![]() |
Lực lượng an ninh tại chốt chặn gần căn cứ Wright-Patterson. Ảnh: PolitiSite Means Politics/ Twitter |
“Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là bảo vệ người dân. Tất cả nhân viên quân sự, dân sự trong biên chế của chúng tôi đều được đào tạo để nhanh chóng đánh giá tình hình và có những hành động thích hợp”, một thông cáo khác được giới chức căn cứ Wright-Patterson đưa ra, sau khi người dân sinh sống gần đó bày tỏ sự lo ngại về vụ việc.
Một số video được đăng tải trên mạng xã hội Twitter cho thấy, loa phóng thanh liên tục phát đi thông báo về việc căn cứ Wright-Patterson bị phong tỏa, cũng như các cơ quan chức năng địa phương nhanh chóng có mặt ở hiện trường.
Video: Twitter
Video: PolitiSite Means Politics/ Twitter
Tuấn Trần
Một con gấu nâu đã bất ngờ gây náo loạn trên đường phố và đột nhập vào bên trong một căn cứ quân sự ở thành phố Sapporo, miền bắc Nhật Bản.
" alt=""/>Căn cứ không quân Mỹ phong tỏa vì có kẻ đột nhậpChương trình tuyển chọn được hơn 70 học viên xuất sắc từ các trường đại học lớn trên cả nước để cấp học bổng đào tạo. Đối tượng tham gia của khóa học này chủ yếu là sinh viên năm cuối các trường đại học khối kỹ thuật trên cả nước.
Theo đánh giá của các chuyên gia, sau khi tốt nghiệp, đã có gần 20 học viên được nhận làm việc tại các tập đoàn, doanh nghiệp lớn về thiết kế vi mạch như Marvell, Synopsys, FPT, Faraday, Samsung,... Nhiều học viên còn được nhận các chương trình học bổng để tiếp tục đào tạo tại nước ngoài sau đại học.
Theo thông tin từ Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, mô hình đào tạo kết hợp giữa 3 Nhà: Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp mỗi năm có thể đào tạo được khoảng 540 kỹ sư thiết kế vi mạch.
Nếu nhân rộng mô hình này tại 10 cơ sở đào tạo và địa phương, mỗi năm Việt Nam có thể đào tạo được hơn 5.000 kỹ sư thiết kế vi mạch có chất lượng. Đến năm 2030, Việt Nam sẽ đào tạo được ít nhất 25.000 kỹ sư thiết kế vi mạch. Cách làm này khiến mục tiêu đào tạo 15.000 kỹ sư thiết kế vi mạch trên tổng số 50.000 kỹ sư bán dẫn vào năm 2030 hoàn toàn khả thi.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, việc xây dựng các chương trình đào tạo thiết kế vi mạch là bước tiến quan trọng trên hành trình từng bước làm chủ công nghệ của người Việt Nam trong ngành công nghiệp bán dẫn.
“Đây là giải pháp quan trọng để phát huy khâu đột phá về giá trị con người Việt Nam trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030. Sự hợp tác giữa Chính phủ - Viện, Trường - Doanh nghiệp chính là đòn bẩy cho sự phát triển và đổi mới chưa từng có trong lĩnh vực công nghệ của Việt Nam”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định.
Chia sẻ về tiềm năng của nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình cho hay, các sinh viên tốt nghiệp ngành bán dẫn có nhiều cơ hội về đầu ra, việc làm.
Theo Chủ tịch FPT, hiện có nhiều người Việt ở Mỹ là những “anh hùng hào kiệt” trong ngành làm chip. Họ đã tập hợp với nhau để thảo luận, xây dựng các doanh nghiệp startup. Các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam sẽ biến ý tưởng của các startup đó thành hiện thực.
“Chúng tôi cần nhiều người chung tay làm chip. Tất cả những người ở đây hôm nay có một sứ mạng vô cùng lớn lao, là những người đầu tiên dấn thân vào ngành công nghiệp bán dẫn. Hy vọng chúng ta cùng nhau thực hiện sứ mạng đưa ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam phát triển”, ông Trương Gia Bình chia sẻ.
Tại buổi lễ, đại diện các doanh nghiệp, nhà trường tham gia đều đề xuất kiến nghị Chính phủ nên sớm phê duyệt đề án phát triển nguồn nhân lực bán dẫn để Việt Nam không bỏ lỡ thời cơ “nghìn năm có một” nhằm tham gia vào ngành công nghiệp đặc biệt quan trọng này.
Mai Thị Minh Huyền trở thành tân sinh viên Trường ĐH Ngoại thương. |
Dù tiếc nuối, thậm chí bật khóc ngay tại trường quay Đường lên đỉnh Olympia vì lỡ hẹn với trận chung kết năm nhưng Minh Huyền (Trường THPT Chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa) không buồn quá lâu khi trúng tuyển trường đại học mơ ước ngành Kinh tế đối ngoại.
Chia sẻ với VietNamNet, Huyền kể thời điểm ấy dù buồn nhưng em vẫn cố gắng vượt qua tất cả để có thể tập trung làm tốt bài thi đại học. Bởi buổi ghi hình cuộc thi quý 4 diễn ra trước ngày thi đại học chỉ vài ngày.
Dành nhiều thời gian cho cuộc thi nhưng Huyền vẫn dành được 25,73 điểm ở kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 với khối A1 (Toán 9,25; tiếng Anh 8,08 và Vật lý 8,4). Với số điểm này, Huyền đăng ký vào ngành Kinh tế đối ngoại trường ĐH Ngoại thương cơ sở TP HCM và chính thức trúng tuyển khi điểm chuẩn của ngành này là 25.
Tuy nhiên, quyết định Nam tiến của Huyền khiến nhiều người không khỏi bất ngờ. “Quyết định này của em quá nhanh khiến nhiều người thân và bạn bè cũng bị sốc. Bản thân em cũng bất ngờ trước quyết định của chính mình nhưng em nghĩ đó sẽ là một trải nghiệm môi trường. Bố mẹ ban đầu cũng ủng hộ, nhưng rồi nghĩ lại khuyên em thôi. Song quyết định cuối cùng vẫn là ở em”, Huyền bộc bạch.
![]() Nữ sinh “gây bão” Đường lên đỉnh Olympia bật khóc vì lỡ hẹn trận chung kết năm Minh Huyền đã phải dừng bước trước "đối thủ" đang là một nam sinh học lớp 11, và cũng là đồng hương của cô. " alt=""/>Nữ sinh “gây bão” Đường lên đỉnh Olympia trúng tuyển Trường ĐH Ngoại thương
|