
Chưa thực sự nổi bật
Máy quay bỏ túi chính hãng bắt đầu xuất hiện tại thị trường Việt Nam vào năm 2009. Hãng đầu tiên giới thiệu là Creative với chiếc máy quay Vado HD. Đến năm 2010, Sony cũng chính thức giới thiệu máy quay bỏ túi Bloggie ra thị trường với mong muốn tạo nên một làn gió mới trong thời điểm mạng xã hội đang phát triển ở Việt Nam. Thế nhưng, cả 2 sản phẩm này sau khi được giới thiệu đều “mất dạng” và không còn được nhắc đến nhiều.
Ngay thời điểm đầu năm 2011, FPT và Cisco Systems cũng ra mắt máy quay bỏ túi nhãn hiệu Flip Video với hi vọng sẽ tạo được thành công như dòng sản phẩm này đã làm được ở thị trường Mỹ. Tuy nhiên, để làm được điều đó ở thị trường Việt Nam là điều rất khó.
Thực tế, ngoại trừ nhỏ gọn và có thể quay phim độ nét cao thì những chiếc máy quay bỏ túi này không còn gì nổi bật. Do phải gọn nhẹ nên ống kính máy quay được thiết kế đơn giản và nhỏ. Bên cạnh đó cảm biến có kích cỡ quá bé (thường là 1/4.5 inch) và khả năng thu sáng của dòng máy này là rất kém. Trong điều kiện ánh sáng yếu máy rất khó để thực hiện các cảnh quay của mình.
Một điều đáng nói nữa là bộ xử lý ảnh của các máy quay bỏ túi cũng rất hạn chế, điểm ảnh cũng ít hơn rất nhiều so với các máy quay thông thường. Chẳng hạn, các máy quay HD bỏ túi giới thiệu tại Việt Nam mới có độ phân giải khoảng 1.280 x 720 điểm ảnh. Trong khi đó các máy quay full HD cho độ phân giải 1.920 x 1.080 điểm ảnh, hình ảnh thu được sẽ chi tiết hơn. Ngoài ra, việc không hỗ trợ ở các chế độ quay khác nhau cũng là điểm yếu của các dòng máy này. Ở điều kiện ánh sáng tốt máy mới thể hiện được hết khả năng của mình, còn trong các điều kiện khác thì chất lượng video quay được là rất kém.
![]() |
Smartphone là một đối thủ cạnh tranh rất khó chịu với máy quay bỏ túi. |
Nhà mạng đã nghiêm túc thực hiện?
Theo văn bản số 55 Bộ TT&TT ban hành ngày 7/1/2011 về việc hướng dẫn áp dụng các biện pháp kỹ thuật để quản lý trò chơi trực tuyến tại đại lý Internet, trong đó yêu cầu trước 31/3/2011, các ISP phải chặn truy nhập game online từ các đại lý Internet và điểm truy nhập Internet công cộng do ISP đang quản lý từ 22 giờ hôm trước đến 8 giờ sáng hôm sau. Đến thời điểm hiện tại, đại diện các nhà mạng cho biết họ đã tiến hành triển khai một cách nghiêm túc.
Ông Nguyễn Văn Khoa, Phó Tổng giám đốc FPT Telecom cho biết, FPT đã hoàn thành việc chặn game online tới đại lý Internet từ 22 giờ đêm đến 8 giờ sáng vào ngày 30/03/2011. Ông Trần Ngọc Thiều, Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật Viettel TP.HCM cũng khẳng định, đến thời điểm hiện tại - nhà mạng này đã thực hiện nghiêm túc các quy định đưa ra trong việc chặn game online tới đại lý. Đại diện VNPT và SCTV cũng khẳng định họ đã nghiêm túc thực hiện quy định về quản lý game online...
Mặc dù các nhà mạng đều cho biết đã thực hiện việc chặn game online tới các đại lý Internet do mình phụ trách, nhưng theo ông Nguyễn Văn Khoa, Phó Tổng giám đốc FPT Telecom, biện pháp này thực tế chỉ chặn được phần ngọn, bên cạnh đó nó còn gây khó khăn cho các nhà mạng trong việc tiêu tốn tài nguyên và công sức. Việc chặn game hiện nay các nhà mạng đang áp dụng là dùng tường lửa, mà tường lửa này là của cả hệ thống mạng, không chỉ mỗi game… Nếu áp dụng cách làm như văn bản của Bộ đưa ra, nếu nhà phát hành mở game mới, hay thay đổi IP, mọi thứ lại trở lại bình thường và các ISP lại phải vất vả chặn lại từ đầu.
Chính vì thế, theo ông Khoa, phương pháp tốt nhất có thể chặn từ gốc là các ISP tiến hành cung cấp danh sách IP các đại lý Internet của mình cho nhà phát hành game, để họ thực hiện việc chặn game online do mình cung cấp đến các đại lý. Điều này sẽ hiệu quả hơn và như thế là triệt để từ gốc.
Khó khăn của FPT Telecom trong việc thực hiện việc chặn game online tới đại lý cũng chính là khó khăn chung của các nhà mạng. Được biết, hiện nay một số nhà mạng đã có văn bản gửi Bộ TT&TT đề xuất việc chặn này nên bắt nguồn từ các nhà phát hành game nhằm thực hiện hiệu quả hơn.
Đại lý vẫn hoạt động thâu đêm
" alt=""/>Sau hạn 31/3: game thủ vẫn vô tư chơi thâu đêmTrong khi đó, giá iPad năm 2011 có thể sẽ rẻ hơn, ngay cả khi Apple cập nhật các tính năng cho iPad 2 để cạnh tranh với “giới Android”.
Bức tranh thị trường đang hiển hiện những nghịch lý. Các nhà sản xuất cố gắng cạnh tranh với Apple đang gặp bất lợi lớn. “Một trong những khó khăn mà các hãng sản xuất điện thoại và máy tính bảng Android gặp phải là nhờ sự tích hợp chặt chẽ giữa phần mềm và phần cứng, Apple có thể đưa ra mức giá tốt hơn. Nếu cùng mức giá, phần cứng của Apple lại tốt hơn”, Chetan Sharma, một nhà phân tích không dây nói.
Hơn nữa, với hệ sinh thái, danh tiếng và nhãn hiệu của Apple, các công ty khác lại càng bất lợi khi họ đòi khách hàng phải trả giá cao hơn. Các nhà phân tích cho rằng, với các sản phẩm di động, sẽ là thông minh khi những đối thủ này đưa ra “khoảng cách giá an toàn” thấp hơn 20-30% so với sản phẩm của Apple. Bởi thế, dù sản xuất máy tính bảng Android tốn kém hơn, dòng máy Android cũng không thể có mức giá cao như vậy.
Apple sẽ tiếp tục kiểm soát chi phí. Được biết, trong một số trường hợp, Apple còn thanh toán trước hàng tỷ USD giá trị linh kiện - ở một mức giá cố định - nhằm đảm bảo nguồn cung cho nhiều năm tới. Một công ty giàu có như Apple lại có một bước khởi động dẫn trước như vậy, có thể tham gia cuộc chơi giá cả đến tận khi có ít nhất một số đối thủ thực sự trắng tay.
" alt=""/>Máy tính bảng Android quá đắt