Gần bốn mươi năm sau. Hà Nội thay đổi cả, những người đi tìm hình bóng chậm rãi của một Hà Nội cũ chắc chỉ biết nhìn vào ảnh tư liệu hay tranh của bác Bùi Xuân Phái để mường tượng. |
Phố của Phạm Bỉnh Chương
|
Tôi sinh ra ở Hà Nội. Cụ nội tôi tên là cụ Lai, nhà ở góc phố Lương Ngọc Quyến ( phố Galet ) và Tạ Hiện (phố Géraud). Nhà cụ rộng nên cụ treo biển "Trương nhà" (biển cho thuê nhà) trên tầng hai. Khách thuê thường là các thầy ký hay thầy đội, họ ở trọ trả tiền theo tháng. Con phố Tạ Hiện nhỏ và ngắn tập trung đa số dân Hoa kiều sang làm ăn sinh sống với những món ăn như bánh bao, thịt quay, chè vừng, chè khoai. Cụ Lai làm ở sở Lục Lộ (sở Giao thông công chính) không biết có phải vậy mà người ta hay gọi là cụ Lai "sắt".
Trong nhà nuôi một anh phu xe để chở cụ đi làm, đến sở và đi công chuyện, ngoài ra còn có u Tấn, người chăm sóc bác cả, bố tôi, chú tôi và cô út. Sau giờ làm cụ tôi có thói quen đi vòng quanh bát phố, tối muộn cụ mới về, cơm nước xong hay hút một bát thuốc cho sảng khoái, đám khói đặc quện bay lên trần nhà đóng lại một ngày gắn liền với những công việc giao thông của cụ. Kháng chiến nổ ra, tất cả tủ chè, sập gụ trong nhà cụ đều mang ra làm chiến luỹ dọc chợ Đồng Xuân, vàng bạc trong nhà thì góp cho Chính phủ trong tuần lễ vàng. Ông nội tôi theo kháng chiến còn bác cả, bố và chú tôi theo cụ bà về phố Sơn Tây cạnh bến xe Kim Mã trong khi các ông các bà họ hàng thì rải rác ở các phố Thuốc Bắc và Hàng Mã.
Thời bé tôi thường nhảy tàu điện từ đầu Ô Chợ Dừa, nơi tôi ở, dọc theo phố Hàng Bột (Tôn Đức Thắng), xuống tàu ở Văn Miếu, đi bộ qua bệnh viện St. Paul để lên nhà bác cả ở phố Sơn Tây chơi với các anh con bác. Hà Nội thời xưa rất nhỏ, ranh giới cuối cùng là đường tàu hoả phố Khâm Thiên, phía bên phố Khâm Thiên đã là vùng ngoại ô, sau này thì mở rộng xuống đến Gò Đống Đa. Đường tàu điện chạy từ chợ Đồng Xuân qua Bờ Hồ, dọc phố Nguyễn Thái Học xuống phố Hàng Bột, qua Ô Chợ Dừa xuống đến Gò Đống Đa là bến cuối, sau này thì nối dài xuống Hà Đông, một nhánh khác chạy từ Bờ Hồ dọc phố Huế xuống Bạch Mai, bến cuối là chợ Mơ, nhánh còn lại tách ra từ phố Quốc Tử Giám rẽ sang Nguyễn Thái Học, qua đoạn sân vận động Hàng Đẫy, bến xe Kim Mã, phố Kim Mã và bến cuối là Cầu Giấy.
Vào một ngày đầu hè may mắn nào đó, một đứa chuyên nhảy tàu điện lậu vé như tôi được gã soát vé, chắc vừa trúng quả đậm, cho phép vào toa cuối ngồi lên băng ghế gỗ mát lạnh lướt qua những con phố. Bỏ qua bến hay xuống là Văn Miếu, chuyến tàu lôi tôi lên tuốt Nguyễn Thái Học, hồi đó muốn đi lên Bờ Hồ thì phải hỏi gã soát vé trước vì nếu nhầm tàu lên Cầu Giấy thì công toi, nhưng chuyến này là chuyến miễn phí, tôi cũng chẳng quan tâm là nó hướng tới đâu, cứ đi đã. Vụt qua con tàu là những cửa hàng bách hoá, hiệu sách, hiệu đàn ghi-ta, măng đô lin, hiệu đồng hồ dọc các phố Cửa Nam, Hàng Bông, Hàng Gai tới tận Bờ Hồ. Cuộc sống người Hà Nội vẫn thế, bình bình, chậm rãi nơi từng góc phố. Lọt qua ô cửa sổ gỗ của toa tàu điện, tiếng nhạc vàng, mà bây giờ gọi là bolero, từ chiếc dàn Akai của một nhà khá giả nào đó nhuộm buồn rượi một buổi chiều tháng tư nắng muộn.
Gần bốn mươi năm sau. Hà Nội thay đổi cả, những người đi tìm hình bóng chậm rãi của một Hà Nội cũ chắc chỉ biết nhìn vào ảnh tư liệu hay tranh của bác Bùi Xuân Phái để mường tượng. Hà Nội giờ nhanh lắm, hối hả lắm. Lại vào một ngày đầu hè tháng tư may mắn nào đó, tôi ghé Bờ Hồ để thấy một Hà Nội nay qua những hình bóng xưa, một triển lãm tranh thật đặc biệt nằm ở tầng hầm thứ 3 của một toà nhà hiện đại cạnh Bờ Hồ. Lấy Bùi Xuân Phái làm đường dẫn nhưng triển lãm không có tranh phố của Phái mà thật đặc biệt là các chữ ký ít được biết đến của ông. Tình yêu Hà Nội thì theo nhiều cách còn ký ức Hà Nội thì cũng theo nhiều lối.
 |
Phố của Đào Hải Phong
|
Tranh phố của Đào Hải Phong rực rỡ sắc màu, không người, vui đấy mà buồn đấy. Phố của Phạm Bình Chương thực đến từng viên gạch lát. Phố của Phạm Luận đầy nắng, vội có, thong thả cũng có. Phố của Hoàng Phượng Vỹ vui mà ấm áp. Phố của Lê Thiết Cương mờ dần chỉ còn hình khối, luyến tiếc vì những cái đã mất đi.
Và thế, chiều đầu hè vẫn trôi qua chậm lắm bên Bờ Hồ.
Hà Nội 4/2016.
Phạm Vũ Tùng
(Bài đăng lại từ facebook của Phạm Vũ Tùng với sự đồng ý của tác giả)
" alt=""/>Ký ức về Hà Nội xưa
Năm 2006, ‘Những nàng công chúa nổi tiếng’ được phát hành đã nhanh chóng tạo nên một cơn sốt toàn châu Á, trong đó có Việt Nam. Mặc dù đã qua 13 năm nhưng bộ phim vẫn để lại nhiều dư âm tốt đẹp trong lòng khán giả.Ít ai biết bốn nàng công chúa – bốn diễn viên chính của bộ phim đã có những ngã rẽ rất khác nhau trong cả cuộc sống và sự nghiệp.
 |
Bốn diễn viên chính của bộ phim. |
Kim Hye Seon – Tán gia bại sản vì trả nợ cho chồng
Kim Hye Seon là một trong những nữ diễn viên gạo cội của làng giải trí xứ Kim Chi với hơn 20 năm hoạt động nghệ thuật. Dù có một sự nghiệp thành công nhưng Kim Hye Seon lại không may mắn trong hôn nhân.
 |
Kim Hye Seon là một diễn viên kỳ cựu. |
Trong phim, Kim Hye Seon vào vai cô chị cả Deok Chil, sống bên chồng 10 năm nhưng không có tình yêu, Deok Chil ngoại tình với bạn thân của chồng rồi ly dị và mất quyền nuôi con. Sau đó, vì khao khát có một mái ấm gia đình, cô vội vã đi bước nữa để rồi tiếp tục gặp rắc rối, phiền muộn vì con riêng của chồng mới không thích mình.
Cũng giống như Deok Chi, Kim Hye Seon từng trải qua hai lần đổ vỡ trong hôn nhân. Cô kết hôn với người chồng đầu tiên vào năm 1994, khi đang là người mẫu và diễn viên truyền hình tiếng tăm tại Hàn Quốc. Kim Hye Seonn theo chồng ra nước ngoài sinh sống và theo học cao học.
3 năm sau, cô quyết tâm trở về Hàn Quốc để tiếp tục theo đuổi niềm đam mê nghệ thuật. Song cũng vì vậy mà năm 2003, cuộc hôn nhân này đã tan vỡ. Chưa đầy một năm sau đó, Kim Hye Seon tái hôn với người chồng thứ hai. Tuy nhiên, họ cũng chỉ sống bên nhau vỏn vẹn 2 năm và cuộc tranh chấp nuôi con diễn ra rất lâu.
Trải qua hai lần đò, Kim Hye Seon làm mẹ đơn thân nuôi hai con. Đến giữa năm 2016, cô quyết định kết hôn lần ba với một doanh nhân thành đạt, từng trải qua một đời vợ.
 |
Cô đã trải qua ba lần đò. |
Tuy nhiên, cuộc sống bình yên dường như không thuộc về Kim Hye Seon. Mới đây, cô chua xót tuyên bố phá sản vì phải gánh trên vai món nợ khổng lồ lên đến 2,3 tỷ won (khoảng 46 tỷ đồng) mà người chồng thứ hai để lại.
Lee Tae Ran – Vượt lên từ bê bối lộ clip nóng
Trong phim, Lee Tae Ran vào vai chị hai Seol Chil và vướng vào tình yêu với chàng hạ sĩ trẻ Yeon Ha Nam. Còn câu chuyện ở ngoài đời, ông bầu của nữ diễn viên từng tuyên bố về việc công khai đoạn video clip ghi lại cảnh phòng the giữa cô và ông ta. Nữ diễn viên sau đó đã xuất hiện trên truyền hình, đồng thời tổ chức họp báo trong nước mắt để thanh minh về mối quan hệ của mình.
 |
Lee Tae Ran bị chính ông bầu dọa tung clip nóng. |
Sau scandal ảnh nóng, hàng loạt hãng quảng cáo đã "quay lưng" với cô. Tuy nhiên, Lee Tae Ran đã vượt lên chính mình, lấy vai diễn Seol Chil là bàn đạp để trở lại màn ảnh nhỏ với nhiều tác phẩm ấn tượng, giúp cô hồi sinh tên tuổi.
 |
Lee Tae Ran trong buổi hôn lễ. |
Sau khi kết hôn với một doanh nhân giàu có vào năm 2014, Lee Tae Ran rất ít xuất hiện trên sóng truyền hình. Gần đây nhất người ta thấy cô trở lại là vai diễn mẹ Woo Joo trong phim truyền hình ‘Sky Castle’.
Choi Jung Won – Có tất cả những vẫn chưa thể trở thành sao hạng A
Trong "Những nàng công chúa nổi tiếng", Choi Jung Won vào vai chị ba Mi Chil tuy ngang ngạnh, đanh đá nhưng rất thương yêu những người chị em của mình.
 |
Choi Jung Won sở hữu vẻ đẹp thuần khiết. |
Sau "Những nàng công chúa nổi tiếng", nữ diễn viên không tham gia quá nhiều tác phẩm nhưng phần lớn phim của cô đều thu hút được lượng người xem cao. Tuy vậy, người đẹp vẫn chưa thể bật lên hàng sao hạng A. Cũng chính vì thế, tần suất xuất hiện trên truyền hình của cô ngày một ít. Tới nay, cô là người duy nhất trong 4 chị em chưa lập gia đình.
 |
Nữ diễn viên vẫn chưa có ý định kết hôn. |
Shin Ji Soo - Sự nghiệp ngắn ngủi nhất
Trong "Những nàng công chúa nổi tiếng", Shin Ji Soo vào vai cô út Jong Chil (hay còn gọi là Taeng Chil) vì lỡ mang bầu mà phải kết hôn sớm. Dù "Những nàng công chúa nổi tiếng" thành công vang dội nhưng do Shin Ji Soo sở hữu chiều cao khiêm tốn nên nữ diễn viên chỉ thường được giao cho các vai phụ mờ nhạt trong các bộ phim sau đó.
 |
Diễn xuất của Shin Ji Soo được khán giả đón nhận. |
Năm 2012, cô từng vướng vào tin đồn bị CEO của mình lạm dụng, xuất phát từ việc CEO của nữ diễn viên bị bắt vì tội xâm hại tình dục nhân viên trong công ty. Tuy nhiên, phía người đẹp đã lên tiếng phủ nhận mạnh mẽ.
 |
Thật không may sự nghiệp của cô không gặp suôn sẻ. |
Trong số 4 chị em nhà họ Na của "Những nàng công chúa nổi tiếng", Shin Ji Soo là người có sự nghiệp mờ nhạt nhất. Trên thực tế, nhiều khán giả đã lãng quên cô. Cách đây không lâu, Shin Ji Soo bỗng gây chú ý trở lại sau khi kết hôn với nhà sản xuất âm nhạc Lee Ha Yi tại khách sạn hạng sang ở quận Gangnam, Seoul. Đám cưới của cô gây chú ý vì thu hút được nhiều gương mặt quyền lực của Kbiz.
Thùy Liên

Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh và mẹ đăng ký hiến tạng
Đỗ Mỹ Linh: Hoa hậu Việt Nam 2016 và mẹ sẽ đăng ký hiến tạng vào ngày mai (17/6), theo dự án nhân ái "Cho đi là còn mãi".
" alt=""/>4 ngả đường khác nhau của 'Những nàng công chúa nổi tiếng'