Thời điểm đó, dù các bác sĩ kiến nghị cần mổ gấp để nối xương vì có thể gây nguy hiểm, nhưng bởi không có tiền, gia đình đành xin về, đưa chị đi bó bột bằng thuốc Nam.
“Mới đầu tôi chỉ bị đau ở trên đùi, nhưng càng ngày vết thương càng lan rộng, mưng mủ, chảy nước tanh lắm. Nhưng không có tiền nên tôi gắng chịu đựng. Khoảng 2 tuần trước, do cơn đau ngày càng tăng và lan khắp cả chân, một người quen tốt bụng cho tôi tiền xe, đưa lên bệnh viện khám lại.
Lúc này, bác sĩ nói chân tôi đã bị nhiễm trùng nghiêm trọng, nếu không điều trị sớm sẽ có nguy cơ khó lường. Nhưng mà người tốt bụng đó cũng không có tiền để giúp đỡ”, chị Hoa giãi bày.
![]() |
"Nếu không điều trị kịp thời, chị Hoa có nguy cơ phải tháo khớp, thậm chí là tử vong do nhiễm trùng, nhiễm độc", bác sĩ Bình An cho biết. |
Bác sĩ Khoa Ngoại chấn thương, Bệnh viện Quận 2 cho biết, chị Hoa nhập viện trong tình trạng nhiễm trùng, vết thương loét sâu qua lớp cơ, vào đến tận xương. Nếu không được điều trị kịp thời, chị có nguy cơ phải tháo khớp gối, thậm chí là tử vong nếu không may bị nhiễm trùng, nhiễm độc vào máu.
“Để có thể điều trị triệt để cho chị Hoa, điều khó khăn trước mắt là phải xử lý được tình trạng nhiễm trùng. Bởi bệnh nhân bị nhiễm loại vi khuẩn đa kháng sinh nên chúng tôi phải sử dụng loại kháng sinh liều cao, chi phí tốn kém.
Bên cạnh đó, vì vết thương lâu ngày không được chăm sóc đã dẫn đến tăng sinh mạch máu, chị Hoa còn cần dự trù truyền lượng lớn máu trước và sau ca mổ. Tính ra, chi phí dự kiến để giữ được chân cho chị lên tới 70-80 triệu đồng”, bác sĩ cho biết thêm.
![]() |
Chị Hoa bật khóc vì không biết phải làm sao để có tiền chữa trị. |
Gặp chúng tôi sau vài ngày về quê xoay sở tiền để lo cho con gái, bà Phương, mẹ của chị Hoa bần thần hỏi: “Cô ơi, cô hỏi bác sĩ giùm, cái chân của bé Hoa không chữa nữa có được không? Chứ tôi đã chạy vạy khắp nơi rồi, nhưng chẳng được đồng nào cô ạ”.
Trước đây cả gia đình sống dựa vào thu nhập từ công việc bán bánh chiên trên đảo. Ngày nào bán được nhiều cũng thu về khoảng 200 nghìn đồng, thế nhưng ngày mưa thì coi như nhịn đói.
“Ở trên đảo, gần như làm đến đâu ăn hết đến đấy nên khi xảy ra chuyện thì chỉ còn vài đồng tiền lẻ thôi cô ơi. Giờ tôi theo nó đi bệnh viện, không có ai làm kiếm tiền nữa, chúng tôi không biết đào đâu ra 70-80 triệu”, bà Phương nghẹn ngào
Người phụ nữ gần 60 tuổi có vóc dáng thấp bé, đen nhẻm cảm thấy kiệt quệ cả sức lực lẫn tinh thần, bởi những ngày chạy vạy vay mượn mà không được. Những người con của bà đều không được đi học nên phải lưu lạc khắp chốn để làm mướn cho người ta. Ai cũng sống trong cảnh nghèo khó.
![]() |
Từ ngày chị Hoa xảy ra chuyện, chỉ có một mình bà Phương chạy vạy lo liệu chi phí và chăm sóc. |
Chị Hoa là người đáng thương nhất trong số những đứa con của bà Phương. Từ nhỏ, chị đã có phần khù khờ, chậm chạp, lại từng trải qua một cuộc hôn nhân không hạnh phúc.
Không có con cái, sau khi ly hôn, chị về sống cùng cha mẹ trên đảo Nam Du, chỉ mong được sống những ngày bình yên. Thế mà, ông trời vẫn không buông tha cho số phận cay đắng của chị.
Những ngày này, đêm nào chị Hoa cũng lo lắng đến mất ngủ. Chị sợ nếu không có tiền phẫu thuật thì sẽ không giữ được chân, sợ mình sẽ trở thành gánh nặng cho cha mẹ già. Hoặc tệ hơn, nếu chỉ vì gãy chân mà phải dẫn đến hậu quả đáng tiếc là tử vong thì thật chẳng cam lòng.
Số tiền 70-80 triệu đồng thực lớn, nhưng nếu so với tính mạng, tương lai của một người, một gia đình thì đáng giá. Mong sao sẽ có nhiều mạnh thường quân san sẻ tấm lòng giúp đỡ cho gia đình chị Hoa.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Là nhà giáo, tôi có mấy ý kiến sau:
Thứ nhất, dự nhiều cuộc họp triển khai công việc, chỉ gồm cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục, thế nhưng đang nghe báo cáo thì không ít người dự họp sử dụng điện thoại di động.
Giám đốc của tôi có lúc nhắc nhở nghiêm khắc: “Đồng chí nào dùng điện thoại di động thì mời ra ngoài”. Chỉ được lúc đó, những cuộc họp sau vẫn “chứng nào tật ấy”, những đôi mắt vẫn dán vào màn hình điện thoại di động. Tôi biết có trường chính trị, trong giờ học của học viên các lớp trung cấp, cao cấp lý luận (đối tượng đi học thuộc diện quy hoạch chức vụ lãnh đạo, quản lý), để học viên tập trung, nhà trường phải dùng thiết bị phá sóng điện thoại di động. Qua báo chí tôi biết, ở một Quốc hội nước ngoài, trong lúc họp có nghị sỹ dùng điện thoại di động xem ảnh… sex!
Người lớn lúc họp, học chưa có thói quen tốt sử dụng điện thoại di động, giờ yêu cầu đối với học sinh, liệu rằng có khả thi?
![]() |
Thứ hai, tôi có người quen, anh hiện có con đang theo học một trường quốc tế tại Hà Nội. Anh cho tôi biết lớp con anh học, học sinh không được sử dụng điện thoại di động mà chỉ sử dụng máy tính cá nhân, cấu hình cao, để phục vụ hoạt động học tập cá nhân, nhóm.
Trong giờ học, chẳng cháu nào ngó ngàng tới điện thoại di động. Học phí trường này thuộc vào hàng “khủng” nhưng anh chị rất ưng ý. Anh nói với tôi sẽ cho cháu học tại đây cho đến khi tốt nghiệp THPT.
Thứ ba, học sinh phổ thông tại Nhật Bản, tôi biết có trường chỉ cho học sinh dùng điện thoại “cục gạch”, nhưng máy tính thì xịn! Giờ học, các em làm việc trên máy tính cùng thầy cô và các bạn. Kỷ luật học đường ở Nhật Bản nổi tiếng nghiêm khắc. Những trường tôi biết, họ không hề cho học sinh sử dụng điện thoại di động trong giờ học, dẫu là phục vụ cho học tập.
Thứ tư, học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học, trước tiên, cần xem các em dùng vào mục đích gì? Dạy học đã lâu, tôi băn khoăn, với sách giáo khoa hiện hành, thiết bị hiện có trong phòng học (máy tính giáo viên, máy chiếu, tivi) và với thầy cô – chưa đủ hay sao mà còn cho học sinh sử dụng điện thoại di động? Không biết học sinh học được gì thêm khi các em đồng thời được phép “lướt smartphone”?
Kiểm soát học sinh dùng điện thoại trong giờ học có đúng mục đích hay không phải có thiết bị công nghệ và con người. Có như thế mới chặn được việc học sinh đang học nhưng do có điện thoại trên tay, các em vào Facebook, vào các chương trình giải trí.
Giáo viên sẽ kiểm soát như thế nào nếu lớp học có số học sinh từ 40 đến 50 em? Cấp THPT có khó quản lý nhưng dễ hơn nhiều so với sự hiếu động của học sinh THCS, tiểu học. Không khéo thầy cô “cháy giáo án” chỉ vì dừng lại nhắc, kiểm soát học sinh sử dụng điện thoại đúng mục đích. Tôi hình dung, có không ít thầy cô bó tay, và sẽ có thầy cô thôi thì… miễn là xong được bài dạy. Cách đây không lâu, dư luận từng dậy sóng với việc có giáo viên ở trường nọ (dạy trực tiếp, học sinh không dùng điện thoại di động) lặng lẽ ghi bảng suốt mấy tháng trời.
Một hiệu trưởng chia sẻ với báo Vietnamnet rằng “Cho học sinh dùng smartphone, chưa thấy em nào hư”, cũng là hiệu trưởng, tôi băn khoăn nhận định đó có chủ quan không?
Thứ năm, cho phép học sinh sử dụng điện thoại khi các em cùng nhau làm chuyên đề, dự án học tập, lúc tham gia hoạt động dã ngoại, trải nghiệm. Trong giờ học, học sinh dùng điện thoại di động phụ thuộc vào việc các em học môn gì, bài học nào, mà việc dùng điện thoại di động giúp các em thêm nguồn tư liệu. Với mục đích đó, sẽ không nhiều tiết học chính khóa học sinh cần dùng điện thoại di động đâu!
Thứ sáu, nếu kiểm tra bằng hình thức trực tuyến, các em dùng điện thoại hay máy tính tùy tình hình cụ thể, do yêu cầu của giáo viên, đáp ứng về cơ sở vật chất của trường, gia đình. Trong thời gian học sinh nghỉ học vì dịch Covid-19, trường tôi có tổ chức dạy học, kiểm tra bằng phần mềm SHub Classroom, học sinh của trường có em làm bài trên điện thoại, có em làm bài trên máy tính.
Điện thoại di động chỉ là một phương tiện bổ trợ cho việc học, đưa vào trong giờ học tôi e không phù hợp ngay cả trong nhà trường thông minh. Tự học, năng động, hiểu, tư duy – với học sinh phổ thông cần dựa trên nền tảng của ước mơ, chuyên cần, hợp tác, hoạt động trải nghiệm. Dùng điện thoại di động trong giờ học, chỉ là vui phút chốc!
TS Nguyễn Hoàng Chương
“Chúng tôi luôn khuyến khích phụ huynh trang bị cho con em mình smartphone nhằm phục vụ việc học. Kể từ năm 2017 đến nay, chưa thấy học sinh nào hư hỏng vì dùng điện thoại cả” - một hiệu trưởng ở Lào Cai chia sẻ.
" alt=""/>Dùng điện thoại di động trong giờ học: Chỉ là vui phút chốc?Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên mở cửa cho khán giả vào sân cổ vũ các trận đấu sau đại dịch Covid-19 |
Và sân Hàng Đẫy đã để lại hình ảnh rất đẹp về sự cuồng nhiệt của các CĐV
|
Sự cuồng nhiệt của các CĐV đội chủ nhà trong suốt trận đấu
|
Và bùng nổ
|
BTC đã làm rất kỹ công tác đảm bảo an ninh, phòng chống dịch trước, trong và sau trận
|
Xem highlights Hà Nội 3-0 HAGL (nguồn: BĐTV HD):
Song Ngư
" alt=""/>Lễ hội tại Hàng Đẫy, những CĐV hạnh phúc nhất thế giới