Ban Kinh tế Trung ương vừa chủ trì tổ chức hội thảo - triển lãm quốc tế về phát triển công nghiệp thông minh - Smart Industry World 2017 với chủ đề “Định hình và phát triển nền sản xuất công nghiệp trong tương lai” tại Hà Nội. Bên cạnh triển lãm các sản phẩm, giải pháp của các doanh nghiệp đã triển khai công nghiệp thông minh, sự kiện còn có 3 phiên hội thảo chuyên đề: “Đổi mới các ngành sản xuất với các công nghệ đột phá: xu hướng và giải pháp”, “Thúc đẩy phát triển thương mại dịch vụ trong kỷ nguyên số” và “Chiến lược xây dựng đô thị thông minh”.
Trong phát biểu tại phiên hội thảo chuyên đề “Đổi mới các ngành sản xuất với các công nghệ đột phá: xu hướng và giải pháp” diễn ra chiều qua, 5/12/2017, ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, ngay tại các khu trưng bày triển lãm của các doanh nghiệp tham gia hội thảo - triển lãm Smart Industry World 2017, mọi người đêù có thể thấy được những ứng dụng thực tiễn của các công tiên tiến, hiện đại đến từ cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 như robotics, trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, in 3D, Internet vạn vật, điện toán đám mây, dữ liệu lớn… trong các lĩnh vực sản xuất.
Theo Thứ trưởng, hiện nay chúng ta đã có thể nhìn thấy hình ảnh những cánh tay robot khổng lồ trên những dây chuyền lắp ráp tự động điều khiển từ xa; hay hình ảnh con người tương tác, làm việc cùng robot đang dần trở nên phổ biến. Và thậm chí, mô hình của những nhà máy số cũng đã được thử nghiệm.
Trong lĩnh vực dịch vụ, có thể dễ dàng nghe thấy và chắc chắn không ít người đã có những trải nghiệm thực tế với những mô hình kinh doanh mới hết sức thú vị như Uber, Grab trong lĩnh vực giao thông; hay Alibaba, Amazon trong lĩnh vực thương mại điện tử… Còn rất nhiều mô hình hình thành công việc từ việc ứng dụng công nghệ của cuộc CMCN 4.0 vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đời sống kinh tế xã hội.
“Có thể nói rằng, các công nghệ này đang và sẽ tạo ra một nền sản xuất mới với khả năng linh hoạt cao trong việc đáp ứng những nhu cầu cá biệt của người dùng, tính hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực của xã hội giúp cho nền sản xuất trong tương lai có tính cạnh tranh và bền vững hơn”, Thứ trưởng nhận định.
Tại phiên hội thảo chuyên đề: “Đổi mới các ngành sản xuất với các công nghệ đột phá: xu hướng và giải pháp”, các diễn giả chia sẻ nhiều kinh nghiệm thành công của các hoạt động ứng dụng công nghệ của CMCN 4.0 để nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp lớn. Điều này, theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, đã tạo ra cho sản phẩm của các doanh nghiệp khả năng cạnh tranh và chỗ đứng trên thị trường, thúc đẩy sự lớn mạnh không ngừng trong suốt thời gian vừa qua và nhất là trong thời gian gần đây.
Tuy nhiên, Thứ trưởng cũng cho rằng, số lượng các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay có đủ tiềm lực và định hướng chiến lược trong việc đầu tư, ứng dụng những công nghệ mới hiện đại, đặc biệt những CMCN 4.0 vào trong quá trình sản xuất còn rất khiêm tốn. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, trên 95% các doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí là siêu nhỏ. Các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn về nguồn vốn, trình độ khoa học công nghệ và năng lực đổi mới còn rất thấp. Ngay cả nguồn nhân lực của các doanh nghiệp cũng thiếu cả về số lượng cũng như chất lượng.
Với những hạn chế kể trên, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những thách thức rất lớn trong cơn lốc đổi mới của cuộc CMCN 4.0 đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có sự nhìn nhận, đánh giá để có những bước đi phù hợp nhằm tận dụng những cơ hội mà cuộc CMCN 4.0 có thể mang lại. “Hiện nay chúng ta nói rất nhiều là trong CMCN 4.0, cơ hội lớn hơn thách thức. Tuy nhiên, ở góc độ cá nhân tôi cảm nhận là có rất nhiều thách thức với các doanh nghiệp và dường như thách thức nhiều hơn cơ hội”, Thứ trưởng chia sẻ.
" alt=""/>Doanh nghiệp Việt đang đứng trước thách thức lớn trong cơn lốc đổi mới của CMCN 4.0Theo tin từ Ngân hàng nhà nước, ngày 28/11/2017, tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), chương trình Thử thách sáng tạo cùng công nghệ tài chính Việt Nam (Fintech Challenge Vietnam – FCV) lần thứ nhất đã chính thức được khởi động. Mục tiêu của Chương trình nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong các dịch vụ tài chính, phổ cập tài chính mạnh mẽ hơn nữa tại Việt Nam.
Phát biểu mở đầu buổi lễ, ông Eric Sidgwick, Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam chia sẻ: “Chương trình FCV sẽ tạo cơ hội cho các ngân hàng thương mại của Việt Nam tham gia hợp tác với các công ty Fintech, từ đó có thể tận dụng các lợi thế của công nghệ và tạo ra các cách tiếp cận mới để mở rộng các dịch vụ tài chính ngân hàng tới các đối tượng chưa được tiếp cận với các dịch vụ này”.
Ở Việt Nam, lĩnh vực Fintech đang thu hút được một lượng vốn đầu tư lớn với sự tham gia của nhiều công ty, doanh nghiệp start-up cung ứng các dịch vụ và giải pháp ở nhiều mảng nghiệp vụ khác nhau. Thống kê sơ bộ cho thấy Việt Nam hiện có khoảng trên 70 công ty hoạt động trong lĩnh vực Fintech, một phần ba trong số đó hiện đang hoạt động trong mảng thanh toán, cung cấp cho người tiêu dùng các phương thức thanh toán trực tuyến hoặc các giải pháp thanh toán kỹ thuật số như ví điện tử, cổng thanh toán trực tuyến, thanh toán di động...
Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam mới chỉ có hành lang pháp lý cho hoạt động Fintech trong lĩnh vực thanh toán; khuôn khổ pháp lý, quản lý đối với các hoạt động, mảng nghiệp vụ khác như cho vay, huy động vốn... cần tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện. Bên cạnh đó, lĩnh vực Fintech ở Việt Nam hiện đang phát triển ở dưới mức tiềm năng do hệ sinh thái Fintech còn thiếu liên kết chặt chẽ giữa các chủ thể tham gia, đó là cơ quan quản lý, các định chế tài chính và các doanh nghiệp Fintech.
" alt=""/>Ngân hàng nhà nước khởi động chương trình Fintech Challenge VietnamSáng nay, 14/12 đoàn công tác của Ban công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia đã có buổi làm việc với Tổng công ty Viễn thông MobiFone về tình hình triển khai IPv6 của MobiFone nhằm đánh giá kết quả triển khai và ghi nhận những khó khăn, kiến nghị trong việc thực hiện chuyển đổi IPv6 tại doanh nghiệp.
Theo báo cáo từ MobiFone, trong năm 2017 đơn vị này đã thực hiện gấp rút các công tác chuẩn bị và hoàn thành thử nghiệm triển khai IPv6. Trong đó, MobiFone đã nâng cấp phần mềm trên các thiết bị IPBB, PS core; thay thế thiết bị cũ trên mạng đồng thời cập nhật phần mềm trên hệ thống Firewall, máy chủ dịch vụ GTGT. Ngoài ra MobiFone cũng đào tạo chuyển giao các kiến thức cơ bản và nâng cao về IPv6 và ban hành quy định quản lý IP, cấp phát IPv6 cho các đơn vị. Theo đánh giá, hệ thống thiết bị của MobiFone đã sẵn sàng đáp ứng triển khai IPv6.
Sau khi hoàn thành thử nghiệm cấp IPv6 cho thuê bao vào tháng 5/2017, MobiFone đã phối hợp với các đối tác để lên phương án triển khai IPv6 toàn diện trên mạng MobiFone. Trong tháng 12/2017, hoàn thành triển khai hệ thống Google cache và Facebook cache sử dụng IPv6. Dự kiến, lưu lượng qua hệ thống sử dụng IPv6 chiếm 70% lưu lượng của MobiFone, tháng 1/2018 sẽ hoàn thành kết nối IPv6 peering với Google và Facebook.
Cũng theo kết quả báo cáo từ MobiFone, lượng khách hàng truy cập MobiFone portal bằng IPv6 đang chiếm 3 - 5% lưu lượng. Đồng thời, MobiFone cũng hoàn thành thử nghiệm triển khai các kịch bản cung cấp IPv6 cho mạng CNTT.
Tại buổi làm việc sáng nay, đại diện MobiFone cho biết, doanh nghiệp đang bám sát lộ trình triển khai IPv6. Trong đó, lộ trình triển khai IPv6 cho 4G là chắc chắn. Tuy vậy, vị này cho hay mạng MobiFone chỉ có thuê bao di động, theo số liệu báo cáo thì hiện có 8/20 triệu thuê bao có kết nối 4G. Do đó, số lượng người dùng IPv6 còn hạn chế. Dù vậy, chắc chắn việc triển khai sẽ theo đúng lộ trình vào năm 2018 và vượt tiến độ ban đầu của Ban chỉ đạo quốc gia.
" alt=""/>MobiFone cung cấp IPv6 cho thuê bao di động 4G vào quý 1/2018