![]() |
Khoảng 2 tuần sau, một người phụ nữ xa lạ có tên Jean Lancaster đã xin nhận nuôi Jono. Khi ấy, bà Jean chỉ đơn giản nhìn thấy một bé trai đáng thương cần được chăm sóc và rồi bà yêu thương đứa trẻ ấy ngay từ lần gặp đầu tiên. Người phụ nữ mất đến 5 năm để hoàn thành thủ tục nhận nuôi Jono. |
![]() |
Mẹ nuôi Jean đã dành hết tình yêu thương của mình cho cậu bé tội nghiệp. "Mẹ tôi có thể hơi thấp người, nhưng bà có trái tim to lớn nhất trong số những người tôi từng được gặp", Jono tâm sự. |
![]() |
Dù lớn lên trong tình yêu thương vô điều kiện của mẹ, nhưng vì ngoại hình khác biệt, Jono luôn phải đối mặt với sự kì thị, chế giễu của những người xung quanh. Bạn bè ở trường thậm chí xa lánh Jono vì nghĩ bệnh của cậu bé có thể truyền nhiễm. "Tôi cảm thấy như thể mình là người duy nhất trên thế giới bị như vậy. Những người khác thật may mắn khi trúng xổ số hay trở thành cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp, bác sĩ, luật sư nhưng tại sao tôi lại gặp phải tình cảnh thế này", Jono nói. |
![]() |
Khi đã lớn hơn, Jono bắt đầu có dấu hiệu nổi loạn vì muốn nhận được sự chú ý từ mọi người. "Tôi rất cô đơn. Tôi muốn có bạn bè. Tôi từng mua rất nhiều kẹo để cho những đứa trẻ khác, mong họ sẽ thích tôi", Jono nhớ lại. |
![]() |
Bước ngoặt đến với Jono năm 19 tuổi khi anh xin làm trong một quán bar. Dù không tránh khỏi những ánh nhìn soi mói và sự cười chê nhưng chàng trai trẻ cũng nhận ra rằng vẫn có rất nhiều người thực sự quan tâm và đồng cảm với anh. Nhờ đó, Jono đã vượt qua được quãng thời gian khó khăn nhất trong cuộc đời mình, lấy được tấm bằng ngành khoa học thể thao và trở thành huấn luyện viên cá nhân ở một phòng tập gym. |
![]() |
Jono Lancaster bắt đầu chấp nhận diện mạo khác biệt của mình và bớt đi nỗi ngại ngùng mỗi khi đứng trước gương. Cuộc đời cũng mang đến cho anh một tình yêu đẹp với người bạn đời Laura Richardson. Tình cờ gặp nhau ở phòng tập gym, bỏ qua những lời dị nghị và cấm đoán, cặp đôi đã kết hôn và chung sống hạnh phúc nhiều năm nay. |
![]() |
"Tôi luôn sống tích cực. Mọi người chỉ nhìn vào vẻ bề ngoài và đánh giá thấp tôi, nhưng tôi sẽ chứng minh rằng họ đã sai. Tôi tự hào về con người mình và những gì tôi đã đạt được", anh chia sẻ. |
![]() |
Trái ngược với quá khứ đầy tự ti và đau đớn, Jono Lancaster giờ đây đã trở thành một diễn giả truyền cảm hứng, sẵn sàng lên tiếng ủng hộ những người đồng cảnh ngộ. Xuất hiện tại nhiều buổi diễn thuyết ở các trường học trên khắp thế giới, Jono hy vọng những chia sẻ của mình có thể mang lại hy vọng, ánh sáng và tình yêu cho những số phận kém may mắn, đồng thời nâng cao nhận thức của xã hội về Hội chứng Treacher Collins. Anh cũng thành lập quỹ từ thiện "Love Me Love My Face" để hỗ trợ, chia sẻ khó khăn với những bệnh nhân mắc Treacher Collins. |
![]() |
Khi được hỏi liệu có phẫu thuật thẩm mỹ để cải thiện diện mạo hay không, Jono đã lắc đầu. Anh cho rằng sự thay đổi ấy sẽ biến anh thành một con người khác. "Chúa đã sinh ra tôi thế này hẳn là có lý do nào đó". |
![]() |
"Thay vì cảm thấy có lỗi với bản thân, tôi tin tưởng vào chính mình. Thay vì ghét bỏ vẻ ngoài không hoàn hảo, tôi yêu thương nó. Thay vì trốn tránh, tôi chọn đối diện với thế giới cùng một nụ cười thật tươi. Tôi chọn tiếp tục sống! Không có gì đáng chê trách hơn là một thái độ tồi tệ. Tin vào bản thân bạn, sống lạc quan, yêu thương chính mình và thế giới sẽ trở thành một nơi tốt đẹp hơn", chàng trai chia sẻ. |
Theo Dân trí/ Inspire more, News24
Nhìn vào bức ảnh của cô gái trẻ, chàng trai thấy mê đắm. Trong hơn 1 năm, anh không tiếc tiền gửi cho người đẹp, không ngờ tất cả chỉ là cú lừa của người đàn bà 57 tuổi.
" alt=""/>Ngỡ ngàng cuộc sống hiện tại của chàng trai mắc bệnh lạ, bị bố mẹ bỏ rơiHình chỉ mang tính minh họa (Internet)
Thường ngày, chẳng mấy khi chị phản ứng lại câu chuyện kiểu này, vì đó là chuyện của nhà anh, chị hay nói vậy. Nhưng hôm nay, anh ngỡ ngàng trước sự phản ứng dữ dội của chị. Chị bảo rằng chẳng phải hai cậu em kia vô lo vô nghĩ đâu, mà lỗi là ở anh trai anh đó.
Xưa nay, anh trai anh vẫn đối xử với nhà vợ kiểu như khách, có giỗ có chạp đến ăn bữa cơm rồi về, chẳng tham gia công to việc lớn gì, nên dần dà mọi người cũng quen coi là thế. "Mà đã là khách thì ai dám làm phiền gửi trông nom cha mẹ mình!" – chị bảo.
Rồi làm như nhân tiện chị nói luôn, như đã kìm nén lâu lắm nay mới có dịp được xả. Qua lời của chị, anh biết được mẹ anh, tức là mẹ chồng chị đã từng tuyên bố với con dâu rằng bà dạy con trai không được yêu thương nhà vợ, chỉ giữ đúng mực là khách.
“Bố mẹ nó còn sờ sờ ra đấy thì cớ gì nó phải yêu thương bố mẹ vợ!” – câu nói đó chị ghim trong lòng từ cái ngày mới về làm dâu đến giờ. “Nhân nào quả ấy thôi, anh trai anh bị lũ em vợ bỏ qua, nghĩ sâu xa cũng là từ mẹ. Mà sao mẹ không nghĩ rằng nếu như nhà vợ cũng dạy con gái rằng, đừng yêu bố mẹ chồng nhỉ” – chị cao giọng.
Không biết vì ghét cái giọng cao của chị, hay bỗng dưng bị lôi ra nói cả nhà, anh bỏ bữa sáng đùng đùng đứng dậy: “Anh chỉ kể chuyện cho biết vậy thôi, chuyện tầm phào mà sao em nặng nề thế ”.
Thấy chồng bỏ bữa, chị thoắt tỉnh khỏi cơn say nói, bừng tỉnh ân hận vì đã nặng lời. Nhưng rồi chị lại bụng bảo dạ trấn an rằng, mình có nói sai đâu cơ chứ. Suy nghĩ thêm một lúc nữa, chị à lên một tiếng: “Thôi, tôi hiểu rồi, đúng là lão chồng thâm nho. Lão mượn câu chuyện của ông anh để trách khéo nhà bên mình đây mà”.
Chả là nhà bên chị, có ông anh rể ốm, nhà neo người, nên chỉ có mấy cặp vợ chồng qua lại giúp nhau. Tuy là đồng hao nhưng chồng chị tận tình lắm. “Nhưng chắc là lão ức vì mình không có lời đây mà”.
Nghĩ vậy, nhưng chị cũng chẳng nói lại với chồng. Vì đã ăn ở với nhau đến từng này năm, sống trên đời đến từng này tuổi, chả nhẽ cứ mãi đuổi theo, xoa dịu từng cơn nắng mưa bất chợt?
Tối đó, sau bữa tối chồng chị lại sửa soạn vào bệnh viện ngủ trông ông anh đồng hao, thay cho chị gái của chị về nhà nghỉ ngơi. Chồng đi rồi, chị bốc máy gọi điện cho bà chị cùng là chị em bạn dâu, để nói rằng những người chồng của họ cơ bản là tốt, duy chỉ có điều hơi nặng cái tôi vị kỷ tí thôi. Mà ở đời có mấy ai hoàn hảo?
(Theo PLVN)" alt=""/>Sóng ngầm trong nhà vì 'dâu con, rể khách'