Hệ thống trường chuyên của Việt Nam đã có từ lâu. Năm 1965, Khối Chuyên Toán – Tin (A0) được thành lập. Nhưng phải nói, chính sách này không của riêng Việt Nam mà được học tập từ nước ngoài.
Hiện nay, các nước tiên tiến trên thế giới vẫn giữ mô hình đào tạo những nhân tố xuất sắc. Họ không để những nhân tố này hòa chung vào mô hình đào tạo bình thường, dễ khiến tài năng bị thui chột.
Có thể kể tới như trong ĐH Tổng hợp Lomonoxop (Nga) vẫn tồn tại trường phổ thông chuyên thành lập từ 1964, tức là trước Việt Nam 1 năm. Trường này tập trung vào các lĩnh vực chuyên về khoa học tự nhiên. 5 năm trở lại đây, ngôi trường này còn “rẽ nhánh”, định hướng cho những học sinh có thiên hướng về kinh tế hoặc y dược ngay từ lớp 12.
Không chỉ ở Nga, nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến khác cũng có hệ thống trường chuyên mạnh như Đức, Pháp, Anh, Mỹ, Úc…
Còn trong khu vực, gần chúng ta có Singapore với ngôi trường chuyên nổi tiếng là Trường THPT Chuyên Toán và Khoa học (NUS) nằm trong ĐH Quốc gia Singapore. Hay như tại Thái Lan, trong các trường nổi tiếng như ĐH Mahidol hay ĐH Chulalongkorn cũng có hệ thống trường chuyên. Mặc dù đi sau nhưng hiện tại, những trường này đều phát triển rất mạnh.
Kể từ năm 2002, Nhật Bản bắt đầu có chiến lược xây dựng những trường THPT trọng điểm (Super Science High Schools) về khoa học tự nhiên. Đến nay, hệ thống đó đã lên tới khoảng 200 trường.
Học sinh dự thi vào lớp 10 Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên |
Nói trường chuyên chỉ "sản xuất gà nòi” là sai lầm
Có giai đoạn kinh tế chưa phát triển, mọi người thường đặt câu hỏi: “Tại sao phải đầu tư vào đỉnh cao của Olympic thể thao?”, “Đầu tư vào thể thao làm gì cho tốn kém?”, “Sao không đầu tư vào những cái khác hữu ích hơn?”...
Thực tế, tất cả các nước phát triển đều đầu tư cho thể thao, bởi điều đó sẽ tạo ra cú huých và là một thước đo nhằm chứng minh khả năng không giới hạn của con người.
Câu chuyện đầu tư của thể thao và trường chuyên tuy không hoàn toàn tương đồng nhưng cũng có điểm giống nhau về bài toán xã hội.
Những đối tượng tinh hoa của trường chuyên giống như GS Ngô Bảo Châu hay GS Đàm Thanh Sơn – vốn là những nhà khoa học đầu đàn - hiện đang đóng góp rất nhiều cho giáo dục nước nhà. Phải có những nhân tố như thế mới có thể khơi gợi nỗ lực, quyết tâm của giới trẻ và chứng minh được rằng người Việt Nam không thua kém bất cứ ai.
Còn nói trường chuyên chỉ để đào tạo "gà nòi” là sai lầm. Trước đây, mô hình trường chuyên có những lớp rất nhỏ, chủ yếu hướng tới giáo dục cá biệt nhiều hơn. Nói cách khác, mục tiêu khi đó là phát hiện và bồi dưỡng những nhân tố xuất sắc trong một lĩnh vực hẹp.
Còn giờ đây, đối tượng học sinh của trường chuyên đã mở rộng hơn rất nhiều. Trong số đó cũng có những nhân tố xuất sắc, nhưng tỉ lệ không nhiều. Các trường chuyên hiện tại đã hướng tới việc đào tạo toàn diện.
Ví dụ, bây giờ học sinh chuyên Toán không chỉ giỏi mỗi Toán. Các bạn cũng giỏi Tiếng Anh, tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, cũng có những trải nghiệm sáng tạo. Những bạn giành huy chương quốc tế có thể chơi tennis rất giỏi, hát và chơi đàn rất hay.
Mặt khác, nói học sinh chuyên học lệch cũng không phải là nhận định chuẩn xác. Bởi lẽ, học sinh chuyên vẫn phải tham gia các kỳ thi đánh giá bình thường của địa phương và của toàn quốc.
Thế nhưng, có một điều dễ dàng nhận thấy, thành tích học tập của học sinh chuyên vẫn luôn cao hơn so với mặt bằng chung.
Cần phát triển thành “đầu tàu” thay vì cào bằng
Một trong những vai trò của trường chuyên là khuyến khích, đào tạo những học sinh tinh hoa nhất, có năng lực xuất sắc để phát huy hết khả năng. Tuy nhiên, đó chỉ là một trong những mục tiêu chứ không phải là duy nhất.
Trường chuyên không chỉ là nơi đào tạo “gà chọi” đi thi giải quốc gia, quốc tế. Hệ thống trường chuyên giờ đây phải là “đầu tàu”, là một hình mẫu để lan tỏa những chính sách mới của giáo dục và thực thi những thay đổi giáo dục cơ bản, toàn diện.
Chúng ta càng phải coi đây là hình mẫu để các trường khác nâng chất lượng giáo dục chứ không phải cào bằng hay xóa bỏ.
Cũng có giai đoạn, nhiều người cho rằng cần phải chia đều thầy giỏi cho các trường để đảm bảo công bằng trong giáo dục. Nhưng như đã nói, chúng ta không thể quên rằng trường chuyên vẫn có mục tiêu phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo nhân tài cho đất nước. Một người có tài năng rất cần được học và tạo điều kiện để phát triển. Họ không thể vào môi trường kém cạnh tranh, thiếu đi động lực. Như vậy, sẽ không thể có những người thực sự giỏi để phát triển đất nước.
Điều này cũng giống như câu chuyện về đầu tư kinh tế. Tại sao đất nước vẫn cần phải có những vùng kinh tế trọng điểm để đầu tư thay vì cào bằng? Tất nhiên, chúng ta cần tới mặt bằng chung, nhưng để đột phá thì phải có những đầu tàu. Nếu đầu tư dàn trải, không có lộ trình từng bước, mọi thứ sẽ không thể phát triển.
TS. Lê Công Lợi (Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên)
Thúy Nga (ghi)
Làm gì để trường chuyên, trường chất lượng cao thực sự trở thành nơi tuyển chọn và bồi dưỡng nhân tài? Ý kiến của độc giả vui lòng gửi về email: [email protected]
Những cuốn học bạ toàn điểm 10 của học sinh dự tuyển vào lớp 6 trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam năm ngoái lại một lần nữa gây xôn xao cộng đồng mạng.
" alt=""/>Trường chuyên chỉ để đào tạo 'gà nòi'?Sáng nay (24/6), Sở GD-ĐT và Sở Thông tin truyền thông TP.HCM họp báo công bố bộ sách giáo khoa (SGK) được lựa chọn để đưa vào sử dụng năm học mới 2020-2021.
Ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, cho hay bộ sách Chân trời sáng tạo được lựa chọn nhiều nhất, chiếm tỷ lệ hơn 80%. Tuy nhiên, tỷ lệ thực tế không đều ở các môn, trong đó môn Tiếng Anh chiếm hơn 60%.
Bộ sách Chân trời sáng tạo do Sở GD-ĐT TP.HCM phối hợp với NXB Giáo dục Việt Nam biên soạn.
Ông Trung nhận định kết quả lựa chọn này là bình thường, bởi đây là bộ SGK đầu tiên và duy nhất có sự tham gia của các tác giả miền Nam.
"Khi các nhóm tác giả ở miền Nam tham gia biên soạn, SGK mang tính đặc trưng của vùng miền. Cụ thể như sách Tiếng Việt 1 có thể dùng từ “ba má” thay cho “bố mẹ”, dùng từ “ghe" thay cho "thuyền"… Các phương ngữ này gần gũi với học sinh tiểu học của khu vực. Bộ sách đã đáp ứng đúng chương trình của Hội đồng thẩm định quốc gia, nên giáo viên lựa chọn sách phù hợp với đặc điểm địa phương là hoàn toàn dễ hiểu” – ông Trung nói.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM |
Lý do thứ hai, theo ông Trung, bộ sách Chân trời sáng tạo được các thầy cô giáo trực tiếp đứng lớp tham gia trong quá trình biên soạn. Vì vậy, những chủ trương, biện pháp đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá cũng thể hiện nhiều và sát hợp với giáo viên thành phố.
Ông Trung cũng khẳng định việc lựa chọn SGK tại TP.HCM là hoàn toàn công khai, minh bạch, đúng quy trình của Bộ GD-ĐT.
Còn theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT, ngoài phương ngữ thì bộ SGK này còn có sự khác biệt từ phía đội ngũ tác giả. Trước đây, viết SGK là những giáo sư, tiến sĩ có chuyên môn sâu giảng dạy ở đại học hay viện nghiên cứu. Lần này, tham gia biên soạn còn có các giáo viên giỏi, cán bộ quản lý của thành phố. Trong đó có những gương mặt giáo viên tiểu học nổi tiếng của thành phố...
Như vậy, trong tổng số 554 trường tiểu học của TP.HCM thì có hơn 400 trường chọn bộ sách Chân trời sáng tạo.
Bộ sách Chân trời sáng tạo cũng được các tỉnh thành phía Nam lựa chọn nhiều. Trong đó, một số tỉnh thành chọn các đầu sách trong bộ này với tỷ lệ rất cao, như Bến Tre chọn cả bộ với tỷ lệ 90%,100% trường tiểu học của Bà Rịa - Vũng Tàu chọn sách Tiếng Việt, Đạo đức, Mỹ thuật của bộ sách. Còn ở An Giang, 91% trường chọn sách môn Tiếng Việt, 89% chọn sách Toán và Mỹ thuật, 90% trường chọn sách Tự nhiên Xã hội 90%.
Sở GD-ĐT không tác động tới việc chọn sách
Trước đó, câu chuyện NXB Giáo dục Việt Nam chi “lương tháng” cho lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM từ năm 2015 đã gây xôn xao dư luận.
Theo đó, từ năm 2015, NXB này đã có quyết định số 778 về việc chi thù lao cho “Ban chỉ đạo biên soạn bộ SGK miền Nam thuộc Sở GD-ĐT TP.HCM”.
Ban chỉ đạo được nói tới gồm 11 người của Sở GD-ĐT TP.HCM là các ông Lê Hồng Sơn - Giám đốc Sở, là Trưởng ban, ông Nguyễn Văn Hiếu - Phó Giám đốc Sở, là Phó ban và các trưởng, phó trưởng Phòng Giáo dục tiểu học, Trung học, Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng.
Mức chi mỗi tháng cho trưởng ban chỉ đạo là 6 triệu đồng, phó trưởng ban là 5 triệu đồng, ủy viên thường trực nhận 4 triệu đồng và ủy viên là 3,5 triệu đồng. Mức chi này được tính từ ngày 1/5/2015.
Trước câu hỏi việc cán bộ Sở nhận thù lao của NXB Giáo dục Việt Nam có ảnh hưởng tới sự lựa chọn bộ sách Chân trời sáng tạo của các trường hay không, ông Nguyễn Văn Hiếu khẳng định Sở GD-ĐT không có bất kỳ một động thái áp đặt hay chỉ đạo ngầm nào tới nhà trường như các nghi vấn đặt ra trước đó.
“Các bạn hãy xuống các trường phỏng vấn giáo viên để thấy sự tự chủ như thế nào trong việc chọn SGK. Tôi rất quý trọng và tin tưởng giáo viên thành phố không dễ bị chi phối hay áp đặt. Các trường rất coi trọng uy tín và danh dự của mình” - ông Hiếu nói.
Theo ông Hiếu, trong trường hợp giáo viên chọn sách khác hiệu trưởng, thì cần căn cứ vào Thông tư 01 của Bộ GD-ĐT về Hướng dẫn việc lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông.
“Chúng tôi rất mong sự đa dạng để có được sự so sánh” – ông Hiếu nói.
- Từ kết quả tổng hợp của các địa phương, Bộ GD-ĐT nhận thấy 2 tỉnh là Khánh Hòa và Long An có kết quả chọn sách giáo khoa mới khác hơn so với 61 tỉnh/thành phố còn lại khi toàn tỉnh chỉ chọn duy nhất một bộ.
" alt=""/>80% trường tiểu học ở Sài Gòn chọn bộ sách do Sở biên soạnPhút 28, Phong Phú Hà Nam bị Hà Nội gỡ hoà trong tình huống Phương Linh toả sáng và lập công cho đội bóng Thủ đô. Bước sang hiệp 2, Hà Nội tiến hành hàng loạt sự điều chỉnh về nhân sự.
Thầy trò HLV Nguyễn Anh Tuấn cho thấy quyết tâm giành 3 điểm và chiếm được lợi thế trước giai đoạn lượt về. Nhưng cũng như Phong Phú Hà Nam, những miếng đánh tấn công của Hà Nội chưa đủ sắc sảo để ghi bàn. Trận đấu khép lại với 1 điểm cho mỗi đội.
Lượt trận còn lại chứng kiến Sơn La vấp phải thử thách mang tên TP.HCM. Họ thi đấu kiên cường và gây ra không ít khó khăn cho các đối thủ. Đáng tiếc, thầy trò HLV Lường Văn Chuyên để cho Đậu Nguyễn Quỳnh Anh ghi bàn thắng duy nhất của trận đấu ở phút 15. Chung cuộc, Sơn La thất bại trước TP.HCM với tỷ số tối thiểu 0-1.
" alt=""/>Giải U16 nữ VĐQG 2022: Hà Nội và Hà Nam chia điểm