của 4 loại hình được nhận phần thưởng là chuyến thăm tìm hiểu giáo dục tại Vương quốc Anh dành cho 1 người, thời gian 14 ngày, trị giá 130 triệu đồng, không quy đổi thành tiền mặt.
![]() |
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại lễ trao giải |
Phát biểu tại Lễ trao giải, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ khẳng định: “Sự đồng hành của báo chí thời gian qua đã giúp cho những chủ trương, chính sách, thay đổi lớn về giáo dục và đào tạo đến được với dư luận xã hội; trở thành diễn đàn để giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh, sinh viên; các chuyên gia, nhà khoa học, toàn thể nhân dân được đóng góp ý kiến và cùng tham gia vào quá trình đổi mới”.
“Bên cạnh sự đồng thuận, những ý kiến phản biện tâm huyết của toàn xã hội thông qua phản ánh của báo chí đã giúp cho ngành giáo dục kịp thời điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách, quyết sách cho phù hợp với tình hình thực tế”.
Bộ trưởng bày tỏ sự trân trọng của ngành giáo dục dành cho báo chí và mong muốn báo chí sẽ tiếp tục đồng hành để mọi thông tin của ngành được thông suốt, có tác động tích cực trong dư luận xã hội. Đồng thời, Bộ trưởng cũng phát động và kêu gọi các tác giả gửi tác phẩm dự thi cho giải thưởng báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam" năm 2019.
4 tác phẩm đạt giải A giải thưởng báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam" năm 2018: 1. Thể loại báo in: Chuyện nghề, chuyện đời của những giáo viên vùng cao Tây Bắc – nhóm tác giả: Trần Duy Văn, Đỗ Nam Thắng, Lê Đông Hà (Báo Quân đội Nhân dân) 2. Thể loại báo điện tử: Những người thầy ngày lên bục giảng, tối đi đánh cá nuôi học trò – nhóm tác giả: Đặng Thị Chung, Đặng Văn Phú, Trần Duy Hưng (Báo Lao động điện tử) 3. Thể loại truyền hình: 67713 = 69731 – nhóm tác giả: Huỳnh Sỹ Cường, Vũ Đình Minh, Nguyễn Quang Việt, Phan Thanh Hùng, Phan Ý Linh, Vũ Ngọc Trâm (VTV7 – Đài Truyền hình Việt Nam) 4. Thể loại phát thanh: U Hương của những học sinh khiếm thị - tác giả Nguyễn Trần Anh Thu (VOV2 – Đài Tiếng nói Việt Nam) Tác phẩm “Chuyện nghề, chuyện đời của những giáo viên vùng cao Tây Bắc” được chọn để trao giải đặc biệt với phần thưởng là một chuyến thăm Vương quốc Anh trị giá 130 triệu đồng. |
Nguyễn Thảo
" alt=""/>43 tác phẩm đạt giải thưởng báo chí 'Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam'
Chia sẻ tại tọa đàm “Áp lực giáo viên: Nguyên nhân và giải pháp” do Bộ GD-ĐT phối hợp với Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức ngày 14/12, ông Hòa khá thẳng thắn khi nhìn vào những điểm yếu của người thầy và cho rằng đó cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến áp lực của giáo viên.
“Trước hết phải nhìn thấy cái lỗi của giáo viên như vi phạm đạo đức, phản giáo dục, ai cũng nhìn thấy. Tuy nhiên đấy mới chỉ là bề nổi, thực chất 70% giáo viên của chúng ta hiện nay được đào tạo theo cách cũ, nên cổ hủ, bảo thủ lắm. Giáo viên nghĩ không ai hơn mình và mình sinh ra để dạy bảo mọi người”.
Đó là vấn đề ông Hòa cho là rất nghiêm trọng và cần tìm cách giải quyết.
“Nguyên nhân thứ hai xuất phát từ mục tiêu. Lâu nay, chúng ta dạy học sinh ngoan vâng lời, chấp hành kỷ luật và thầy cô giáo cũng là sản phẩm của lối dạy đó. Thầy cô không chấp nhận học sinh hư, bức xúc và xử lý học sinh khi không vào khuôn phép kỷ luật. Tự mình gây bức xúc và việc đánh học sinh, bạo lực vì các cô nghĩ đó là trách nhiệm của mình khi phải đưa các em vào khuôn khổ. Lúc bức xúc thì mất kiểm soát dẫn đến xảy ra những vụ việc tiêu cực”.
Do đó, theo ông Hòa, bản thân chính giáo viên phải thay đổi mục tiêu.
“Tôi đọc hàng trăm cuốn học bạ của các học sinh giỏi thì đến 90% học bạ có câu đầu tiên là “ngoan, vâng lời. Cách giáo dục đó phải thay đổi, chúng ta phải dạy con người có khả năng sáng tạo, biết phản biện. Tôi nghĩ đó mới là mục tiêu của chúng ta”, ông Hòa nói.
Theo ông Hòa, một trong những nguyên nhân dẫn đến áp lực giáo viên là lối dạy của chúng ta hiện nay chủ yếu cung cấp kiến thức, tạo ra việc chạy theo điểm số, thi cử, thành tích, các chỉ tiêu thi đua. “Việc này tạo nên áp lực. Nhà trường, cấp trên và học sinh, phụ huynh tạo áp lực cho giáo viên và thậm chí bản thân các thầy cô giáo tạo áp lực cho chính mình”.
Nguyên nhân nữa theo ông Hòa là các nhà trường không tạo ra được môi trường giáo dục thân thiện, chưa phải là nơi hỗ trợ, tháo gỡ và chỗ dựa, là niềm tin cho các thầy cô.
“Nhưng thầy cô mắc khuyết điểm thì lại phê bình, lại tìm tòi, điều tra, lập hội đồng kỷ luật. Nhà trường phải thân thiện, tràn đầy tình thường, tạo được niềm tin cho phụ huynh và giáo viên. Chứ lúc nào cũng quy định, áp chế, yêu cầu đủ mọi thứ thì giáo viên áp lực là phải”, ông Hòa nói.
Ngoài ra, việc tập huấn giáo viên cũng chưa đúng cách. “Việc tập huấn nặng về quán triệt, áp đặt các quy định, kể cả bồi dưỡng nghiệp vụ. Cần phải được thay đổi theo phương pháp trải nghiệm, phát huy cái tự nhận thức của giáo viên, tự làm mới mình và thay đổi, sáng tạo”.
Do đó, ông Hòa cho rằng, giải pháp để giải tỏa áp lực nghề giáo là phải làm cho giáo viên thay đổi, làm mới mình. Giáo viên phải tự mình cảm thấy hạnh phúc thì mới khiến học sinh hạnh phúc được.
Cùng đó, mục tiêu của giáo dục phổ thông cũng phải thay đổi, cần hướng tới dạy người chứ không phải chạy theo thành tích. “Mẫu học sinh hiện nay mà chúng ta đưa lên là mẫu hình học sinh giỏi, đạt giải nọ, giải kia”, ông Hòa nói.
Ngoài ra cần thoát khỏi lối dạy chỉ đề cao kiến thức. Ông Hòa cho rằng, ở cấp tiểu học đã có Thông tư 22 về đánh giá học sinh rất đúng, bỏ đánh giá nặng về điểm số, xếp loại. "Tuy nhiên, cấp THCS và THPT chưa làm được điều đó, vẫn đánh giá và xếp loại học sinh theo cách 60 năm nay vẫn làm, từ thời tôi còn đi học phổ thông. Một giáo sư từng nói chúng ta dán tem, dán nhãn sớm quá lên mỗi cá nhân khi xếp loại học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu kém. Là học sinh yếu kém thì cả đời vẫn mang nhãn dán yếu kém đó. Các nước không làm như vậy, mỗi học sinh có những điểm mạnh, yếu khác nhau. Phải thay đổi cơ chế gây ra áp lực đó”, ông Hòa nói.
Về bình xét thi đua với giáo viên, ông Hòa cho hay trường ông chỉ quan tâm tới 2 chỉ số là chỉ số hạnh phúc của học sinh và chỉ số tiến bộ của mỗi học trò. “Tổ tâm lý của trường mỗi năm 2 lần phải lấy được chỉ số đó và so sánh thi đua. Lớp nào có học sinh tiến bộ, tỷ lệ học sinh hạnh phúc cao khi đến trường thì lớp đó được khen”, ông Hòa chia sẻ.
Giải quyết bài toán giáo viên đi từ chính các hiệu trưởng
Theo ông Hòa, việc đào tạo cho 80.000 giáo viên là rất khó. Do đó Bộ nên đào tạo các hiệu trưởng.
“Hiệu trưởng sẽ là người giúp cho Bộ trưởng, giám đốc sở làm chuyển biến học sinh của mình và chỉ có những người ở cơ sở mới làm được. Hiệu trưởng sẽ làm chuyển biến giáo viên. Nếu vậy, sẽ chỉ cần đào tạo 8-10 nghìn người, thay vì 80.000 người. Khi hiệu trưởng được nâng mình lên thì bài toán về giáo viên sẽ được tháo gỡ”, ông Hòa nói.
Theo ông Hòa, các trường sư phạm nên xác đinh lại mục tiêu đào tạo giáo viên. “Chúng ta đang đào tạo những người ra chỉ để dạy sách giáo khoa và truyền thụ kiến thức, mục tiêu cần thay đổi là đào tạo những người thầy truyền cảm hứng. Hiện, chúng tôi tiếp nhận những sinh viên không đào tạo lại thì không dạy được. Các em chỉ biết dạy theo sách giáo khoa, không phản ứng được", ông Hòa nói.
Thanh Hùng
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói giáo viên phải kiên nhẫn, yêu nghề, mến trẻ; không thể đổ lỗi cho áp lực nghề nghiệp tạo ra các hành vi lệch chuẩn.
" alt=""/>Tôi lo khi học bạ học sinh giỏi đều có câu khen là biết “vâng lời”