Bộ ảnh cưới đẹp lung linh của cặp vợ chồng già người Anh mang lại cho người xem niềm hi vọng về một tình yêu vĩnh cửu.
" alt=""/>Bố lên cơn đau tim suýt chết vì… giảng bài cho conĐọc tập sách "Trở về thương lấy chính mình", sẽ góp phần giúp chúng ta kích hoạt trở lại nguồn năng lượng tích cực. Thông qua thiền định, tự vấn vòng lặp lại hay buông bỏ nhiều thứ. Thảng hoặc áp dụng vào chính cuộc đời mình bằng cách đối thoại, chia sẻ theo chỉ dẫn thực hành của tác giả: "Hãy tha thứ cho bản thân- Đặt ra lời thề- 10 hơi thở”... Từ đó, giúp chúng ta đối thoại trực tiếp với bản ngã, phục hồi lẫn tích lũy nguồn năng lượng tích cực đến từ bên trong mỗi con người.
"Trở về thương lấy chính mình" (Love Yourself like Your Life Depends on It) là một quyển sách mở ra những lối sống mới mẻ, hãy biết yêu thương bản thân vì chính mình. Lối sống mà hầu như bất kì ai trong chúng ta đều khó nhận ra vì chúng ta luôn quan niệm phải nghĩ cho người khác trước rồi mới nghĩ cho chính mình.
"Trở về thương lấy chính mình" (Love Yourself like Your Life Depends on It) là một quyển sách giúp bạn nhận ra hãy yêu thương bản thân vì chính mình. Vì những trải nghiệm không giới hạn của nó. Vì những người bạn yêu thương. Vì bất cứ điều gì bạn tin tưởng, hãy cứ làm đi. Khi biết yêu thương chính mình, bạn sẽ tỏa sáng một cách tự nhiên
Chọn cách chia sẻ dung dị, chậm rãi như đang kể một câu chuyện gắn liền bản ngã của chính tác giả, "Trở về thương lấy chính mình" có nhịp đều đều, thế nên không hứng thú với độc giả ngay khi chạm vào sách. Phải đến khi chúng ta vận dụng chỉ dẫn từ sách, để thiền định- đặt câu hỏi- tạo vòng lặp tinh thần..., sự thích thú mới khẽ chạm đến tinh thần của chính ta. Tận trong vô thức, cuốn sách góp phần tăng nguồn năng lượng tích cực, để người đọc khám phá bản thân theo tiếng gọi của yêu thương.
Kamal Ravikant - tác giả cuốn sách đã chỉ ra những bước đi để bạn đọc biết cách yêu thương chính mình. Và quan trọng hơn hết chính là cách thức duy trì tình yêu đó. Vốn là một giám đốc điều hành sa cơ thất thế sau khi công ty sụp đổ, việc ngộ ra được lối sống tự yêu thương và viết thành cuốn sách này đã cứu sống chính bản thân Kamal Ravikant. Ông đã bước qua nỗi sợ của chính mình và chia sẻ những trải nghiệm tuyệt vời - một hành động giản đơn: thương lấy chính mình. Và thật may mắn khi nhiều người như ông đã được cứu sống bởi lối sống ấy..
Tác giả Kamal Ravikant là một trong những người từng leo lên một trong những trạm cao nhất trên dãy Himalaya, thiền cùng các nhà sư Tây Tạng tại tu viện của đức Đạt Lai Lạt Ma, nhận được huy hiệu của quân chủng Bộ Binh Hoa Kỳ, đi bộ 550 dặm xuyên Tây Ban Nha, sống ở Paris. Là thành viên nam giới và phi da màu duy nhất trong hội nhà văn Phụ nữ Da Màu. Ông viết tiểu thuyết, nắm tay những bệnh nhân đang hấp hối và hợp tác với nhiều người xuất sắc nhất ở Thung lũng Sillicon.
"Trở về thương lấy chính mình" (Love Yourself like Your Life Depends on It) được rất nhiều bạn đọc lan tỏa trên mạng và các phương tiện truyền thông xã hội. Nhiều bạn đọc đã mua sách tặng bạn và gia đình chỉ vì cuốn sách họ đã đọc được và cứu rỗi được nỗi “thống khổ” của họ. Cuốn sách đã cứu sống nhiều người, theo đúng nghĩa đen của nó.
Vốn xuất thân là giáo viên Vật lý của một trường cao đẳng ở Thái Nguyên, tình yêu với hoa hồng khiến cuộc đời chị rẽ sang một hướng đi hoàn toàn khác.
" alt=""/>'Trở về thương lấy chính mình': Kích hoạt nguồn năng lượng tích cực trong mỗi chúng taThời điểm ấy, anh chị vừa xây xong ngôi nhà mới trên mảnh đất bố mẹ cho. Theo dự kiến, chỉ còn 2 ngày nữa, cả nhà sẽ chuyển sang ở.
Một tuần sau ngày nhận kết quả khám sức khỏe, chiều hôm ấy, chị đi làm về thì thấy anh chuẩn bị đi ra ngoài. Anh nói đi lấy tiền của một số chỗ làm ăn.
Tối hôm đó, sau khi dỗ con ngủ, chị cũng mơ màng thiếp đi. Hơn 10 giờ vẫn chưa thấy anh về, chị liền gọi cho anh. Đầu máy bên kia có giọng nói rất lạ. Chị nghĩ mình gọi nhầm nên cúp máy và gọi lại lần nữa. Lần này chị bảo “làm ơn cho em gặp anh Định”. Người bên kia trả lời chị lạnh lùng: “Ảnh chết rồi chị ơi!”.
Chị không tin, nghĩ bạn bè anh trêu mình và đòi chuyển máy cho anh. Khi người kia giải thích: “Anh bị tai nạn, đi xe này… với người kia…”, chị mới sững người.
Chị chạy ào ra khỏi phòng, hét lên: “Anh Định bị tai nạn chết rồi ba ơi!”. Chị ngã bò xuống đất nhưng vẫn tỉnh táo xin ba cho đến hiện trường tai nạn nhưng ba chị không đồng ý.
12h đêm, nhà chị bật điện sáng choang. Bà con hàng xóm đến chật kín. 2h sáng, gia đình anh có mặt. Đến 5h sáng thì anh được đưa về nhà.
Lễ tang của anh được tổ chức trong ngôi nhà anh chị vừa mới xây. Ai tới thăm viếng cũng xót thương cho chị mới 27 tuổi đã phải chịu tang chồng.
Sau lễ tang, bố mẹ chồng ở lại với 2 mẹ con chị 3 ngày trong ngôi nhà mới. Trong 3 ngày ấy, mẹ chồng chị bị ra máu. Sau khi đi khám, bác sĩ kết luận, mẹ chồng chị bị ung thư cổ tử cung giai đoạn 2.
Nỗi đau liên tiếp ập đến nhưng chị không cho phép mình gục ngã vì trước mắt chị còn quá nhiều việc phải làm. Chị chỉ nghĩ rằng: “Nếu mình gục xuống thì ai cho con bú, ai nấu cháo cho con ăn”.
Về căn bệnh của chị, bác sĩ thông báo chị bị tiền ung thư cổ tử cung giai đoạn 2. Chị được dùng phương pháp khoét chóp để xử lý. Cùng với việc làm thủ thuật, chị cũng dùng đủ các loại thuốc đông, tây y. Sau 1 năm, kết quả xét nghiệm báo chị âm tính nhưng định kỳ 6 tháng phải kiểm tra một lần.
Mẹ chồng chị qua đời một năm rưỡi sau ngày anh mất vì bệnh ung thư cổ tử cung.
Sau những biến cố, chị quay trở lại với công việc. Bao nhiêu tích cóp của 2 vợ chồng đổ hết vào ngôi nhà, chị chật vật nuôi con với đồng lương ít ỏi của một nhân viên kế toán.
Với sự giúp đỡ của ông bà ngoại, chị gắng gượng từng ngày để nuôi con lớn, tạm quên đi nỗi đau mất chồng.
Khi con trai vừa qua sinh nhật 2 tuổi, tin dữ lại ập đến với chị. Con trai bị lồng ruột, đau bụng, cấp cứu và trải qua 5 lần tiểu phẫu, phẫu thuật.
Sau nhiều lần nằm viện, sức đề kháng của con kém đi, cứ 1 năm lại phải nằm viện 2 lần, lại mang thêm các bệnh suyễn, sốt, co giật…
![]() |
Hai mẹ con chị hiện sống bình yên, vui vẻ bên nhau. Ảnh: NVCC |
Chăm con một mình vất vả, năm 2012 chị vẫn quyết định theo học lớp đào tạo liên thông đại học chuyên ngành Kế toán.
Có những giai đoạn, ban ngày chị đi làm, tối học xong lại vào viện với con.
Đến năm 2013, nhờ thành tích công tác tốt, chị được bổ nhiệm làm kế toán trưởng. Năm 2014, chị cầm trên tay tấm bằng đại học sau 14 năm tốt nghiệp phổ thông.
Từ năm 2018 đến nay, chị chuyển công tác sang công ty mới và vẫn giữ vị trí kế toán trưởng. Thu nhập của chị hiện tạm ổn để có thể lo cho 2 mẹ con.
Năm con trai lên 9 tuổi, cháu không còn lên cơn suyễn nữa và được bác sĩ cho ngừng dùng thuốc.
Nghĩ lại quá khứ, chị vẫn thấy mình may mắn vì đã phát hiện bệnh kịp thời để điều trị. Chị không còn trách ông trời như ngày xưa nữa, vì chị biết mình vẫn chưa mất tất cả. Chị vẫn còn có thể ngồi ở đây đến bây giờ để nuôi con và chia sẻ câu chuyện của mình đã là quá may mắn.
“Cuộc sống của 2 mẹ con còn nhiều vất vả, lo toan nhưng điều ấy với tôi không quan trọng. Chỉ mong sao 2 mẹ con luôn khỏe mạnh, con trai ngoan và hiểu chuyện. Chỉ vậy thôi là đủ”.
Chị bảo, chị rất tâm đắc cuốn tự truyện “Không bao giờ là thất bại, tất cả là thử thách" của Chung Ju Jung. “Dù trong hoàn cảnh nào cũng nên lạc quan, tự tin vào chính mình. Rồi mọi thứ sẽ bình yên…” – chị tự đúc rút từ những biến cố đời mình.
* Do yêu cầu của nhân vật, tên riêng trong bài viết đã được thay đổi
Con gái bị ung thư cổ tử cung, không thể mang thai, người mẹ đã mang thai hộ và sinh đôi hai cháu khỏe mạnh.
" alt=""/>Nữ công nhân vượt nghịch cảnh, trở thành kế toán trưởng