Cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và những người đồng cấp Trung Quốc tại Anchorage, Alaska vào ngày 18/3 giờ địa phương (ngày 19/3 giờ Việt Nam) sẽ đánh dấu cuộc đối thoại song phương đầu tiên giữa chính quyền của tân Tổng thống Joe Biden với Bắc Kinh, trong bối cảnh hai bên tiếp tục đối đầu về nhiều vấn đề, từ Hong Kong đến an ninh hàng hải và chính sách kinh tế.Đại diện phía Bắc Kinh sẽ là Ủy viên Bộ Chính trị Dương Khiết Trì và Ngoại trưởng Vương Nghị. Về phía Mỹ, ngoài Ngoại trưởng Blinken còn có sự góp mặt của Cố vấn An ninh quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan. Washington không tiết lộ bên nào đưa ra yêu cầu đối thoại trước tiên, dù Bắc Kinh tuần trước tuyên bố sự kiện được dàn xếp theo đề xuất từ chính quyền Biden.
Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng dẫn lời một quan chức cấp cao trong chính quyền Biden tiết lộ, các cuộc đối thoại ở Anchorage chỉ được coi như đợt thảo luận đầu tiên nhằm gia tăng hiểu biết giữa hai bên về "các lợi ích, ý định và ưu tiên". Phía Mỹ không kỳ vọng đạt được bất kỳ kết quả đàm phán cụ thể nào và dự kiến sẽ không ra tuyên bố chung với Trung Quốc sau đó.
Theo một quan chức khác, chính quyền Biden đặc biệt lưu ý đến việc Bắc Kinh trước đây ít khi giữ đúng các cam kết của họ với Washington.
Bất chấp kỳ vọng thấp đối với những hứa hẹn từ Bắc Kinh, các quan chức Mỹ tin chính quyền Biden sẽ tham gia đối thoại ở Alaska với ưu thế ngày càng tăng, khi xứ sở cờ hoa đang đạt được nhiều tiến bộ trong cuộc chiến chống Covid-19 cùng những nỗ lực khôi phục liên minh với các đối tác toàn cầu.
Quan chức thứ nhất nói, Washington sẽ vạch ra một số lĩnh vực cụ thể mà họ muốn Bắc Kinh cần phải xúc tiến thay đổi trước khi có thể cải thiện quan hệ song phương, bao gồm cả hành động "cưỡng ép kinh tế" đối với các đồng minh của Mỹ như Australia. Ông Blinken và ông Sullivan dự kiến cũng đề cập đến công nghệ, hành động của Trung Quốc ở Biển Đông...
Quan chức trên cho biết thêm, Washington sẽ tìm cách dập tắt niềm tin của một số người ở Bắc Kinh rằng có sự khác biệt giữa những gì chính quyền Biden tuyên bố trước công chúng và thông điệp của họ đằng sau những cánh cửa đóng kín.
Dù sự kiện diễn ra cách xa thủ đô của hai nước hàng nghìn kilômét, các quan chức Mỹ đều nhấn mạnh đến ý nghĩa biểu tượng của địa điểm tổ chức. Danny Russel, người từng làm Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương thời cựu Tổng thống Barack Obama cho rằng, việc lựa chọn Anchorage mang tính chiến lược, ám chỉ chính quyền Biden mong muốn cuộc họp diễn ra trên đất Mỹ và theo các điều kiện của Mỹ.
Báo Politico đưa tin, phía Trung Quốc tỏ ra không vui với khả năng họ phải đệ trình xét nghiệm Covid-19 trước khi gặp những người đồng cấp Mỹ, theo các khuyến nghị áp dụng với những du khách đến Alaska. Các kế hoạch rò rỉ đầu tuần này cũng cho thấy, hai đoàn đại biểu sẽ không dùng bữa cùng nhau ở Anchorage dù tổ chức tiệc chào mừng đã trở thành thông lệ trong những sự kiện ngoại giao cấp cao như vậy.
Một nguồn thạo tin nói, mọi thứ đã được lên lịch một cách hết sức cẩn thận.
Ngoài ra, việc ông Blinken và ông Sullivan gặp các đại diện Bắc Kinh ngay sau các chuyến công du đến Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc dường như nhằm gửi một thông điệp mạnh mẽ rằng, Mỹ đã tham vấn và sẵn sàng cùng các đồng minh, đối tác quan trọng ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương phối hợp chống lại những hành vi bị tố là sai trái của Bắc Kinh.
Phát biểu trước các phóng viên hôm 16/3, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki thừa nhận, cuộc đối thoại Mỹ - Trung nhiều khả năng sẽ có những phần đối thoại "khó khăn". Cho đến thời điểm cận kề đối thoại, căng thẳng giữa hai bên vẫn chưa có dấu hiệu dịu bớt.
Chính quyền Biden đang duy trì chính sách áp thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Trung Quốc có từ thời Tổng thống tiền nhiệm Donald Trump. Washington cũng tỏ rõ ý định sẽ không nhượng bộ Bắc Kinh để đổi lấy sự hợp tác về các vấn đề quan tâm chung như chống biến đổi khí hậu hay giải trừ hạt nhân.
Tại cuộc họp báo sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Nhật hôm 16/3, Ngoại trưởng Mỹ Blinken tái nhắc lại cáo buộc Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế thông qua những yêu sách phi lý về chủ quyền và hàng hải ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
"Chúng tôi đã thống nhất tầm nhìn về một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở, nơi các quốc gia tuân theo các quy tắc, hợp tác bất cứ khi nào có thể và giải quyết những khác biệt một cách hòa bình. Đặc biệt, chúng tôi sẽ cùng ra tay đẩy lui nếu cần thiết, khi Trung Quốc sử dụng các biện pháp ép buộc hoặc gây hấn để giành thứ họ muốn”, ông Blinken nhấn mạnh.
Đáng chú ý, một ngày trước sự kiện quan trọng ở Alaska, chính quyền Biden đã công bố trừng phạt kinh tế 24 quan chức Trung Quốc ở đại lục và Hong Kong liên quan đến việc Bắc Kinh thông qua cải tổ hệ thống bầu cử tại đặc khu. Trong tuyên bố phát đi ngày 17/3, ông Biden cho hay, các biện pháp trừng phạt mới nhằm nêu bật "mối quan ngại sâu sắc" của Mỹ trước động thái mới nhất của Bắc Kinh, vốn "đơn phương làm xói mòn hệ thống bầu cử cũng như tiếp tục làm suy yếu mức độ tự trị từng được hứa hẹn cho Hong Kong".
Giới quan sát đánh giá, diễn biến một lần nữa phản ánh cách tiếp cận cứng rắn của chính quyền Biden trước Trung Quốc và việc họ có thể gia tăng sức ép khi đặt lên bàn đàm phán những vấn đề nhạy cảm, đang kéo căng quan hệ song phương, dù sẵn sàng hợp tác với Bắc Kinh ở các lĩnh vực khác.
Ngược lại, dù bày tỏ hy vọng cuộc đối thoại ở Anchorage sẽ mang đến cơ hội để "đưa quan hệ Mỹ - Trung trở lại đúng hướng", Bắc Kinh cũng cảnh báo về những "lằn ranh đỏ" mà đối phương không thể xâm phạm. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên yêu cầu Washington ngưng can thiệp vào Hong Kong và các vấn đề nội bộ khác của Trung Quốc.
Tuy nhiên, Zhiqun Zhu, chuyên gia về khoa học chính trị và quan hệ quốc tế thuộc Đại học Bucknell nhận định, việc Trung Quốc cử hai quan chức cấp cao đến Alaska cho thấy Bắc Kinh coi trọng cuộc tiếp xúc đầu tiên với chính quyền Biden. Vì vậy, họ nên tận dụng dịp này để đưa ra một danh sách mà phía Mỹ có thể hợp tác.
Tuấn Anh

Chuyên gia mách nước ông Biden cách ứng phó Trung Quốc
Tổng thống Mỹ Joe Biden coi Trung Quốc là ưu tiên chính sách đối ngoại thứ nhất. Song, việc ông đề xuất tham vấn các đồng minh Mỹ trước khi hành động bị coi là cách khởi đầu sai lầm.
" alt=""/>Mỹ sẽ 'rắn' với Trung Quốc tại cuộc đối thoại đầu tiên

 |
Mitsubishi Xpander bản đặc biệt có thêm tem dán miễn phí cho khách mua |
 |
Suzuki Ertiga Sport có ngoại hình già dặn, ít điểm nhấn |
Đồng thời nhà phân phối tiếp tục duy trì 3 phiên bản nhập khẩu từ Indonesia là MT (giá 555 triệu đồng), AT (giá 630 triệu đồng) và Cross (giá 670 triệu đồng) như một biện pháp bổ sung nguồn cung.
Hiện tại, Mitsubishi Xpander bán tại Việt Nam đã ghi nhận cột mốc với 50.000 xe được giao tới tay khách hàng. Đây là kỷ lục mà ít mẫu xe nào có được chỉ trong vòng 3 năm (khách bắt đầu đặt hàng từ 9/2018).
Ở phía còn lại, đối thủ Suzuki Ertiga thế hệ mới ra mắt Việt Nam từ tháng 6/2019, đến nay lượng bán tích lũy là 5.736 sau hơn 2 năm tồn tại. Suzuki Ertiga duy trì 2 phiên bản nhập khẩu từ Indonesia gồm MT (500 triệu đồng) và AT (560 triệu đồng).
Vậy với 630 triệu đồng, nên chọnMitsubishi Xpander phiên bản đặc biệt lắp ráp trong nước hay Suzuki Ertiga vốn có giá bán rẻ hơn?
Cùng VietNamNet so sánh nhanh 2 mẫu xe này:
Xpander đắt hơn 70 triệu nhưng tiện nghi chỉ tương đương Ertiga
Trong lần nâng cấp mới của Xpander, hãng Mitsubishi đã có nâng cấp đáng chú ý trong nội thất. Màn hình giải trí trung tâm của Xpander phiên bản đặc biệt đã nâng cấp kích thước từ 7 inch lên 10 inch, giúp dễ quan sát hình ảnh hiển thị từ camera 360 độ.
 |
Nội thất Mitsubishi Xpander bản đặc biệt |
 |
Nội thất Suzuki Ertiga bản Sport |
Trong khi đó, đối thủ Suzuki Ertiga sau lần ra mắt thế hệ mới hồi cuối tháng 6/2019 đã tiến hành làm mới sản phẩm bằng phiên bản Suzuki Ertiga Sport, bán từ đầu tháng 05/2020.
Với giá 560 triệu đồng, Suzuki Ertiga Sport rẻ hơn Mitsubishi Xpander bản đặc biệt tới 70 triệu đồng. Về cơ bản, Suzuki Ertiga Sport không khác biệt so với bản Limited trước đó (giá 555 triệu đồng), chỉ bổ sung thêm công nghệ an toàn còn thiếu. Do đó, các trang bị tiện nghi vẫn như cũ.
Cả hai mẫu xe đều có điểm chung là sở hữu màn hình 10 inch cho phép ghép nối với thiết bị di động thông qua qua Apple CarPlay và Android Auto, điều hòa 2 giàn lạnh, với 4 cửa gió cho hàng ghế thứ 2, vô lăng tích nút bấm, gương gập điện chỉnh điện, ổ cắm điện 12V cho cả 3 hàng ghế...
 |
Mitsubishi Xpander bản đặc biệt có thêm màn hình 10 inch và camera 360 độ |
 |
Màn hình Suzuki Ertiga là loại 10 inch và có sẵn kết nối Apple CarPlay và Android Auto giống Xpander. |
Mặc dù Mitsubishi Xpander sở hữu nội thất bọc da, nút bấm đàm thoại không dây và cruise control (kiểm soát hành trình) trên vô-lăng, trong khi Suzuki Ertiga Sport dùng ghế nỉ và phím chỉnh âm thanh trên vô-lăng, nhưng lại trông xịn sò hơn khi có tính năng điều hòa tự động, vô-lăng và bệ trung tâm ốp gỗ bóng.
Có thể nói, về mặt tiện nghi, hai đối thủ đều có những điểm hơn và kém nhau, ví như “kẻ tám lạng, người nửa cân”.
Ngoại hình Xpander trẻ trung, Ertiga già dặn
Cả Mitsubishi Xpander và Suzuki Ertiga Sport hiện tại đều là thiết kế mới nhất của hai hãng xe Nhật Bản. Mitsubishi Xpander theo ngôn ngữ Dynamic Shield, hướng đến sự trẻ trung, cá tính. Với Suzuki Ertiga là nét hiện đại pha chút già dặn.
Phía đầu xe của Mitsubishi Xpander nổi bật nhờ bộ lưới tản nhiệt thiết kế với 2 thanh nan crôm lớn. Cụm đèn chiếu sáng trước dạng tầng tách biệt chế độ pha/cos, dùng công nghệ LED. La-zăng của Xpander dùng kích thước 16 inch 5 chấu đơn, kiểu phay bóng 2 tông màu trông hiện đại. Phía đuôi tạo điểm nhấn nhờ cụm đèn hậu LED hình chữ L.
Bên cạnh đó, điểm mới trên phiên bản đặc biệt của Xpander là khách mua sẽ được lựa chọn sẵn 1 trong 5 bộ decal trang trí ngoại thất, thay vì phải tự bỏ tiền làm bên ngoài.
Ở chiều ngược lại, đối thủ Suzuki Ertiga Sport sở hữu gương mặt mang cảm giác hơi lành, thậm chí là già dặn vì thiếu đường nét sắc xảo, tạo điểm nhấn. Xe vẫn sử dụng cụm đèn pha/cos Halogen thấu kính, không có đèn định vị ban ngày. La-zăng dùng loại 15 inch 6 chấu, phay bóng 2 màu tương tự đối thủ Xpander. Phía đuôi, đèn hậu thiết kế hình chữ L khá giống Xpander nhưng thiếu cánh gió trên cao.
 |
Mitsubishi Xpander và Suzuki Ertiga có nét tương đồng thiết kế phía đuôi, nhất là ở cụm đèn hậu. |
Về kích thước dài x rộng x cao, Mitsubishi Xpander bản đặc biệt nhỉnh hơn một chút với thông số lần lượt là 4.475 x 1.750 x 1.730 (mm), còn trên Suzuki Ertiga Sport là 4.395 x 1.735 x 1.690 (mm). Chiều dài cơ sở của Mitsubishi Xpander là 2.775 mm, trong khi Suzuki Ertiga Sport là 2.740 mm. Mặc dù vậy bán kính vòng quay tối thiểu của hai mẫu xe này tương đương nhau là 5,2 mét.
Như vậy, ngoại hình hai mẫu xe trên khá khác biệt phong cách. Trong khi Mitsubishi Xpander tận dụng rất tốt phong cách thiết kế trẻ, khỏe tương tự dải sản phẩm mới như Pajero Sport, Outlander thì Suzuki Ertiga Sport lại khá bảo thủ, chưa thực sự thay đổi triệt để phóng cách già cỗi vốn bị chê nhiều từ thế hệ cũ.
Suzuki Ertiga Sport tiết kiệm, Mitsubishi Xpander tăng độ an toàn
Các phiên bản hiện tại của Mitsubishi Xpander và Suzuki Ertiga Sport đều giữ nguyên động cơ, hộp số và hệ dẫn động cầu trước như lúc mới ra mắt. Cùng sử dụng dẫn động cầu trước, hộp số tự động 4 cấp và động cơ xăng 1.5L, nhưng hai chiếc MPV này có sự khác biệt tương đối về khả năng vận hành.
Theo công bố từ nhà sản xuất, Mitsubishi Xpander bản đặc biệt vẫn duy trì công suất cực đại 103 mã lực, mô-men xoắn lớn nhất 141 Nm tại vòng tua máy 4.000 v/p. Đối thủ Suzuki Ertiga Sport có công suất tương đương, nhưng lực mô-men xoắn lớn nhất ít hơn, ở mức 138 Nm tại vòng tua máy 4.400 v/p. Bù lại, trọng lượng không tải của Ertiga là 1.130 kg, nhẹ hơn so với mức 1.250 kg của Xpander.
Do đó, về lý thuyết, Xpander tăng tốc tốt hơn Ertiga khi đạt đủ vòng tua máy. Bù lại Ertiga có mức tiêu thụ nhiên liệu trên đường hỗn hợp nhỉnh hơn so với Xpander (mức tiêu thụ Ertiga Sport là 5,95 lít/100km trong khi ở Xpander đặc biệt là 6,2 lít/100km).
 |
Mitsubishi Xpander và Suzuki Ertigacó sức mạnh tương đương, khác nhau về trang bị an toàn |
Cả hai mẫu xe đều có các trang bị an toàn tiêu chuẩn tương đương nhau gồm 2 túi khí, phanh ABS, EBD, cân bằng điện tử, khởi hành ngang dốc, camera lùi, cảm biến lùi. Tuy nhiên, với sự nâng cấp mới nhất, Mitsubishi Xpander bản đặc biệt đã gia tăng yếu tố an toàn hơn so với Suzuki Ertiga Sport.
Cụ thể, Mitsubishi Xpander phiên bản đặc biệt có thêm camera 360 độ giúp người lái mở rộng tầm nhìn, giảm thiểu điểm mù và nguy cơ va chạm khi lùi xe. Tính năng này kết hợp với màn hình 10 inch mới khá hiệu quả cho người dùng.
Kết luận
Sau khi ra mắt phiên bản đặc biệt Xpander tăng thêm trang bị, nhà phân phối Mitsubishi Motors Việt Nam đồng thời áp dụng khuyến mại trong tháng 9, hỗ trợ 50% phí trước bạ và bảo hiểm vật chất trị giá 10 triệu đồng. Chế độ bảo hành vẫn là 3 năm hoặc 100.000 km.
Trong khi đó, bên cạnh áp dụng chính sách bảo hành động cơ và hộp số lên thành 05 năm hoặc 150.000 km, khách mua Suzuki Ertiga Sport hiện còn được giảm giá tối đa 20 triệu đồng tùy đại lý.
Như vậy, sau khi đã trừ đi các khuyến mại trong tháng 9 thì Mitsubishi Xpander bản đặc biệt chỉ còn đắt hơn Suzuki Ertiga Sport khoảng 50 triệu đồng. Suy tính một cách thực dụng, mua Xpander vẫn có lợi hơn bởi nếu Ertiga Sport nâng cấp thêm cruise control, camera 360 độ, ghế bọc da giống đối thủ cũng khá tốn kém.
Bù lại, ưu thế vận hành tiết kiệm xăng, thời gian bảo hành dài hơn của Suzuki Ertiga Sport sẽ là lựa chọn hợp lý đối với người dùng mua xe làm dịch vụ.
 |
Bảng so sánh thông số kỹ thuật giữa Mitsubishi Xpander phiên bản đặc biệt lắp ráp trong nước và Suzuki Ertiga Sport nhập khẩu Indonesia |
Đình Quý
Bạn hài lòng hay thất vọng với chiếc xe đầu tiên của mình? Hãy chia sẻ câu chuyện mua ô tô lần đầu tiên của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Những mẫu sedan, MPV và SUV đô thị trong tầm giá 500 triệu đồng
Trong khoảng giá trên dưới 500 triệu đồng, người dùng hiện có thể lựa chọn một số mẫu sedan, MPV và SUV đô thị như Suzuki Ertiga 5MT, MG ZS Std+ hay Honda City E.
" alt=""/>Với 630 triệu, mua Mitsubishi Xpander hay Suzuki Ertiga?

Không ít rắc rối đã nảy sinh từ đây vì nhiều thượng đế phải bỏ tiền mua cái "chính hãng", sau rồi té ngửa, hình như mua phải "chính hãng rởm"...
 |
Sự cố vụ BenQ-Siemens khiến người tiêu dùng cẩn trọng hơn khi mua điện thoại di động. Ảnh minh họa: Hoàng Hà. |
Một sự cố liên quan đến BenQ-Siemens trong thời gian gần đây làm cho người tiêu dùng "ngờ ngợ" không biết có nên tin hay không vào ba từ "hàng chính hãng" mà lâu nay những siêu thị điện thoại lớn vẫn coi đó là một trong những tiêu chí để cạnh tranh và khẳng định đẳng cấp, chất lượng.Lúc đầu, người ta chỉ biết BenQ-Siemens có một nhà phân phối chính thức và duy nhất là ABTel, nhưng đột nhiên, một đơn vị mang tên TPC cũng quảng cáo và giới thiệu mình là nhà phân phối chính thức của BenQ-Siemens. Sản phẩm BenQ-Siemens dán tem của TPC cũng xuất hiện tại một số siêu thị điện thoại di động, kèm theo cả một chương trình khuyến mãi khá "hoành tráng". Chỉ đến khi xảy ra sự cố, khách hàng đem đến trung tâm bảo hành chính thức của BenQ-Siemens và bị từ chối bảo hành thì mọi chuyện mới vỡ lở. Đại diện BenQ-Siemens tuyên bố TPC không phải là nhà phân phối chính thức do họ ủy quyền.
Thực ra, TPC vốn dĩ là nhà phân phối của một số thương hiệu điện thoại di động lớn, nhưng với BenQ-Siemens thì họ chỉ tự nhập khẩu và tự bảo hành, không khác hàng xách tay là bao. Bên phí TPC sau đó có gửi một giấy chứng nhận từ BenQ Mobile rằng TPC có mua hàng từ công ty này. Nhưng điều đó chỉ chứng tỏ rằng hàng của họ có nguồn gốc chứ không có một văn bản nào chứng nhận họ là nhà phân phối chính thức. Tức là, không nhận được một đảm bảo nào từ hãng của BenQ-Siemens Việt Nam. Khi đó, TPC có thể là nhà phân phối, nhưng không chính thức.
 |
Nokia chỉ có 3 nhà phân phối chính thức. Ảnh: Hoàng Hà. |
Một trường hợp khác cũng tương tự là câu chuyện của TCM. Công ty này từng là nhà phân phối chính thức cho nhiều thương hiệu như Motorola, Panasonic, Innostream, i-Mobile, VK... TCM đã không còn là nhà phân phối chính thức của Motorola từ nhiều tháng nay nhưng người tiêu dùng vẫn thấy hàng Motorola dán tem của TCM. Theo tìm hiểu của e-Chip Mobile, những lô hàng này vẫn được bảo hành nghiêm túc vì đó là hàng tồn đọng từ thời điểm TCM phân phối cho Motorola. Theo Motorola Việt Nam, nếu những lô hàng này bán hết mà TCM vẫn tiếp tục "phân phối" hàng của Motorola thì sẽ không được bảo hành theo tiêu chuẩn của hãng.
Các hãng điện thoại di động muốn chính thức đưa sản phẩm vào thị trường đều phải thông qua một hệ thống phân phối chuyên nghiệp. Trong đó, đầu mối trên cùng trực tiếp làm việc và truyền tải mọi thông tin, sản phẩm, các dịch vụ hậu mãi... của hãng tới thị trường thì được gọi là nhà phân phối chính thức. Các nhà phân phối được sự ủy nhiệm của hãng cũng sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp đối với các sản phẩm đó. Như vậy, đương nhiên, khách hàng mua sản phẩm do nhà phân phối chính thức bán ra sẽ nhận được mọi chăm sóc từ hãng và sản phẩm đó được gọi là hàng chính hãng. |
Trên thực tế, Motorola vẫn cho phép TCM bán hết các sản phẩm tồn kho nhập thời gian trước đó. Và theo chính sách của Motorola, các nhà phân phối được phép tự bảo hành sản phẩm do mình bán ra. Do vậy, dù hợp đồng giữa TCM với Motorola đã chấm dứt, ở thời điểm này, nhiều khách hàng nếu có mua phải hàng không chính hãng cũng khó có thể phát hiện ra.
Không chỉ bán ra sản phẩm của Motorola, TCM hiện còn bán cả sản phẩm của Sony Ericsson. Mặc dù gần đây, Sony Ericsson có thông báo rất rõ ràng rằng họ không chịu trách nhiệm với các sản phẩm không do hai nhà phân phối chính thức của họ, Thuận Phát và P&T Mobile, bán ra.
Trên một mẫu quảng cáo báo gần đây, TCM giới thiệu mình là "Đại diện nhà phân phối toàn cầu" cho các sản phẩm điện thoại Motorola, Bavapen, Sony Ericsson. Ở đây, khái niệm "Đại diện nhà phân phối toàn cầu" là đại diện cho ai và có vị trí thế nào trong kênh phân phối. Khái niệm này còn khá trừu tượng khiến người dùng không khỏi băn khoăn. Hiện chưa có một văn bản chính thức nào mô tả về khái niệm này, nhưng có một điều chắc chắn rằng TCM không phải là nhà phân phối do Motorola hay Sony Ericsson chỉ định tại Việt Nam.
 |
Khi mua hàng chính hãng, khách hàng sẽ được sử dụng hệ thống bảo hành chính hãng theo tiêu chuẩn toàn cầu. Ảnh: Hoàng Hà. |
Với những câu chuyện như trên, xét về luật thì các đơn vị kia không sai khi họ chủ động nhập khẩu tự kinh doanh sản phẩm và thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý. Nhưng nếu khách hàng mua các sản phẩm như thế thì rõ ràng sẽ phải chịu không ít thiệt thòi vì không được hưởng các đảm bảo và hỗ trợ từ phía hãng sản xuất.
Sự hỗ trợ lớn nhất ở đây chính là khi khách hàng mua máy sẽ được sử dụng hệ thống bảo hành chính hãng theo tiêu chuẩn toàn cầu. Hệ thống bảo hành này do hãng ủy nhiệm nên được hỗ trợ rất nhiều về mặt kỹ thuật cũng như linh kiện, phụ kiện tương thích, tiên tiến nhất do hãng cung cấp. Còn ở các trung tâm bảo hành không phải do hãng ủy nhiệm, việc không đủ điều kiện bảo hành là chuyện rất dễ xảy ra.
Ngoài ra, khi mua hàng chính hãng, khách hàng còn được tham gia những chương trình khuyến mãi lớn do các hãng chủ trì, có tư vấn chính xác, cùng nhiều lợi ích khác tùy theo chính sách của hãng vào từng thời điểm cụ thể.
Danh sách các nhà phân phối chính thức Nokia: Công ty Phân phối FPT (FPT Distribution) Công ty Thuận Phát Công ty May Mắn (Lucky) PV Telecom Samsung: Công ty Công nghệ di động FPT (FPT Mobile) Công ty Viettel Motorola Công ty Công nghệ di động FPT (FPT Mobile) Công ty Thuận Phát Công ty Ngôi Sao Sáng (BS) Sony Ericsson: Công ty P&T Mobile Công ty Thuận Phát BenQ - Siemens : Công ty An Bình (ABTel) HTC Công ty An Bình (ABTel) i-Mobile Công ty Ngôi Sao Sáng (BS) |
" alt=""/>ĐTDĐ chính hãng