Song song đó, các ca mắc mới có chiều hướng tăng, ngay cả tại các tỉnh không phải vốn là địa bàn trọng điểm. Độ tuổi nhiễm HIV phổ biến cũng đang trẻ hóa, phần lớn trong nhóm 16-29 tuổi.
Người mắc bệnh hiện nay chủ yếu thuộc nhóm nam quan hệ đồng giới, sinh viên nam, lao động tự do, đặc biệt là ở nhóm trẻ tuổi.
Nhiễm HIV có xu hướng trẻ hóa (Ảnh minh họa: DL).
Theo thống kê của Bộ Y tế, gần 70% ca nhiễm HIV mới tập trung ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh Đông Nam Bộ và TPHCM. Gần 40% ca mắc mới ở độ tuổi 15-25, xuất hiện trong nhóm người trẻ còn ngồi trên ghế nhà trường.
Ngoài ra, xu hướng lây nhiễm ở các tỉnh không phải trọng điểm cũng bắt đầu gia tăng, kèm theo các hành vi nguy cơ phức tạp như sử dụng ma túy tổng hợp, sử dụng ma túy khi quan hệ tình dục và quan hệ tình dục tập thể.
Điều này còn kéo theo nguy cơ lây truyền các bệnh qua đường tình dục, viêm gan B, C…, làm tăng gánh nặng cho ngành y tế.
Mới đây, nhóm báo cáo viên của Viện Pasteur TPHCM và CDC các tỉnh Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang cũng có báo cáo nghiên cứu tỷ lệ đồng nhiễm HIV - giang mai cùng các yếu tố liên quan ở nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) tại đồng bằng sông Cửu Long (giai đoạn 2015-2022).
Kết quả cho thấy, đồng nhiễm HIV - giang mai có xu hướng tăng trong nhóm MSM tại khu vực trên. Có 3 yếu tố liên quan đến việc đồng nhiễm được chỉ ra ở nghiên cứu trên, là việc nhận bao cao su miễn phí trong 6 tháng qua, dùng bao cao su ở lần quan hệ tình dục gần nhất và đã từng điều trị thuốc ARV.
Nhóm nghiên cứu nhận định, cần tăng cường các chương trình truyền thông và can thiệp giảm tác hại, để giảm lây truyền HIV và các bệnh đường tình dục ở nhóm MSM.
Chương trình "Công bằng từ lời nói đến hành động" do 6 tổ chức cộng đồng phòng, chống HIV/AIDS cùng thực hiện dưới sự hỗ trợ bởi Kế hoạch Cứu trợ AIDS khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ (PEPFAR) thuộc Phái đoàn Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Bà Susan Burns, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TPHCM (Ảnh: Diệu Linh).
Bà Susan Burns, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TPHCM, nhấn mạnh vai trò quan trọng của các tổ chức này trong việc hỗ trợ chính phủ Việt Nam hướng tới mục tiêu chấm dứt AIDS như một mối đe dọa cộng đồng trong năm 2030.
Cụ thể, các tổ chức đã có những đóng góp đáng kể vào hoạt động phòng chống HIV quốc gia, tư vấn chính sách, cung cấp dịch vụ xét nghiệm, dự phòng trước phơi nhiễm (PreP), điều trị bằng thuốc kháng virus, giải quyết sự kỳ thị và phân biệt đối xử, đồng thời hỗ trợ thu thập dữ liệu về HIV/AIDS tại Việt Nam.
Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TPHCM cũng bày tỏ hy vọng trong tương lai, các tổ chức cộng đồng nói trên có thể phát triển thành trung tâm của hệ sinh thái cộng đồng mà chính phủ Hoa Kỳ thông qua PEPFAR đang hỗ trợ xây dựng và duy trì.
Chủ đề Ngày Thế giới phòng chống AIDS năm 2024 của Việt Nam là công bằng, bình đẳng trong dịch vụ phòng chống HIV/AIDS, hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.
Theo đó, các tổ chức cộng đồng sẽ giúp đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình ứng phó với HIV, và bệnh nhân có thể tiếp cận dịch vụ HIV một cách thuận tiện, với chi phí phải chăng. Đồng thời, tất cả các hạn chế về công bằng đều được giải quyết.
" alt=""/>Một vùng có tình hình lây nhiễm HIV phức tạpMột hệ thống tên lửa chiến thuật quân đội (ATACMS) của Mỹ (Ảnh: Reuters).
Các báo lớn của Mỹ, trong đó có New York Times, CNN, ngày 17/11 đồng loạt đưa tin, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đảo ngược chính sách lâu nay, cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
Theo một quan chức Mỹ, các loại vũ khí này dự kiến sẽ được sử dụng chủ yếu ở Kursk, một tỉnh biên giới của Nga trong bối cảnh Moscow tìm cách đẩy lùi lực lượng quân sự Ukraine ở đây trước khi chính quyền Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhậm chức vào tháng 1 tới.
Ý tưởng này nhằm giúp Ukraine duy trì quyền kiểm soát một phần lãnh thổ Kursk càng lâu càng tốt. Kiev được cho là còn kiểm soát hàng trăm km2 lãnh thổ tại đây.
Các nguồn tin cho biết Ukraine có kế hoạch tiến hành các cuộc tấn công tầm xa đầu tiên vào lãnh thổ Nga trong những ngày tới bằng tên lửa có tầm bắn hàng trăm km, song không nêu rõ chi tiết.
Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ hiện chưa bình luận về thông tin trên.
Cùng ngày, báo Le Figarođưa tin, Pháp và Anh cũng cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa của họ để tấn công bên trong nước Nga. Theo đó, Kiev được sử dụng tên lửa SCALP và Storm Shadow để tấn công mục tiêu quân sự trong lãnh thổ Nga.
Quyết định cho phép Ukraine sử dụng Hệ thống tên lửa chiến thuật quân đội (ATACMS) ở Nga đã được Washington xem xét trong nhiều tháng. Giới chức Mỹ vẫn chia rẽ về động thái này. Một số quan chức lo ngại nguy cơ leo thang xung đột, trong khi những người khác lo lắng tình trạng kho vũ khí đang cạn kiệt.
Ukraine từ lâu đã đề nghị Mỹ và các đồng minh, đối tác phương Tây dỡ bỏ hoàn toàn các hạn chế đối với Kiev trong việc sử dụng vũ khí tầm xa tấn công vào sâu lãnh thổ Nga. Tuy nhiên, phương Tây ban đầu tỏ ra khá dè dặt với đề nghị này.
Động thái đảo ngược chính sách của Mỹ, nếu được xác thực, diễn ra trong bối cảnh Ukraine và phương Tây cáo buộc Triều Tiên triển khai tới 100.000 binh sĩ đến Nga để hỗ trợ chống lại lực lượng Ukraine. Kiev đang ở thế yếu khi Nga tăng cường phản công ở Kursk và tiếp tục đạt được bước tiến ở mặt trận miền Đông Ukraine.
Một số quan chức Mỹ hoài nghi việc cho phép tấn công tầm xa sẽ giúp Ukraine xoay chuyển cục diện chiến sự, nhưng theo Reuters, quyết định này có thể giúp Ukraine vào thời điểm quân Nga đang tiến nhanh, từ đó có thể đưa Kiev vào vị thế đàm phán tốt hơn trước bất cứ cuộc đàm phán ngừng bắn tiềm năng nào trong thời gian tới.
Không rõ liệu Tổng thống đắc cử Mỹ Trump có đảo ngược quyết định của ông Biden khi nhậm chức hay không.
Ông Trump từ lâu đã chỉ trích quy mô viện trợ tài chính và quân sự của Mỹ cho Ukraine và tuyên bố sẽ nhanh chóng chấm dứt xung đột Nga - Ukraine sau khi đắc cử, nhưng không nêu rõ giải pháp đó là gì.
Tổng thống đắc cử Mỹ hiện chưa bình luận về thông tin trên, song một số cố vấn của ông, trong đó có tỷ phú Elon Musk, đã chỉ trích quyết định "cởi trói vũ khí" cho Ukraine.
" alt=""/>Báo Mỹ: Ông Biden cho phép Ukraine tấn công sâu vào NgaCác thành viên đội tuyển làm thủ tục nhập cảnh tại sân bay Gimhae (Busan) (Ảnh: VFF).
Hiện tại, Hàn Quốc bắt đầu chuyển sang mùa đông. Dù có nắng nhưng thời tiết vẫn khá lạnh. Điều này cũng đã nằm trong sự tính toán của ban huấn luyện nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất cho kế hoạch tập huấn.
Theo đó, buổi sáng nền nhiệt ở mức thấp, đội chủ yếu rèn thể lực trên sân cỏ nhân tạo trong nhà thi đấu có mái che. Buổi chiều, đội sẽ tăng cường kỹ chiến thuật trên sân cỏ tự nhiên, nằm cách khách sạn khoảng 15 phút di chuyển bằng xe buýt.
Theo kế hoạch, trong thời gian tập huấn tại Hàn Quốc, đội tuyển Việt Nam sẽ có ba trận đấu tập với "quân xanh" được sắp xếp theo độ khó tăng dần nhằm phục vụ chuyên môn của ban huấn luyện.
Đội tuyển Việt Nam sẽ thi đấu giao hữu với CLB cũ của HLV Kim Sang Sik là Jeonbuk Motors (Ảnh: K-League).
Cụ thể, ở trận đá tập đầu tiên mang tính khởi động, đội tuyển sẽ gặp CLB Ulsan Citizen thuộc K-League 3. Hai trận tiếp theo, đội tuyển lần lượt gặp Daegu FC và Jeonbuk Motors đang chơi ở K-League 1.
Trong đó, Jeonbuk Motors từng thống trị bóng đá Hàn Quốc và vô địch châu Á. Đây cũng là nơi HLV Kim Sang Sik từng làm HLV trưởng, trước khi sang Việt Nam làm việc. Ông đã giúp Jeonbuk Motors giành chức vô địch quốc gia Hàn Quốc.
HLV Kim Sang Sik đánh giá rất cao hai trận đấu gặp Daegu FC và Jeonbuk Motors. Ông hy vọng đây sẽ là những bài kiểm tra chất lượng nhằm hoàn thiện đội hình, lối chơi trước khi bước vào cuộc cạnh tranh tại AFF Cup 2024.