
TIN BÀI KHÁC:
Bác sĩ nhổ nhầm răng hàm…
Chồng mua dâm với giá 500 nghìn…
Xác định anh em với “người lạ” … bằng ADN
Đổi màu xe đi chơi tết…
Dân phố cổ mà không có giấy khai sinh?
Lãi suất 25%: Thật đáng ngại
Cắn rứt vì vượt rào đúng lễ sinh nhật
Thuê phòng gần trung tâm
Nhiều thành phố tại Thổ Nhĩ Kỳ có diện tích lớn, trải dài trên địa hình đồi núi, các quận cách xa nhau. Vì thế, du khách định tham quan vui chơi ở khu nào nên thuê phòng tại khu đó. Nếu ở quá xa, khách tốn thời gian và chi phí di chuyển đến các điểm.
Giá thuê phòng tại trung tâm có thể cao hơn một chút so với thuê xa, nhưng vẫn thấp hơn so với chi phí phải bỏ ra nếu phải đi lại quá nhiều. Mặt khác, ở trung tâm du khách sẽ dễ tiếp cận các phương tiện giao thông công cộng, cũng dễ tìm hàng quán để thưởng thức ẩm thực địa phương. Một phòng ở bình thường cho hai người có giá từ 600.000 đồng đến 1,5 triệu đồng một đêm, tùy khu vực. Bạn có thể dễ dàng tìm được nhiều lựa chọn trên các nền tảng như Airbnb, Booking, Agoda.
Thuê phòng có đủ bếp và nội thất
Suốt 9 năm, mặc dù tiếng mẹ đẻ dần mai một nhưng trong lòng cô chưa bao giờ nguôi nỗi nhớ quê hương. Cô luôn khát khao được về nhà.
9 năm lưu lạc xứ người
Bố mẹ Dân sinh được ba người con. Cô là con thứ hai. Ngôi nhà của gia đình Dân nằm ở bản Sơn Thành - một bản làng xa xôi, heo hút.
Bà Xeo Thị Oanh - mẹ Dân quanh năm cắm mặt vào nương rẫy. Bố Dân nghiện ma túy nặng, trong nhà có bất cứ thứ gì bán được, ông đều tìm cách mang đi.
![]() |
Cô gái Kha Thị Kim Dân và mẹ. Ảnh: Sĩ Ỏn |
Dân nhiều lần chứng kiến cảnh mẹ còng lưng trên nương, khóe mắt ướt sau đêm thức trắng. Cô thương mẹ, sau giờ học, lên rẫy hái rau mang ra chợ bán.
Mười hai tuổi, Dân gầy gò, đen đúa cõng rau đi bán. Trên đường đi, cô gặp người họ hàng. Người này rủ Dân sang Lào làm, hứa sẽ tìm cho cô công việc, kiếm tiền gửi về giúp mẹ.
Cô bé ngây thơ, chưa va vấp sự đời nhanh chóng bị thuyết phục. Sau chuyến xe đường dài, Dân giật mình biết mình bị lừa. Nơi cô đến không phải Lào mà là Hà Nam (Trung Quốc).
Gia đình nghèo mua cô về làm vợ cậu con trai cả. Họ nhìn thấy Dân bé xíu, đôi mắt ầng ậc nước, bỗng động lòng trắc ẩn. Vợ chồng đó nhận Dân làm con nuôi và từ bỏ ý định ban đầu.
Bố mẹ nuôi thương Dân như con gái ruột. Họ lấy giấy bút về dạy cô tiếng Trung.
Tháng ngày còn nhớ tiếng Việt, Dân nắn nót viết tên bố mẹ, chị gái và em trai cùng địa chỉ gia đình vào quyển vở. Đó là cách cô ghi nhớ lại gốc tích của mình.
Nơi xứ người, Dân theo bố mẹ nuôi trồng trọt, chăn nuôi. Hai năm đầu, gần như cô không giao tiếp, không trò chuyện cùng ai.
Một phần vì không hiểu tiếng bản địa, một phần vì cô sợ. Đêm nào cô gái nhỏ cũng khóc, thầm gọi tên mẹ, lo mình bị bán thêm một lần nữa.
Trong lòng Dân chứa đầy sự hoảng loạn. Cô luôn khắc khoải mong mẹ tìm được đến đây, đưa cô về.
Ngày này qua tháng khác, cô gái Việt Nam dần chấp nhận rằng, có thể cả cuộc đời này, cô không còn gặp lại mẹ nữa.
Bố mẹ nuôi thương cảm, giúp đỡ Dân hòa nhập với cuộc sống mới. Cô cũng tự học cách sinh tồn, thích nghi…
Ở Việt Nam, bà Oanh mỏi mắt ngóng tin con. Một tháng sau khi bán Dân, người họ hàng kia về nước. Bà ta báo cho mẹ Dân biết, cô đã sang Lào rửa bát thuê. Cuối năm sẽ mang tiền về.
Bà Oanh nào cần tiền của con gái, bà chỉ mong con bình an là đủ. Hai Tết trôi qua, ngày đoàn tụ càng xa vời.
Người mẹ nghèo sang nhà họ hàng hỏi tin con nhưng bà ta đã bỏ đi biệt tích. Một thời gian sau, thông tin người họ hàng bị bắt vì buôn bán người trái phép, bà mới hay con gái mình đã bị bán.
Bà định đi tìm con. Mọi người lên tiếng can ngăn, bởi biển người mênh mông bà biết đến đâu tìm. Trong khi đó, ở nhà, bà vẫn còn hai đứa con phải lo.
Nếu không cẩn thận, có thể chúng lại là nạn nhân tiếp theo của bọn buôn người. Bà nén đau, đành từ bỏ ý định. Năm 2017, vợ chồng bà Oanh ly hôn. Năm 2019, bà đi bước nữa.
Đường về nhà
Năm tháng lưu lạc xứ người, Dân không có giấy tờ tùy thân nên bố mẹ nuôi không cho cô đi đâu xa, sợ người ta bắt được lại sinh phiền phức.
Mãi 4 năm sau ngày bị lừa bán, cô mới được ra ngoài xa hơn. Dân đi bán quần áo thuê, kiếm tiền gửi về cho bố mẹ nuôi nhưng họ trả lại, dặn cô để dành phòng thân.
Lúc này, Dân gần như quên hết tiếng Việt. Tại đây, cô có nhiều người bạn mới. Cô từng kể cho họ câu chuyện của mình. Bạn bè khuyên Dân nên báo cho công an nhưng cô không dám.
![]() |
Các ban, ngành và đoàn thể đến động viên Dân. |
Tháng 5/2019, cô quen một chàng trai Việt Nam tên Phương (22 tuổi) đang làm việc và sinh sống ở Trung Quốc qua mạng xã hội wechat. Cô nhờ người này đăng thông tin tìm giúp mình gia đình ở Việt Nam.
Chàng trai tốt bụng đăng thông tin lên Facebook. Thông tin được anh Cụt Sĩ Ỏn - Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Tà Cạ (Kỳ Sơn, Nghệ An) xem được. Anh Ỏn liên lạc với Phương và cho biết, Dân là cháu họ của mình.
![]() |
Dân trò chuyện với mọi người bằng vốn tiếng Việt ít ỏi. |
“Để Phương tin tưởng, tôi phải gửi ảnh mình đang đứng trong UBND xã Tà Cạ để cậu ấy cho Kim Dân xem. Khi Kim Dân xác nhận đúng là họ hàng, Phương mới kết nối cho hai bên gặp nhau”, anh Ỏn nhớ lại.
Anh Ỏn và gia đình báo tin lên cơ quan chức năng. Công an tỉnh Nghệ An vào cuộc xác minh và liên hệ với các tổ chức, giải cứu Dân về nước.
Giây phút đoàn tụ, bà Oanh chạy đến ôm con vào lòng. Gần 10 năm mòn mỏi đợi tin, có lúc bà nghĩ con đã chết. Bà không ngờ, có ngày mẹ con còn nhìn thấy nhau. Câu đầu tiên Dân nói là: “Con nhớ mẹ”.
Thời gian trong khu vực cách ly, sống cùng người Việt Nam, cô đã nhớ lại được một chút tiếng Việt.
Những ngày mới về Việt Nam, Dân cảm giác lạ lẫm với chính người thân. Bà Oanh cố làm cho con gái vui, cố cho con hiểu mình yêu con thế nào.
Thế nhưng, bà khóc hết nước mắt khi con gái bày tỏ nguyện vọng, muốn làm hộ chiếu để quay lại Trung Quốc sống. Chín năm qua, cô đã quen thuộc với bên đó. “Tôi không muốn con đi đâu nữa”, bà Oanh nghèn nghẹn nói.
Dân chia sẻ, cô có mối tình 2 năm với chàng trai Trung Quốc. Họ dự định sẽ kết hôn.
Mặc dù được mẹ và gia đình yêu thương nhưng cô lạc lõng khi ai cũng có cuộc sống riêng. “Tôi sống ở đâu, Việt Nam vẫn là quê hương, là nguồn gốc của tôi. Đó là lý do, tại sao 9 năm qua tôi luôn đau đáu tìm đường về. Giờ tôi có 2 gia đình", Dân thổ lộ.
Một ngày tháng Chín, Dân cùng mẹ và chị gái lên UBND xã Tà Cạ làm căn cước công dân, chuẩn bị giấy tờ làm hộ chiếu.
Ông La Pa Vin - Phó Chủ tịch UBND xã Tà Cạ (Kỳ Sơn, Nghệ An) thông tin: “Kim Dân là nạn nhân trở về sau 9 năm bị lừa bán sang Trung Quốc. Phòng LĐTB&XH cùng cơ quan ban ngành đã đến thăm hỏi, tặng quà và động viên Kim Dân. Cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn gia đình các thủ tục cần thiết, cấp quyền công dân cho cô.
Những năm qua, tệ nạn buôn bán người qua biên giới diễn ra phức tạp. Chính quyền địa phương liên tục có những biện pháp tuyên truyền, giáo dục đồng bào đề cao cảnh giác, giảm thiểu tình trạng này”.
Ngày nào cũng như ngày nào, ông lão đến bệnh viện để tìm vợ. Ông nói, vợ ông đang được điều trị ở đây. Khi biết sự thật, các nhân viên y tế đều cảm động.
" alt=""/>Cô gái bị bán sang Trung Quốc, tìm đường trở về sau 9 năm lưu lạcTháng 12 năm 1987, vợ của Tiêu Sung Dương là Kỳ Xuân Lan đang đến bệnh viện để khám bệnh thì phát hiện một bé gái bị bỏ rơi trong con hẻm nhỏ.
Cô bé được quấn trong chiếc áo khoác đặt trên mặt đất. Lúc này ngoài trời gió lạnh gào thét, tiếng khóc của bé gái đã lạc đi.
Thấy xung quanh không có ai, Kỳ Xuân Lan ôm đứa trẻ vào lòng rồi bế đứa bé về nhà.
Tiêu Sung Dương đi làm về, nhìn thấy vợ đang cho một bé gái uống sữa với vẻ mặt lo lắng, anh hỏi vợ về lý lịch của đứa bé. Xuân Lan nói rằng, cô nhặt được trong con hẻm nhỏ, có lẽ, cô bé đã bị cha mẹ bỏ rơi.
Tiêu Sung Dương và Kỳ Xuân Lan đã kết hôn nhiều năm nhưng họ chưa từng có con. Sau khi nhìn đứa trẻ, cả hai bàn bạc và quyết định nuôi dưỡng, coi đó như con đẻ của mình.
Đôi vợ chồng đặt tên cho em bé là Tinh Tinh và nuôi Tinh Tinh bằng tất cả tình yêu thương.
Thực tế, cuộc sống của hai vợ chồng lúc đó không giàu có. Trong nhà, Tiêu Sung Dương là lao động chính, làm việc ở một nhà máy kéo sợi bông. Còn Kỳ Xuân Lan vì khuyết tật bẩm sinh nên khả năng lao động kém.
Để có tiền nuôi Tinh Tinh, đôi vợ chồng đã phải làm việc và tiết kiệm đến mức tối đa.
May mắn thay, Tinh Tinh không mắc bất kỳ bệnh tật nào. Dưới sự chăm sóc của hai vợ chồng, Tinh Tinh lớn lên khỏe mạnh, tuổi thơ rất hạnh phúc. Cô luôn tin rằng cha mẹ nuôi chính là cha mẹ ruột của mình.
Tuy nhiên, khoảng thời gian vui vẻ chẳng kéo dài được bao lâu. Vào năm 2001, Kỳ Xuân Lan gặp phải một vấn đề sức khỏe rất nghiêm trọng. Bà nghĩ rằng có thể bản thân không còn nhiều thời gian nên đã gọi Tinh Tinh lúc đó 14 tuổi đến giường của mình và nói cho Tinh Tinh biết sự thật.
Tinh Tinh vô cùng sốc nhưng nhìn người phụ nữ phờ phạc trên giường bệnh, Tinh Tinh nắm chặt tay mẹ và nói rằng suốt cuộc đời này, với cô, Xuân Lan và Tiêu Sung Dương mãi mãi là cha mẹ ruột và cô sẽ mãi mãi là con gái của họ.
![]() |
Để có tiền lo cho con, ông Tiêu Sung Dương phải nỗ lực làm việc. |
Sau cái chết của Xuân Lan, Tiêu Sung Dương một mình gánh vác mọi trách nhiệm, vun vén kinh tế và nuôi dưỡng Tinh Tinh.
Tinh Tinh biết rõ hoàn cảnh của gia đình nên càng quyết tâm học hành chăm chỉ. Năm 2005, Tinh Tinh trúng tuyển vào Trường Đại học Nông nghiệp Hoa Trung.
Để giảm bớt gánh nặng cho gia đình, ngoài thời gian học hành, Tinh Tinh ra sức kiếm tiền thông qua các công việc bán thời gian.
Cô cũng sống rất tiết kiệm, không chỉ dùng tiền kiếm được để trang trải cuộc sống của mình mà còn gửi về cho bố, giúp bố đỡ vất vả.
Năm 2009, Tinh Tinh - người có điểm số xuất sắc tại Đại học Nông nghiệp Hoa Trung đã trúng tuyển chương trình thạc sĩ của trường.
Ba năm sau, cô được chuyển tiếp học tiến sĩ. Ở nhà, Tiêu Sung Dương lúc này sống bằng nghề đổi ga.
Quyết định bất ngờ
Khi hai cha con tưởng rằng cuộc sống sẽ đỡ kiệt quệ thì hai vị khách không mời đã tìm đến. Họ chính là cha mẹ ruột của Tinh Tinh. Mục đích của họ là đưa Tinh Tinh về chung sống.
Đôi vợ chồng nói với Tinh Tinh rằng, lý do họ bỏ rơi Tinh Tinh không phải vì họ không yêu cô, mà vì chính sách kế hoạch hóa gia đình lúc bấy giờ. Tinh Tinh là con gái thứ tư ...
Bây giờ, họ đã có cuộc sống khá giả nên muốn đưa Tinh Tinh về nhà để bù đắp cho con.
Đối mặt với ánh mắt cầu xin tha thứ của cha mẹ ruột, Tinh Tinh không chút nhân nhượng. Cô nói một cách rất chắc chắn rằng trong lòng cô chỉ có Tiêu Sung Dương và Kỳ Xuân Lan là bố mẹ. Còn lại, không có ai xứng đáng là cha mẹ của cô.
Trước thái độ kiên quyết của Tinh Tinh, bố mẹ ruột của cô phải ra về trong thất vọng.
![]() |
Từ chối cha mẹ đẻ giàu có, Tinh Tinh ở lại để chăm sóc cho người cha nuôi bị ung thư. |
Những điều Tinh Tinh làm đã khiến Tiêu Sung Dương - một ông già lương thiện phải rơi nước mắt. Ông tự hứa với lòng mình phải làm việc chăm chỉ hơn, sống tiết kiệm hơn để lo cho con gái một tương lai tươi sáng.
Sau khi hoàn thành bằng tiến sĩ, Tinh Tinh đã nhận được giấy báo nhập học từ Đại học Cacabilano ở Canada, Tiêu Sung Dương cũng đã tiết kiệm được một khoản tiền cho con nên Tinh Tinh quyết định thu dọn đồ đạc và chuẩn bị xuất ngoại.
Tuy nhiên, bất ngờ, Tiêu Sung Dương được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi. Trước tình cảnh đó, Tinh Tinh không hề do dự. Mặc cho cha thuyết phục, cô quyết định từ bỏ cơ hội đi du học, tìm một công việc ở Thượng Hải và định cư ở đó.
Sau đó, để tiện chăm sóc cho cha, cô đã đưa cha đến Thượng Hải. Bây giờ, cô đã có một công việc ổn định. Hàng ngày, cô chăm sóc tận tình cho cha. Tinh Tinh nói, Sung Dương chính là cha ruột của cô. Ông đã nuôi nấng cô hết mình thì đây là lúc cô bù đắp cho công dưỡng dục của ông.
Khi tìm hiểu thông tin để làm thủ tục kết hôn, cả hai mới giật mình nhận ra bên kia chính là người chồng/người vợ mà họ đã cưới cách đây 60 năm.
" alt=""/>Nữ tiến sĩ trẻ bỏ giàu sang, trả ơn cho cha nuôi bị ung thư