“Lấy ví dụ các hệ thống thông tư quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chuẩn hiệu trưởng các cấp học, rồi các thông tư về định mức biên chế, số lượng người làm việc, rồi tiêu chuẩn chức danh… chúng tôi luôn luôn quan tâm đến điều đó. Thời gian qua, khi sửa hệ thống thông tư về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, chúng tôi cũng lấy ý kiến các thầy cô và đã đưa vào dự thảo sửa thông tư một số vấn đề hết sức cơ bản.
Chẳng hạn, đối với giáo viên mầm non, trước kia từ hạng 4 (hạng thấp nhất theo quy định cũ - PV) lên hạng 3 là cần 9 năm. Các thầy cô cho rằng như thế là quá dài và biết bao giờ giáo viên mới lên được đến hạng 3. Trong chùm thông tư sắp tới sửa đổi tới đây, giáo viên mầm non từ hạng 3 (hạng thấp nhất theo quy định mới - PV) lên hạng 2 chỉ còn mất 3 năm. Như vậy đã rút gọn 6 năm”, ông Tuấn Anh cho hay.
“Hay đối với giáo viên tiểu học, THCS hạng 2, trước kia quy định phải trình độ thạc sỹ. Song qua khảo sát, các thầy cô nói rằng điều đó là quá cao và liệu ở cấp học tiểu học, THCS có cần đến trình độ thạc sĩ hay không.
Chúng tôi đã sửa lại quy định là chỉ cần trình độ đại học. Đó là một điểm rất mới”.
Ông Tuấn Anh cho hay, Bộ cũng sửa Thông tư 16 về vị trí việc làm đối với giáo viên phổ thông công lập và Thông tư 06 đối với giáo viên mầm non công lập.
“Chúng tôi cũng quan tâm đến việc tính theo vùng miền. Trước đây, các thầy cô biết rằng vị trí việc làm, định mức, số lượng người làm việc là “cào bằng” trên toàn quốc. Nhưng hiện nay, chúng tôi tính theo vùng miền, theo sĩ số của lớp, của địa phương cụ thể”. Theo ông Tuấn Anh, Bộ GD-ĐT cũng nhận thức việc “cào bằng” dẫn đến có thể rất thuận lợi cho vùng thuận lợi nhưng lại gây khó khăn cho vùng khó khăn.
Luật Giáo dục 2019 cũng đưa ra những quy định mới về chuẩn trình độ giáo viên. Cụ thể, chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên mầm non là cao đẳng thay vì trung cấp sư phạm như trước đây. Giáo viên cấp tiểu học và THCS đều phải có bằng đại học trở lên.
Tuy nhiên, ông Tuấn Anh cho biết, Bộ cũng đang đề xuất với Chính phủ có thể tuyển dụng, hợp đồng những giáo viên “dưới chuẩn” theo luật Giáo dục 2015.
“Bởi ở các vùng sâu, vùng xa, số lượng giáo viên chưa đạt chuẩn còn rất nhiều”, Phó cục trưởng lý giải.
Trong quá trình triển khai hoạt động nghề nghiệp, các giáo viên nếu có vướng mắc vấn đề gì đều có thể gửi email trực tiếp cho lãnh đạo Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục hoặc có văn bản về Bộ GD-ĐT để được giải đáp. “Chúng tôi cam đoan sẽ trả lời thỏa đáng trong thời gian ngắn nhất”, ông Tuấn Anh nói.
Ông Kenny Jean-Marie chúc mừng đội tuyển nữ Việt Nam với những tiến bộ, dù lần đầu tiên tham dự giải, đồng thời cho biết FIFA cam kết sẽ tiếp tục có những hỗ trợ hiệu quả để bóng đá nữ Việt Nam phát triển tốt hơn, hướng tới những lần dự VCK World Cup tiếp theo.
Trưởng bộ phận phụ trách các Liên đoàn thành viên của FIFA cũng chúc mừng bóng đá Việt Nam đã nhận được sự phê duyệt của FIFA để áp dụng hệ thống VAR tại V-League.
Ngoài ra, FIFA sẽ ưu tiên hỗ trợ thêm 2 xe VAR cho bóng đá Việt Nam, hiện bóng đá Việt Nam đang có 2 xe VAR từ nguồn vốn tự huy động của VFF. Theo đó, FIFA sẽ tạo điều kiện để VFF hoàn tất các thủ tục theo quy định, sớm hoàn thiện hệ thống VAR tại Việt Nam.
Cũng bên lề Hội nghị bóng đá nữ FIFA, Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn đã gặp và trao đổi với Chủ tịch LĐBĐ Bỉ bà Pascale Van Damme, Chủ tịch LĐBĐ Hà Lan ông Just Spee và Tổng Thư ký LĐBĐ Đức bà Heike Ullrich.
Tại cuộc gặp, Chủ tịch LĐBĐ Bỉ Pascale Van Damme, Chủ tịch LĐBĐ Hà Lan Just SPEE và Tổng Thư ký LĐBĐ Đức Heike Ullrich đã gửi lời chúc mừng Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn về những tiến bộ của bóng đá Việt Nam trong thời gian qua.
Lãnh đạo ba LĐBĐ quốc gia cho biết, dù lần đầu tiên giành quyền tham dự VCK giải bóng đá nữ lớn nhất thế giới nhưng đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam đã để lại ấn tượng sâu sắc về ý chí và tinh thần thi đấu.
Tổng Thư ký LĐBĐ Đức bà Heike Ullrich chia sẻ thêm, bà đánh giá cao màn trình diễn của đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam trong trận đấu giao hữu với đội tuyển bóng đá nữ Đức hồi tháng 6 (khi đội tuyển nữ Việt Nam tập huấn tại Đức, chuẩn bị cho VCK FIFA World Cup nữ 2023), đồng thời mong muốn được đón tiếp Chủ tịch Trần Quốc Tuấn tại Euro 2024, khi Đức là chủ nhà của giải đấu này.
Về hướng hợp tác và phát triển sắp tới với bóng đá Việt Nam, Chủ tịch LĐBĐ Hà Lan, Chủ tịch LĐBĐ Bỉ và Tổng thư ký LĐBĐ Đức đều bày tỏ mối quan tâm, đặc biệt với bóng đá nữ Việt Nam. Các bên đã có những trao đổi thiết thực, mở ra cơ hội cho sự phát triển hợp tác giữa bóng đá Việt Nam với bóng đá Bỉ, Đức và Hà Lan, ba nền bóng đá phát triển ở châu Âu, trong thời gian tới.
TIN BÀI KHÁC
Thế giới 24h: Vì sao TQ đưa tàu tới Hoa Đông?