Con trai được cho ăn học tử tế và có công ăn việc làm ổn định. Điều mong mỏi nhất của chúng tôi là con lập gia đình để có cháu bế bồng cho vui cửa vui nhà. Dù đã tích cực làm mai mối nhiều cô gái con nhà tử tế, có học thức, gia đình môn đăng hộ đối nhưng con trai không chịu gật đầu ai cả. Điều này xuất phát từ câu chuyện xảy ra cách đây 5 năm.Ngày đó, tôi bị trượt chân ngã phải nằm một chỗ. Trước đây, mọi việc trong nhà đều do tôi lo lắng quán xuyến nên giờ không có ai làm thay. Nhà neo người nên vợ chồng tôi tính thuê ô-sin để làm việc nhà.
Chồng tôi định về quê kiếm người nhưng sợ cuộc sống gia đình bị xáo trộn khi có người lạ ở cùng nên thống nhất thuê giúp việc theo giờ. Qua trung tâm giới thiệu việc làm, nhà tôi tìm được một cô gái làm việc từ chiều đến 7 giờ tối với mức lương phù hợp.
Công việc chính của cô giúp việc là dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ và nấu bữa tối. Cô giúp việc nhà tôi lúc đó hơn con trai tôi hai tuổi, nấu ăn ngon, tuy chăm chỉ nhưng có dị tật ở chân. Hoàn cảnh gia đình khó khăn mới bỏ quê lên thành phố làm giúp việc nuôi thân.
Do nằm một chỗ ở trong phòng nên tôi cũng yên tâm phần nào khi thuê người như thế. Chuyện ông chủ tằng tịu với ô-sin không phải là hiếm nhất là trong hoàn cảnh vợ ốm đau. Tôi chỉ mải để ý đến chồng mà quên mất thằng con trai chưa vợ. Cứ đến giờ cô giúp việc đến làm là tôi giữ rịt chồng ở trong phòng bắt xoa chân bóp tay để hết cơ hội léng phéng.
Từ ngày mẹ ốm, con trai tôi đi làm về sớm hơn chứ không la cà nhậu nhẹt như trước nữa. Nó về thì tưới cây, phụ giúp việc nấu nướng ở dưới bếp. Thỉnh thoảng, con trai tôi tình nguyện đưa cô giúp việc về chỗ trọ những hôm trời mưa gió. Vợ chồng tôi nghĩ chuyện đó cũng bình thường chứ không có gì nghiêm trọng.
Nhưng rồi, mọi chuyện trở nên ngoài tầm kiểm soát khi chồng tôi bắt gặp con trai hôn cô giúp việc ở dưới bếp. Khi tôi gặng hỏi, con trai thừa nhận mình đã phải lòng cô giúp việc.
Nó đưa ra một loạt lý do nào là cô ấy là người sống nề nếp, có nghị lực nhưng do gia đình khó khăn mới phải bỏ học. Nó bảo mình yêu cô ta và muốn lấy làm vợ. Tôi gần như nổi điên mắng mỏ con trai: “Cho mày ăn học tử tế để rồi yêu một đứa giúp việc tật nguyền, không học hành, mày có còn suy nghĩ nữa không đó”. Sau đó, tôi đuổi việc cô ta và nói những lời xúc phạm nặng nề.
Vài tháng sau, con trai tôi thông báo cô giúp việc đang mang thai con của nó, xin tôi nghĩ lại mà chấp nhận việc cưới xin. Nhưng tôi kiên quyết không chịu bởi rõ ràng cô ta gài bẫy con trai tôi để mưu mô lợi dụng. Tôi đến gặp và đưa cô ta một số tiền yêu cầu bỏ đứa bé mặc cho cô ta khóc như mưa.
Bẵng đi một thời gian sau, con trai tôi không nhắc đến chuyện cô giúp việc nữa, tôi tưởng mọi chuyện đã qua. Nhưng từ đó, con trai ít ở nhà, thường xuyên đi công tác cứ hai ba tuần một lần và vẫn từ chối chuyện lấy vợ.
Vợ chồng tôi đã già và quá mệt mỏi với đứa con trai cứng đầu không chịu lập gia đình. Chồng tôi lâm bệnh nặng, trong lúc thập tử nhất sinh, anh mới bảo: “Em cấm cản nó nên giờ nó trơ ra, thôi thì giờ nó muốn lấy ai thì lấy, em đừng can thiệp nữa”.
Tôi quá đau buồn, muốn chồng yên tâm ra đi nên hứa sẽ làm theo lời anh. Thấy tình hình ba như vậy, con trai mới thú nhận mình đã có vợ con rồi, chỉ chờ ngày ba mẹ cho phép ra mắt. Tôi cứ nghĩ nó đùa, ai dè sau đó nó đưa vợ con về thật.
Vợ nó không ai khác chính là cô giúp việc năm xưa, dắt một thằng bé trai lên 4 tuổi giống cha như đúc. Lúc này, tôi chẳng biết nên khóc hay nên cười. Thì ra, sau khi bị tôi đuổi, con trai đã lặng lẽ thu xếp cho cô giúp việc chỗ sinh nở và lui tới chăm sóc, chung sống như vợ chồng để chờ ngày ba mẹ chuyển ý.
Nhờ có con dâu và cháu trai về kịp thời mà chồng tôi như có thêm sức mạnh mà qua được cơn nguy hiểm. Đến bây giờ, tôi vẫn không thể hiểu được sự xuất hiện của cô giúp việc năm đó mà giờ là con dâu tôi là phúc hay hoạ với gia đình tôi nữa.

Mối tình vụng trộm của giám đốc với cô hàng xóm bốc lửa ở biệt thự
Cuộc hôn nhân tưởng như viên mãn của tôi cuối cùng sụp đổ trước mối tình vụng trộm của chồng với cô hàng xóm.
" alt=""/>Tâm sự của người mẹ khi con trai làm giúp việc có bầu

- Theo ông Hoàng Tú, Trưởng Ban 61/CP Sở Xây dựng Hà Nội: “Về chung cư cũ thì Hà Nội đang tiến hành khảo sát và đánh giá. Về trực quan thì có nhưng đánh giá và kiểm định cụ thể thì đang tiến hành từng bước. Với biệt thự từ thời Pháp thì chưa có điều kiện làm. Mặc dù mong muốn tất cả các nhà đều được kiểm định nhưng thực tiễn chưa thể đáp ứng được”.
 |
Hiện trường vụ sập biệt thự 105 - 107 Trần Hưng Đạo ngày 22/9. |
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, năm 2011, Sở Quy hoạch và kiến trúc đã phối hợp với Viện Quy hoạch kiến trúc (Đại học Xây dựng) thực hiện việc rà soát, chấm điểm, xếp loại danh mục 1.540 căn biệt thự thuộc mọi thành phần sở hữu trên địa bàn thành phố.
Từ kết quả chấm điểm, Hà Nội đưa 1.253 căn vào danh mục thuộc đối tượng quản lý, sử dụng theo Quy chế quản lý, sử dụng biệt thự cũ được xây dựng trước năm 1954 và được phân thành 3 nhóm.
Biệt thự số 107 Trần Hưng Đạo nằm trong nhóm 2 (56 điểm). Theo đó việc bảo trì căn nhà nếu có sự thay đổi về màu sắc, vật liệu phải có sự đồng ý của Sở Quy hoạch và kiến trúc. Với việc cải tạo biệt thự nhóm 2, chủ đầu tư phải đảm bảo giữ nguyên kiểu dáng kiến trúc và quy hoạch của nhà biệt thự cũ (mật độ xây dựng, số tầng, chiều cao).
Trao đổi về thông tin biệt thự bị sập xin sửa chữa nâng cấp nhưng không được ông Hoàng Tú, Trưởng Ban 61/CP Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, “bản thân Hà Nội đã ra quy chế quản lý biệt thự. Mọi công trình nếu nhà nguy hiểm có báo cáo thì đều được xem xét vì đã có trong quy định chứ không có chuyện xin được sửa mà không cho phép sửa chữa. Vì là bảo tồn nên không được tùy tiện phá nhưng nếu hư hỏng thì phải sửa thậm chí nếu nguy hiểm thì phá đi xây lại nhưng mức xây lại xây ở quy mô nào. Như công trình ở nhóm 1 thì phải xây lại nguyên như cũ, nhóm 2, nhóm 3 được xây ở mức nào đều có quy định rõ ràng chứ làm sao có chuyện không được phép”.
Còn về việc phía Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã nhiều lần có văn bản báo cáo UBND và các cơ quan chức năng của TP.Hà Nội cho phép di dời các hộ gia đình trong khuôn viên 107 và phá dỡ để xây dựng trụ sở làm việc của TCty, theo ông Tú việc xin phép xây dựng những công trình mới đối với tất cả các công trình chứ không cứ ở công trình 107 Trần Hưng Đạo thì bao giờ nguyên nhân đầu tiên người ta cũng nói là nhà cũ xuống cấp để xây dựng mới nhưng nếu là xuống cấp nghiêm trọng thì phải có sự kiểm định chứ công trình cũ nào cũng có sự xuống cấp. Nếu khẳng định là xuống cấp nghiêm trọng phải kèm theo những kiểm định thì sự việc sẽ khác”.
 |
Nhiều biệt thự Pháp cổ tại Hà Nội rơi vào cảnh xuống cấp nghiêm trọng. |
Về việc kiểm định chất lượng đối với các công trình cũ ở Hà Nội, ông Tú cho hay về chung cư cũ thì Hà Nội đang tiến hành khảo sát và đánh giá. Về trực quan thì có nhưng đánh giá và kiểm định cụ thể thì đang tiến hành từng bước. Với biệt thự từ thời Pháp thì chưa có điều kiện làm. Mặc dù mong muốn tất cả các nhà đều được kiểm định nhưng thực tiễn chưa thể đáp ứng được.
Biệt thự sập: Nếu đảm bảo an toàn cho dân tiếp tục ở
Liên quan đến khắc phục sự cố tai nạn tại nhà số 107 Trần Hưng Đạo, chiều ngày 24/9, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã chủ trì cuộc họp cùng với phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Quốc Hùng, toàn bộ lãnh đạo các sở, ban, ngành, ban tuyên giáo Thành ủy, sở Xây dựng, sở Quy hoạch kiến trúc, Công an TP, UBND quận Hoàn Kiếm, văn phòng UBND TP, công ty TNHH MTV quản lý và phát triển nhà Hà Nội.
Chủ tịch giao sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với UBND quận Hoàn Kiếm, đơn vị quản lý sử dụng tòa nhà (tổng công ty đường sắt VN) phải khẩn trương khảo sát, đánh giá về chất lượng công trình, ảnh hưởng của sự cố khu nhà chính đến các công trình nhà ở còn lại trong khu đất 107 Trần Hưng Đạo. Theo đó, nếu các công trình đảm bảo an toàn thì cho phép dân tiếp tục ở, sớm ổn định cuộc sống. Trường hợp không an toàn phải di dời và bố trí tạm cư.
Hà Nội cũng giao sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện tiếp tục rà soát toàn bộ các công trình biệt thự, nhà ở, nhà chung cư đã cũ, xuống cấp; đề xuất các giải pháp xử lý bảo đảm an toàn cho công trình và an toàn cho nhân dân.
Công an TP cũng phải chỉ đạo khẩn trương việc giám định, xác định nguyên nhân cụ thể gây ra tai nạn, sự cố và xử lý theo quy định.
Hồng Khanh
Những ngôi nhà khó tin trên ‘đất vàng’ thủ đô" alt=""/>Hà Nội phản pháo đường sắt vụ sập biệt thự