Trong vài năm qua, Teflon thường được coi là chất độc không tốt cho sức khoẻ, nhưng trên thực tế, dưới 300 - 400ºC, Teflon sẽ không tạo ra bất kỳ thay đổi nào, không giải phóng các chất độc hại. Nếu nấu ăn đúng cách, nhiệt độ trên chảo thường dưới 250°C, như vậy nó không có bất kỳ tác hại nào đối với cơ thể con người.
Ngoài ra hãy chú ý sử dụng đúng cách để chảo chống dính sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe:
1. Nấu ăn ở nhiệt độ vừa phải
Không nên dùng nhiệt quá cao khi chế biến đồ ăn đặc biệt là rán để bảo vệ lớp chống dính và tránh thức ăn bị biến đổi gây hại cho sức khoẻ.
2. Không chùi rửa chảo bằng miếng rửa kim loại
Chùi rửa chảo bằng miếng rửa kim loại sẽ khiến bề mặt chảo bị trầy xước, lớp chống dính bị bong tróc làm chảo nhanh hỏng và khiến chất độc dễ ngấm vào thức ăn.
3. Không rửa chảo khi còn quá nóng
Nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến chảo bị biến dạng và lớp chống dính bị bong tróc. Vì vậy, nên để chảo nguội mới tiến hành chùi rửa. Nếu các vết bẩn khó rửa, bạn cần chờ chảo nguội và ngâm trong nước khoảng 30 phút trước khi rửa.
4. Không để chảo ở nhiệt độ cao khi chưa có đồ ăn
Nhiệt độ quá cao khiến chất chống dính bị phân hủy và giải phóng chất độc gây ung thư. Khi nấu ăn bạn nên để chảo ở mức nhiệt trung bình hoặc thấp, tuyệt đối không để chảo rỗng trên bếp nóng khi không có dầu mỡ hoặc thức ăn.
5. Không dùng thìa kim loại để đảo thức ăn
Thìa kim loại khiến lớp chống dính bị trầy xước, cực kỳ nguy hại cho sức khỏe. Khi sử dụng chảo chống dính, tốt nhất bạn nên dùng thìa gỗ để không gây tổn hại bề mặt chảo.
6. Thay chảo mới khi lớp chống dính bị hỏng
Khi chảo bị bong tróc lớp chống dính bạn cần thay ngay chảo mới. Thông thường sau 1 - 2 năm sử dụng, bạn nên thay chảo mới. Vì khi nấu ăn ở nhiệt cao trong thời gian dài khiến chất chống dính bị biến đổi thành lớp khói nguy hại cho sức khỏe và khả năng chống dính cũng không còn.
An An (Dịch theo QQ)
Những biểu hiện trên lưỡi cũng có thể giúp các bác sĩ dự đoán tình trạng sức khỏe của cơ thể chẳng hạn như bạn đang bị bệnh ung thư, tiểu đường, hay viêm nhiễm...
" alt=""/>6 lưu ý khi sử dụng chảo chống dính để tránh ung thư 'gõ cửa'Đường xá trắc trở lại thêm nỗi lo tiền bạc khiến gia đình người bệnh oằn gánh trên vai. Anh Phúc tính nhẩm mỗi chuyến chạy thận tốn khoảng 400.000 đồng chi phí đi lại cho 2 vợ chồng. Riêng tiền xe khách đã là 95.000 đồng/người/lượt.
“Một năm nay chúng tôi không đi biển, ai gọi gì làm nấy. Hôm trước nghe cô điều dưỡng ở bệnh viện nói có tin vui, sắp có máy chạy thận về Cần Giờ rồi. Tôi mong chờ và nôn nao lắm. Tối qua tôi còn chạy lên nhà bác sĩ trưởng trạm y tế tính xin đăng ký trước một suất cho vợ”, anh cười.
Vợ anh Phúc là một trong 3 người bệnh cần chạy thận của xã đảo Thạnh An. Toàn huyện Cần Giờ có khoảng 40 người suy thận mạn chạy thận định kỳ rải rác khắp Bệnh viện Quận 7, Bệnh viện huyện Nhà Bè, Bệnh viện 7A, Bệnh viện Lê Văn Thịnh... Con đường của ai cũng gian nan như nhau.
Trong khi đó, huyện Cần Giờ có dân số khoảng 75.000 người nhưng không có đơn vị chạy thận.
Thực tế, Trung tâm y tế huyện Cần Giờ rất khang trang, phòng chạy thận và hệ thống nước RO đã từng được thiết lập rồi… bỏ đó vì nhiều lý do. Thiếu nhân lực là một nguyên nhân rất quan trọng. Gần 10 năm qua, Cần Giờ không tuyển dụng được bác sĩ.
Ngay sau lời kêu gọi của Sở Y tế TP.HCM, Bệnh viện Lê Văn Thịnh đã xung phong hỗ trợ huyện ven biển này để bù đắp thiệt thòi cho người dân về chăm sóc y tế.
Cuối tháng 8, Bệnh viện Lê Văn Thịnh và Trung tâm y tế huyện Cần Giờ đã khảo sát thực tế khu vực triển khai chạy thận, bổ sung các yêu cầu cần thiết, đảm bảo triển khai đúng quy định. Sau đó, hội đồng chuyên môn sẽ tổ chức thẩm định việc cho phép triển khai kỹ thuật trên tại Cần Giờ trong thời gian sớm nhất, dự kiến có thể vào đầu tháng 10.
Sở Y tế TP.HCM cho biết sẽ đề nghị Bảo hiểm xã hội TP quan tâm và xem xét chi trả chi phí chạy thận cho người bệnh Bảo hiểm y tế theo quy định. Như vậy, đây sẽ là đơn chạy thận thứ 40 của thành phố.
Theo bác sĩ Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh, việc chi viện cho y tế Cần Giờ xuất phát từ trách nhiệm là công dân của TP và trong phạm vi nghề nghiệp có thể hỗ trợ.
"Chúng tôi sẽ cử hai bác sĩ lành nghề cùng với hai điều dưỡng cắm tại Cần Giờ để vận hành chạy thận. Đây là việc người dân đang rất cần. Không riêng gì Bệnh viện Lê Văn Thịnh, các bệnh viện khác nếu có thể chung tay làm được gì xin cứ tham gia. Cố gắng hết sức vì hơn 40 người dân đang phải lặn lội khắp nơi chạy thận, làm xuyên lễ cũng được", bác sĩ Khanh nói.
Qua hình ảnh máy đốt điện do người nhà cung cấp, bác sĩ Quân cho hay với thiết bị này, nhân viên spa dùng các đầu kim để đốt vào các tuyến mồ hôi nách. "Cách điều trị như vậy là sai phương pháp, không làm giảm mồ hôi nách mà còn xảy ra nhiều biến chứng", ông nói.
"Chữa cháy" cho bệnh nhi, bác sĩ phải cắt bỏ toàn bộ tổ chức hoại tử, chống nhiễm trùng. Vết thương hiện đã khô se nhưng bị mất da rất lớn nên khó liền lại, buộc phải phẫu thuật ghép da (lấy da từ vùng cơ thể khác để ghép vào).
Bác sĩ Quân cũng cho biết hậu quả của vết bỏng và nhiễm trùng ở nách rất nghiêm trọng, nếu không điều trị ngay có thể hoại tử lan rộng, nguy hiểm. Trường hợp sẹo lớn có thể gây co kéo, hạn chế vận động nách, cánh tay.
Trong trường hợp bé gái này, nguy cơ để lại sẹo hay bị co kéo vẫn có thể xảy ra dù đã được điều trị tích cực và ghép da.
Đây không phải là trường hợp tai biến sau điều trị hôi nách mà bệnh viện này tiếp nhận. Nhiều trường hợp nhập viện hai nách bị nhiễm trùng, hoại tử sau khi đốt laser ở các spa. Một số khác phẫu thuật hoặc hút nội soi sai cách cũng bị biến chứng chảy máu dẫn đến tụ máu, tụ dịch và nhiễm trùng nghiêm trọng.