2025-04-23 01:14:08 Nguồn:NEWS Tác Giả:Thể thao View:441lượt xem
TheảnhhoangtànsautrậnđộngđấtởNhậtBảlịch vleagueo Kyodo News, trong ngày 1/1/2024, trận động đất mạnh 7,6 độ richter đã xảy ra ở tỉnh Ishikawa, miền trung Nhật Bản.
Sau trận động đất, cảnh báo sóng thần đã được đưa ra ở bán đảo Noto, tỉnh Ishikawa, sóng thần được dự báo có thể cao tới 5m. Bên cạnh đó, cảnh báo sóng thần cũng được đưa ra với các tỉnh Niigata, Toyama, Yamagata, Fukui và Hyogo, dọc theo bờ biển Nhật Bản.
Video: Kyodo News
Cơ quan chức năng thành phố Wajima (bán đảo Noto) cho biết, những con sóng cao hơn 1,2m đã được ghi nhận tại khu vực cảng địa phương. Trận động đất cũng làm sụp đổ hàng loạt ngôi nhà ở địa phương, gây ra một vụ hỏa hoạn lớn. Đến hiện tại, đã có 6 nạn nhân bị vùi lấp trong các đống đổ nát.
Lực lượng cứu hộ địa phương đang khẩn trương tìm kiếm những nạn nhân bị mắc kẹt trong trận động đất. Khoảng 1.000 người dân ở Wajima cũng đã được sơ tán tới căn cứ của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Tính trên cả nước, đã có 51.000 người dân phải sơ tán vì động đất và cảnh báo sóng thần.
Video: Kyodo News
Thủ tướng Kishida Fumio cho biết, cơ quan chức năng đang đánh giá mức độ thiệt hại, và người dân cần chuẩn bị cho những nguy cơ có thể xảy ra. "Mọi người cần cảnh giác về nguy cơ xảy ra những trận động đất tiếp theo, những người ở khu vực cảnh báo cần sơ tán càng sớm càng tốt", ông Kishida nhấn mạnh.
Theo Cơ quan Quản lý Hạt nhân Nhật Bản, không có phản ứng bất thường nào được ghi nhận tại các nhà máy điện hạt nhân dọc theo bờ biển Nhật Bản. Nhà máy Shika ở Ishikawa - nằm gần tâm chấn, đã tạm dừng các lò phản ứng trước khi động đất xảy ra.
Keisuke Honda giúp Campuchia có chiến thắng đầu tiên ở AFF Cup kể từ 2002
Đây là chiến thắng đầu tiên của Campuchia trên sân chơi AFF Cup, sau chuỗi 10 trận thua liên tiếp.
Trước đó, chiến thắng gần nhất của Campuchia diễn ra trước Philippines, ở giải đấu năm 2002 (khi ấy còn mang tên Tiger Cup).
Chiến thắng trước Lào không thể giúp Campuchia có cơ hội tranh vé vào bán kết AFF Cup. Dẫu vậy, đây vẫn là cột mốc quan trọng của đội bóng này.
Những gì Campuchia thể hiện là hiệu ứng mà Keisuke Honda mang lại, trên cương vị HLV trưởng.
Kinh nghiệm từ những năm chơi bóng ở châu Âu của Honda, bên cạnh tinh thần làm việc của một người Nhật Bản, đã tạo nên hiệu ứng đặc biệt cho Campuchia.
Honda mang đến nhiều kinh nghiệm và bài học quý báu, những thứ mà trước đó các tuyển thủ Campuchia không được tiếp xúc.
Ban đầu, nhiều người hoài nghi tính thực tế khi Honda ký hợp đồng với Campuchia, vì anh vẫn đang còn là cầu thủ (khoác áo Melbourne, Australia).
Hiệu ứng mà Keisuke Honda mang lại cho Campuchia ở AFF Cup 2018 là rất lớn
Thực tế, với sự trợ giúp của trợ lý người Argentina (trong đó, có việc chỉ đạo từ xa), Felix Gonzalez, Honda giúp "Angkor Warriors" trải qua kỳ AFF Cup 2018 đầy thú vị.
Niềm cảm hứng Chan Vathanaka
Bên cạnh dấu ấn Honda mang lại, Campuchia còn thi đấu với niềm cảm hứng Chan Vathanaka.
Được mệnh danh "Messi Campuchia", Chan Vathanaka thi đấu rất nổi bật ở AFF Cup 2018.
Vathanaka đã ghi 2 bàn trong 3 trận đấu đã qua cho. Ở AFF Cup 2018, chỉ có 3 cầu thủ hiện ghi nhiều bàn hơn "CV11" là Adisak Kraisorn (7 bàn, Thái Lan), Norshahrul Talaha (3, Malaysia) và Safuwan Baharudin (3, Singapore).
Không chỉ ghi bàn, "Messi Campuchia" còn tạo ảnh hưởng lớn lên lối chơi, khi các pha tấn công của đội nhà gần như luôn đi qua chân anh.
Chan Vathanaka là thủ lĩnh trong lối chơi của Campuchia
Ở tuổi 24, "CV11" đã có 44 trận đấu cho ĐTQG và ghi được 16 bàn thắng. Đây là thành tích tốt nhất của một tuyển thủ Campuchia hiện tại.
Đáng chú ý, trong thành tích của Vathanaka, có 1 bàn được ghi vào lưới Việt Nam, trong trận đấu mà Campuchia thua 1-2 trên sân nhà ở vòng loại Asian Cup 2019 cách nay một năm.
Ngoài tuyển Việt Nam, Vathanaka từng ghi bàn vào lưới một số đội mạnh của khu vực như Myanmar, Malaysia, Indonesia và Singapore.
Đã bị loại, nhưng với tinh thần thoải mái và khát vọng thể hiện mình, Vathanaka hứa hẹn khiến hàng thủ Việt Nam có một trận đấu bận rộn ở Hàng Đẫy, ngày 24/11 tới.
Kim Ngọc
Văn Quyết có đáng nhận mưa "gạch đá"?
Thủ quân đội tuyển Việt Nam Nguyễn Văn Quyết nhận mưa chỉ trích sau màn trình diễn ở trận hoà 0-0 trên sân khách trước Myanmar.
" alt=""/>Việt Nam vs Campuchia: Campuchia, Messi và Honda ở AFF Cup 2018
Người đứng đầu Nhà Trắng biết rõ mình đang làm gì.
Tuy vậy, quan điểm của ông Trump là ông đang thực hiện những lời hứa đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử, rằng ông sẽ kích thích ngành sản xuất trong nước bằng cách khuyến khích người dân mua sản phẩm của Mỹ. Về ngắn hạn, chi phí có thể sẽ tăng, song khi việc sản xuất dần được đưa trở lại Mỹ, giá cả sẽ ổn định và lượng công ăn việc làm sẽ tăng lên.
Các nhà kinh tế tỏ ra nghi ngờ luận điểm này. Thay vì kích thích sản xuất, các mức thuế của ông Trump nhiều khả năng sẽ làm tăng chi phí cho các nhà sản xuất đến từ Mỹ, những người phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Các công ty nhỏ hơn sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất, và các tập đoàn lớn hơn nhiều khả năng sẽ thay thế việc nhập khẩu từ Trung Quốc sang các nước Nam Á hoặc Đông Nam Á.
Hầu hết các nhà quan sát đều đồng ý rằng, chiến tranh thương mại sẽ dẫn đến sự tụt giảm trong số lượng việc làm, đặc biệt tập trung ở các bang mà ông Trump sẽ phải phụ thuộc vào đáng kể trong cuộc đua tái tranh cử, như Iowa và Michigan. Tỉ lệ công ăn việc làm và đầu tư kinh doanh đã chững lại kể từ khi cuộc chiến thương mại bắt đầu. Nước Mỹ đang đứng bên bờ vực suy thoái, và sự kết hợp giữa chi phí tăng cao và niềm tin suy giảm từ cuộc thương chiến hoàn toàn có thể sẽ kéo nền kinh tế này xuống vực thẳm.
Ví von cuộc chiến thương mại như một hành động tự huỷ hoại là khá phù hợp với câu chuyện chung của chính quyền Nhà Trắng đương nhiệm. Mặc dù có một sự thống nhất lưỡng đảng rằng, Washington cần phải đương đầu với sức mạnh kinh tế của Trung Quốc, song hầu hết các chuyên gia tài chính nghĩ rằng ông Trump đã toan tính sai khi bắt đầu một cuộc chiến thương mại với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Với thái độ tự tin tuyệt đối vào bản thân, ông đang đẩy kinh tế Mỹ vào tình thế hiểm nghèo, và rất nhiều khả năng là cả cơ hội có được một nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Tuy nhiên, niềm tin vào các lợi ích của thương mại tự do và xu thế toàn cầu hoá đã khiến rất nhiều nhà kinh tế bỏ quên tính chất chính trị trong thương mại và sự kiểm soát. Ông Trump biết mình đang làm gì: ông đang đặt cược sự nghiệp chính trị của mình vào việc bảo vệ quyền lực tối cao của nước Mỹ.
Chiến thuật thương chiến của ông Trump xuất phát từ cái nhìn về lịch sử nước Mỹ.
Câu khẩu hiệu trong chiến dịch tranh cử của đương kim Tổng thống – “Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại” – được dựa trên khái niệm về sự suy tàn của đế chế Mỹ. Ông Trump muốn đánh thức niềm tin trong người dân Mỹ rằng Mỹ từng là một cường quốc ưu việt của thế giới, với quân đội, kinh tế và sức mạnh văn hoá không ai sánh bằng.
Tuy nhiên, ông Trump và những người ủng hộ “Nước Mỹ trên hết” tranh luận rằng các chính quyền tổng thống mang tư tưởng tự do sau đó đã làm suy yếu nền tảng của đế chế Mỹ. Họ đã giảm ngân sách quân sự, tạo ra đầy rẫy những lỗ hổng ở biên giới Mỹ, và bằng cách khuyến khích thương mại tự do, đã cho phép các đối thủ kinh tế mới xuất hiện. Theo cái nhìn của ông Trump về lịch sử, nước Mỹ đã trở nên yếu ớt, lười biếng và cần phải khôi phục hào quang từng có của mình.
Có vẻ như, cách nghĩ này của người đứng đầu Nhà Trắng về nước Mỹ là không đúng. Sức mạnh của Mỹ gần như vẫn không có đối thủ. Họ có ngân sách quốc phòng lớn nhất thế giới, lớn hơn cả 7 nước đứng sau cộng lại. GDP đầu người của họ là 60.000USD, so với 9.000USD của Trung Quốc. Tuy nhiên, đây là chiến thuật của ông Trump nhằm đánh vào tư tưởng của người Mỹ, khiến họ tưởng rằng sự thịnh vượng của họ đang đổ sụp – đi kèm với tình trạng đình trệ hậu khủng hoảng và một bức tranh lớn hơn về vị thế của nước Mỹ trên bản đồ thế giới.
Bằng cách tập trung câu chuyện vào sự đi lên của Trung Quốc, và rộng hơn là việc Mỹ không còn nắm vị trí độc tôn, không đối thủ mỗi khi phô diễn sức mạnh ở nước ngoài, đặc biệt là ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đã cho phép ông Trump đưa vấn đề nội bộ của nước Mỹ ra nước ngoài. Vấn đề với ông hay các nghị sĩ đảng Cộng hoà khác không phải là mức lương, hay y tế, hay bạo lực súng đạn – mà là việc nền kinh tế lớn nhất thế giới đã để cho vị trí bá chủ của mình bị thách thức, vị trí bá chủ cho phép họ chi phối mọi quyết định trong các vấn đề của thế giới.
Chiến thuật của ông Trump dường như khá “khó nuốt”, nhưng chắc chắn nó không điên rồ hay phi lý. Nếu người Mỹ muốn chống lại chiến thuật này, thì thay vì giễu cợt, họ sẽ phải sớm nhìn nhận nó một cách nghiêm túc nhất.
Anh Thư
" alt=""/>Giải mã lý do ông Trump sẵn sàng thương chiến 'tới bến'