

Văn phòng Chính phủ cho biết, cùng với việc yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi vi phạm gây cản trở hoạt động của xe buýt nhanh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng chỉ đạo UBND thành phố Hà Nội đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người tham gia giao thông chấp hành nghiêm quy định về làn đường đối với tuyến xe buýt nhanh.
Bên cạnh đó, theo yêu cầu của Thủ tướng, thành phố Hà Nội cũng cần rà soát, đánh giá hiệu quả của tuyến xe buýt nhanh để có lịch trình, giá vé phù hợp.
Nội dung trên là một trong những giải pháp nhằm giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội được nêu tại văn bản số 35/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ.
Để giải quyết ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố, Thủ tướng cũng yêu cầu trong thời gian tới thành phố Hà Nội phải hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách về quản lý đô thị Hà Nội, trong đó có nhiệm vụ hạn chế tăng dân số trong khu vực nội đô lịch sử; tập trung rà soát lại toàn bộ quy hoạch phát triển giao thông vận tải đô thị Hà Nội; rà soát lại toàn bộ các dự án xây dựng nhà cao tầng trong nội đô, phải chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, các nút giao thông xung quanh gần khu vực dự án trước khi đầu tư xây dựng công trình; thực hiện nghiêm Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội, các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.
" alt=""/>Thủ tướng yêu cầu Hà Nội xử lý nghiêm hành vi cản trở xe buýt nhanhTừ thực tiễn đó, đồng thời cụ thể hóa Chương trình số 22-CTr/TU ngày 15/8/2016 của Tỉnh ủy Bình Dương về “Phát triển đô thị theo hướng văn minh, giàu đẹp và nâng cao chất lượng sống của nhân dân”, UBND tỉnh đã phê duyệt “Đề án thành phố Thông minh - Bình Dương”; triển khai thành lập Ban Chỉ đạo, Hội đồng Cố vấn, Ban Điều hành, Văn phòng Thành phố thông minh Bình Dương và phối hợp tổ chức Hội thảo “Thành phố thông minh - Mô hình ba nhà”. Tổ chức các cuộc họp nghe sở, ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị báo cáo tình hình triển khai thực hiện Đề án TPTM Bình Dương trong năm 2017, nhiệm vụ năm 2018 và các năm tiếp theo. Lãnh đạo tỉnh tiếp các Đoàn công tác và các doanh nghiệp nước ngoài đến chia sẻ kinh nghiệm cũng như đề xuất các giải pháp hỗ trợ Bình Dương xây dựng TPTM. UBND tỉnh Bình Dương và Becamex IDC đã tiến hành ký kết thỏa thuận hợp tác với các đối tác lớn trong nước và trên thế giới có nhiều năng lực cũng như kinh nghiệm trong triển khai xây dựng TPTM như Tập đoàn Brainport, Philips Lighting (Hà Lan), Tập đoàn VNPT,...
Có thể khẳng định rằng, trong bối cảnh và cơ chế như hiện nay, việc xây dựng tỉnh Bình Dương trở thành đô thị thông minh là một tiến trình còn khá mới mẻ, chưa có tiền lệ với nhiều cơ hội và thách thức. Vì vậy, Bình Dương rất cần sự chia sẻ kinh nghiệm của các đối tác, đặc biệt là chính quyền và doanh nghiệp thành phố Endhohven (Hà Lan) cùng các quốc gia khác về phương hướng, tầm nhìn, giải pháp và nội dung thực hiện triển khai Đề án TPTM. Qua đó, góp phần tạo cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc hoạch định một chính sách phát triển thành công cho tỉnh Bình Dương trong tương lai.
" alt=""/>Bình Dương ôm khát vọng trở thành 1 trong 21 vùng thông minh nhất thế giới