- Một tuần sau khi công bố dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (dự thảo CT), Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết “Bộ sẵn sàng tiếp thu tất cả các ý kiến đóng góp, và sẽ sơ kết, tổng kết lại, thấy cần sửa sẽ sửa”.Bộ sẵn sàng tiếp thu
Một nghiên cứu sinh tại Nhật Bản cho rằng phần chuẩn bị Dự thảo CT hơi gấp. Ông phản hồi như thế nào với nhận xét này?
- Thứ tưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết: Tinh thần chuẩn bị Dự thảo CT là khẩn trương, dù tất cả mọi việc phải theo thứ tự: xong Nghị quyết của TƯ Đảng, tới Nghị quyết của Quốc hội rồi mới đến Đề án đổi mới Chương trình, SGK. Sản phẩm của việc sau phải tuân thủ, phù hợp với sản phẩm của việc trước, CT môn học phải ra sau và phù hợp CT tổng thể, SGK phải ra sau và phù hợp CT môn học.
Trên thực tế, ý đồ để thực hiện những công việc này đã có từ lâu, và ngành đã bắt tay vào làm các công việc chuẩn bị từ lâu rồi. Ví dụ như việc chuẩn bị cho Chương trình này đã làm từ 3 năm nay, chứ không phải mới làm một năm vừa rồi sau khi có Nghị quyết số 88 của Quốc hội.
Cũng như vậy, bây giờ có người nói rằng viết SGK cùng lúc với xây dựng chương trình là quy trình ngược. Tôi khẳng định không ngược. Bộ sẽ ban hành chương trình trước, rồi có SGK sau. Còn trong lúc chờ có chương trình, vẫn có thể chuẩn bị SGK. Khi nào có chương trình chính thức sẽ điều chỉnh dự thảo SGK cho phù hợp.
Nói gấp thì cũng gấp thật, nhưng theo nghĩa mình phải khẩn trương chứ không được làm ẩu, làm trái quy trình.
Cũng ý kiến của nghiên cứu sinh “trong Dự thảo CT, các tác giả lúc thì dùng “nhân cách công dân”, “phẩm chất công dân” lúc lại viết “ý thức công dân” trong khi ở Nhật thống nhất gọi là “phẩm chất công dân”. Vậy thì “phẩm chất công dân”, “nhân cách công dân”, “ý thức công dân” là một hay là ba thực thể khác nhau? Nếu khác nhau thì mối quan hệ giữa chúng như thế nào thưa Thứ trưởng?
Tôi không biết tiếng Nhật nhưng chắc chắn đặc điểm ngôn ngữ của các nước thì có khác nhau. Trong tiếng Việt, những từ đó tuy có thể bao hàm nội dung giống nhau nhưng cũng có phần khác nhau, những sắc thái khác nhau. Ở những chỗ chung nhất trong Dự thảo CT đều dùng từ phẩm chất.
Tùy thuộc vào nội dung cần diễn đạt và văn cảnh khác nhau mà có thể dùng những từ khác nhau. Ban soạn thảo sẽ lựa chọn tiếp thu các ý kiến góp ý.
Cơ sở để Ban soạn thảo lựa chọn 3 phẩm chất chủ yếu, 8 năng lực chung đối với học sinh phổ thông Việt Nam là gì, thưa ông?
- Diễn đạt thành bao nhiêu năng lực là tuỳ mỗi nước có sự lựa chọn khác nhau. Nhưng những phẩm chất và năng lực đó là phổ biến ở nước nào cũng cần, học sinh nào cũng cần, công dân nào cũng cần – đó là cơ sở lựa chọn. Có điều, tùy từng nước muốn nhấn mạnh nội dung gì thì sẽ có cách diễn đạt tương ứng.
Khi phân tích ra thì những nội dung được nêu trong các phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung như trong Dự thảo CT của Việt Nam là không khác với các nước nhưng mang sắc thái Việt Nam.
Các nội dung khác cũng có tình hình tương tự. Ví dụ hoạt động trải nghiệm sáng tạo rất được chú trọng trong chương trình phổ thông của Hàn Quốc nhưng lại không được nêu trong CT của một số nước phát triển ở Châu Âu. Khi mình hỏi thì họ giải thích là không cần quy định trong CT vì tự nhà trường và cộng đồng họ đã vẫn thường làm rồi. Ở nước ta lâu nay vẫn quá tập trung vào kiến thức, coi nhẹ các hoạt động trải nghiệm của học sinh nên hoạt động này phải được quan tâm thích đáng trong CT mới.
Cách tiếp cận đã rất khác
- Với chương trình mới, điều rất quan trọng là thay đổi cách tiếp cận.
Những lần thay đổi CT giáo dục trước đây, khi triển khai ra đồng loạt tất cả cùng làm một lúc, và cùng làm giống nhau. Nhưng với CT lần này, sẽ không hẳn là triển khai đồng loạt bởi tới thời điểm này những việc gì cần làm và có thể làm ngay thì đã có nơi làm rồi theo tinh thần là vừa làm, vừa rút kinh nghiệm và đến năm 2018 tất cả đều phải làm.
Tuy nhiên, kể cả tới lúc đó, mỗi trường có điều kiện khác nhau thì đặt mức độ, mục tiêu khác nhau, chọn cách làm cụ thể khác nhau.
Về cơ bản thì giống nhau theo quy định của CT mới, nhưng chúng ta cần chấp nhận sự khác nhau giữa các đơn vị, chứ không yêu cầu đồng loạt giống nhau. Đó là cách tiếp cận mới. Rõ nét nhất trong chuyện này là ở tổ chức dạy học tự chọn hay trải nghiệm sáng tạo, tùy theo địa phương mà có lộ trình riêng, có cách làm riêng, đặt ra mục tiêu phù hợp với khả năng.
Điều thứ hai là chúng ta không cầu toàn ngay từ đầu. Chương trình ban hành cần có tính ổn định nhưng cũng cần đặt trong quá trình phát triển, không phải là cố định. Từng nhà trường cũng phải liên tục nâng dần khả năng và yêu cầu cần đạt, vừa phù hợp điều kiện thực tế, vừa có sự phát triển. Công tác quản lý là quản lý sự phát triển.
Đấy là cách chung của thế giới khi làm chương trình, mình phải học tập. Thực tế CT hiện hành cũng đã được điều chỉnh nhiều so với khi mới ban hành, nhưng sự điều chỉnh đó chưa thật sự mang tính chủ động, lần này chúng ta chủ động hơn.
Ông đã từng nói rằng để có thể dạy tích hợp giáo viên chỉ cần bồi dưỡng thêm dựa trên nền tảng phổ thông và kỹ năng về sư phạm. Tuy nhiên, không ít giáo viên cho rằng họ không thể làm được điều đó. Họ là người trực tiếp đứng lớp. Các ông lắng nghe ý kiến của những giáo viên này thế nào?
- Mỗi sự thay đổi đều không dễ dàng. Nói cụ thể vào dạy học tích hợp. Nhiều người hiểu tích hợp là phải rất nhuần nhuyễn nội dung, phương pháp – và hiểu thế là cũng đúng thôi. Nhưng làm như thế ngay thì điều kiện hiện nay của chúng ta không làm được. Vì vậy, chúng ta phải quyết tâm làm nhưng không cầu toàn. Làm vừa phải thôi, ở mức mình có thể thực hiện được, phù hợp với khả năng của người viết chương trình, viết SGK và khả năng của giáo viên hiện nay.
Có người bảo rằng Bộ chỉ định xếp các môn đứng cạnh nhau, không phải là tích hợp, nhưng tôi khẳng định là có tích hợp nhưng dừng ở mức độ vừa phải. Điều này thể hiện ở chỗ: chương trình, SGK và kế hoạch dạy học đảm bảo cho các kiến thức của các phân môn khác nhau nhưng có liên quan thì được xếp gần nhau, được dạy cùng nhau hoặc dạy gần thời điểm với nhau để giáo viên và học sinh dễ nhận ra, dễ phối hợp vận dụng. Hơn nữa, CT và SGK mới sẽ có những chuyên đề tích hợp, liên phân môn để dạy và học theo yêu cầu tích hợp, giáo viên cần được bồi dưỡng để dạy được các chuyên đề này.
Kết quả cuộc thi dạy học tích hợp 2 năm qua đã chứng tỏ nhiều giáo viên THCS, THPT không chỉ dạy được mà còn tự thiết kế được chuyên đề để dạy.
Việc dạy tích hợp không phải là vấn đề xa lạ trong giáo dục phổ thông (GDPT), giáo viên đã ít nhiều dạy học tích hợp trong chương trình hiện hành, giáo viên đều đã được học, được dạy các kiến thức tích hợp trong CT GDPT; nội dung giáo dục và phương án tích hợp trong CT mới sẽ không làm thay đổi số lượng giáo viên hiện hành.
Khó khăn, thách thức khi thực hiện chủ trương dạy học tích hợp trong CT mới là chúng ta còn hạn chế về kinh nghiệm xây dựng CT, biên soạn SGK và hướng dẫn dạy học theo hướng tích hợp (đặc biệt là phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo yêu cầu tích hợp). Cũng cần có sự thay đổi nhận thức của giáo viên, cán bộ quản lý về ý nghĩa của dạy học tích hợp, vận dụng một số kỹ thuật và phương pháp dạy học để bảo đảm yêu cầu của dạy học tích hợp.
Để có thể khắc phục khó khăn trên, cần xây dựng CT môn học, biên soạn SGK và các tài liệu dạy học theo yêu cầu tích hợp phù hợp với tình hình thực tế Việt Nam. Đồng thời phải tổ chức trao đổi, học hỏi và vận dụng kinh nghiệm dạy học tích hợp của một số nước có nền giáo dục phát triển, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý hiện nay, đào tạo giáo viên mới đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp.
Sinh viên sư phạm cũng phải tăng cường trải nghiệm
Tới năm nay, các trường sư phạm vẫn đang tuyển sinh theo khoa ngành Toán, Lý, Hóa… thì thế hệ những giáo viên mới sẽ được đào tạo để tiếp cận chương trình mới như thế nào, khi tới năm 2018 đã triển khai CT mới, thưa ông?
- Các trường sư phạm đã căn cứ vào yêu cầu giáo viên để xây dựng chuẩn đầu ra cho đội ngũ giáo viên sau này. Bây giờ chúng ta nói phẩm chất và năng lực của học sinh phổ thông, sinh viên ĐH cũng phải hướng tới phẩm chất và năng lực.
Các trường sư phạm cũng phải đổi mới phương pháp dạy học để đáp ứng yêu cầu trang bị được cho sinh viên ra trường có đủ phẩm chất và năng lực như yêu cầu. Sinh viên sư phạm cũng phải tăng cường trải nghiệm để khi ra dạy ở trường phổ thông họ phát huy kinh nghiệm từ chính những trải nghiệm họ có ở trường đại học.
Việc đổi mới đào tạo sư phạm chủ yếu ở chỗ xây dựng chương trình, xây dựng các điều kiện để thực hiện chương trình, trong đó có việc điều chỉnh lại cơ cấu tổ chức và các quan hệ phối hợp trong hoạt động đào tạo giữa các khoa, phòng, ban của trường.
Xin cảm ơn ông.
- Ngân Anh – Văn Chung thực hiện
Xem thêm:
>> Dự thảo chương trình GD phổ thông như bài thơ viết vội" alt=""/>Hồi đáp của Ban soạn thảo Chương trình giáo dục phổ thông

- Đánh giá cao những quan điểm, cách tiếp cận mới của dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, GS Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng, sự chuẩn bị kỹ về đội ngũ, sự vào cuộc quyết liệt của tất cả các bộ, ngành, đặc biệt là địa phương mới là yếu tố quyết định đối với sự thành công của chương trình.Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) tổng thể để lấy ý kiến rộng rãi. Ông đánh giá như thế nào về nội dung của bản dự thảo này?
- Tôi đọc nội dung thì thấy rằng việc xã hội tranh luận về dự thảo lần này là đương nhiên. Bởi lẽ, nội dung chương trình GDPT tổng thể mà dự thảo đưa ra có rất nhiều điểm mới so với hệ thống chương trình GDPT hiện tại.
 |
GS Vũ Minh Giang đánh giá cao những điểm mới tích cực trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới. Ảnh: Lê Văn. |
Điều đó cho thấy, ban soạn thảo chương trình GDPT tổng thể đã có một quá trình chuẩn bị công phu, huy động các chuyên gia làm việc một cách tích cực. Và do đó, tôi đánh giá đây là một sản phẩm của quá trình làm việc nghiêm túc.
Đầu tiên,chúng ta thấy những người soạn thảo chương trình đã có sự chuyển đổi từ cách tiếp cận nội dung, dạy và kiểm tra kiến thức sang một cách tiếp cận mới, phù hợp với xu thế hiện nay là tiếp cận năng lực.
Tức là, chương trình mới hướng tới việc khơi dậy, thúc đẩy ở người học những năng lực vốn có và sau đó giúp người học có khả năng bước vào cuộc sống, đi tiếp con đường sau phổ thông.
Chúng ta đều biết, tất cả những gì sau phổ thông phải được chuẩn bị tốt ở giai đoạn phổ thông. Do đó, việc thay đổi cách tiếp cận này là một điểm mới tôi cho là tích cực.
Thứ hai,chúng ta thấy rằng, chương trình đã được xây dựng theo hướng tích hợp.
Hiện nay, bên cạnh các khoa học chuyên ngành đã xuất hiện các khoa học liên ngành nhằm giải quyết những bài toán lớn của tự nhiên và xã hội theo cách nhìn vào tổng thể của đối tượng. Theo nghĩa đó, cấp học phổ thông cũng phải trang bị cho học sinh cách nhìn sự vật trong mối tương liên của chúng.
Điểm thứ ba, tôi cho rằng, chương trình GDPT mới đã đưa ra được những phẩm chất, năng lực cơ bản của học sinh như một "chuẩn đầu ra" cho "sản phẩm" của quá trình đào tạo.
Theo cách đó, các giáo viên sẽ không phải mò mẫm theo kiểu sách giáo khoa có gì thì dạy cái đó, mà họ đều biết sản phẩm của mình sẽ phải đạt được những giá trị nào, những phẩm chất, năng lực nào.
Vậy có điểm nào trong dự thảo ông còn băn khoăn hay muốn góp ý với ban soạn thảo hay không?
- Tôi nghĩ có 2 điểm mà ban soạn thảo cần phải lưu ý.
Đầu tiên, bằng việc đưa ra các môn học tự chọn ở các năm lớp 11 và 12, dường như những người viết chương trình đang định hướng theo cách những em này thì theo ngành khoa học tự nhiên, những em khác đi theo ngành khoa học xã hội. Tôi cho rằng đây là cách tiếp cận lạc hậu.
Chương trình giáo dục phổ thông là một hệ kiến thức hoàn bị. Tất cả kiến thức toán, lý, hóa, văn, sử, địa… ở cấp phổ thông thì tất cả các học sinh đều phải học. Bất kể là sau này em học sinh đó đi theo các ngành tự nhiên hay ngành xã hội thì những kiến thức này đều cần thiết.
Không thể tư duy theo kiểu em sau này đi theo ngành xã hội thì có thể học nhẹ lý, hóa, sinh, còn những em đi theo ngành tự nhiên thì không cần phải học sử, địa.
Việc định hướng phải được thể hiện ở chỗ chúng ta giúp học sinh xác định sẽ học tiếp lên đại học hay đi học nghề sau khi tốt nghiệp phổ thông. Hiện nay, chúng ta hiện vẫn chưa làm tốt công tác này.
Quy luật cho thấy, chỉ có khoảng 10% học sinh phổ thông có thể học tiếp lên đại học, nhưng ở Việt Nam thì gần như ai tốt nghiệp phổ thông cũng đi đại học, không khối A thì khối C. Điều này dẫn đến tình trạng thừa rất nhiều cử nhân như hiện này.
Bên cạnh đó, để việc định hướng nghề nghiệp tốt cần phải có một môn khoa học hướng nghiệp, mỗi trường có một chuyên gia tư vấn hướng nghiệp để theo dõi và tư vấn hướng nghiệp đến từng học sinh căn cứ trên điều kiện, hoàn cảnh và khả năng của từng em. Trong khi ở ta, việc hướng nghiệp chủ yếu vẫn do bố mẹ là chính.
 |
GS Vũ Minh Giang cho rằng, việc cho học sinh tự chọn môn học theo định hướng phân thành các ban khoa học xã hội hay khoa học tự nhiên là lạc hậu. Đồ họa: Lê Văn. |
Điểm thứ hai, dự thảo đưa yêu đất nước như một phẩm chất chủ yếu của học sinh. Tuy nhiên, tôi lại chưa thấy nội dung giáo dục lịch sử, một môn học dung dưỡng lòng yêu nước, ý thức đối với dân tộc, lại không xuất hiện trong chương trình nhất là cấp tiểu học. Ở cấp THCS việc tích hợp môn sử và môn địa lý cũng là vấn đề.
Tôi đề nghị phải đưa nội dung giáo dục lịch sử vào ngay từ bậc tiểu học. Chúng ta cần phải dạy cho học sinh từ nhỏ, để các em biết được gốc tích, truyền thống của mình ra sao.
Cách dạy có thể căn cứ vào khả năng tiếp thu của từng lúa tuổi. Ở cấp học nhỏ như tiểu học, các em có thể học thông qua các tích truyện hay bộ phim… Có như vậy mới có thể dạy cho học sinh về lòng yêu nước chứ không thể nói khẩu hiệu yêu nước chung chung được.
Một trong những vấn đề nhiều ý kiến lo lắng chính là điều kiện thực hiện chương trình, đặc biệt là sự chuẩn bị về đội ngũ giáo viên - những người sẽ thực hiện chương trình trong thực tế. Quan điểm của ông về vấn đề này ra sao?
- Tôi cũng cho rằng để thực hiện chương trình thành công, cần phải dành một sự cố gắng thích đáng cho việc xây dựng đội ngũ, đặc biệt là công tác đào tạo lại đội ngũ hiện có, bao gồm cả những cán bộ quản lý lẫn các giáo viên trực tiếp đứng lớp.
Nếu không đảm bảo được điều kiện này thì tất cả chương trình viết ra sẽ mang nặng sự duy ý chí. Những người trong ban soạn thảo viết ra chương trình nhưng không phải là người thực hiện chương trình mà chính là những giáo viên, những người quản lý ngành giáo dục ở từng địa phương. Do đó, điều quan trọng là những người này phải thấu hiểu chương trình mới.
Sau hết, để đảm bảo chương trình thành công, tôi nghĩ cần có sự vào cuộc của tất cả các bộ ngành, địa phương từ cấp cao nhất.
Chúng ta đều biết, đổi mới căn bản toàn diện giáo dục là vấn đề mang tính quốc sách ảnh hưởng tới tương lai phát triển của đất nước. Do đó, một mình Bộ GD-ĐT sẽ không thể thực hiện được mà cần có sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị, đặc biệt là với chương trình GDPT thì vai trò của các địa phương là rất quan trọng.
Lấy ý kiến rộng rãi là một cách đối thoại với giáo viên Việc Bộ GD-ĐT công bố dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể để lấy ý kiến rộng rãi trong dư luận xã hội như hiện nay là một cách đối thoại giữa ban soạn thảo với các giáo viên. Mọi người ai thấy có điểm nào bất hợp lý từ thực tiễn mình trải qua thì có thể góp ý gửi tới ban soạn thảo. Chúng ta đã thấy rất nhiều ý kiến góp ý kể từ khi dự thảo được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Những ý kiến đóng góp sẽ là những góc nhìn từ thực tế gửi về để ban soạn thảo có cơ sở để điều chỉnh chương trình cho phù hợp. - GS Vũ Minh Giang |
" alt=""/>Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử góp ý chương trình giáo dục phổ thông mới
. AI cũng góp phần mang đến những trải nghiệm âm thanh theo chuẩn rạp chiếu như Active Voice Amplifier Pro (tự động điều chỉnh âm hội thoại theo môi trường, tách giọng nói khỏi tiếng ồn xung quanh để người xem dễ dàng theo sát nội dung), âm thanh vòm Dolby Atmos, tính năng OTS (âm thanh theo dấu chuyển động), Q-Symphony (đồng bộ âm thanh giữa loa thanh và loa TV)…</p><table class=)

Samsung sử dụng AI để cá nhân hóa trải nghiệm cho TV OLED 2024.
Không những vậy, Samsung còn tạo nên tiêu chuẩn mới cho công nghệ OLED với màn hình OLED Glare Free chống phản sáng, giúp người dùng tập trung vào nội dung mà không bị phiền nhiễu bởi ánh sáng phản chiếu của mặt trời hay đèn. Công nghệ OLED HDR Pro sáng hơn 70% so với OLED HDR+, tạo nên sắc đen sâu thẳm và sắc trắng thuần khiết. Đặc biệt, Samsung OLED TV cũng là chiếc TV đầu tiên trên thế giới đạt chứng nhận Pantone Validation, minh chứng cho khả năng tái tạo chuẩn xác 2.030 màu Pantone và 110 tông da.
Với người hâm mộ thể thao và game thủ, công nghệ Motion Xcelerator 144 Hz (tần số quét đến 144 Hz) mang tới hình ảnh mượt mà, không giật lag cùng hàng loạt pha hành động rõ nét trên TV.
 |
So sánh khả năng hiển thị của TV thường và TV Samsung OLED. |
Cuộc sống thăng hoa với đặc quyền riêng biệt
Không đơn thuần mang đến chất lượng hình ảnh, âm thanh vượt trội, Samsung OLED TV còn nâng tầm trải nghiệm sống qua các giá trị khác biệt. Trong đó, đáng chú ý là thiết kế Infinity One siêu mỏng, viền màn hình tối giản cùng cạnh bên thanh mảnh phù hợp mọi không gian nội thất. Hộp One Connect Box giúp giữ các mối dây luôn gọn gàng, tạo nên tổng thể bên ngoài liền mạch, ấn tượng dù được đặt ở bất cứ đâu.
 |
Samsung OLED TV sở hữu thiết kế Infinity One siêu mỏng. |
Samsung OLED TV cũng tiết kiệm năng lượng vượt trội nhờ tính năng AI Energy, giảm điện năng tiêu thụ đến 25%. Đặc biệt, người dùng có thể kết nối TV với mọi thiết bị (tủ lạnh, máy điều hòa không khí, máy giặt…) thông qua tính năng SmartThings, từ đó dễ dàng điều khiển cả căn nhà mà không phải rời khỏi màn hình.
Samsung OLED TV cũng là thiết bị hiếm hoi sở hữu kho nội dung đồ sộ, từ các bộ phim và chương trình truyền hình thực tế trên VieON, Galaxy Play đến những giải đấu thể thao hấp dẫn trên FPT Play, TV360… Hãng thường xuyên có các gói ưu đãi cho người dùng mua TV mới để mang lại trải nghiệm giải trí tại gia vượt trội.
Bảo mật tối ưu trong kỷ nguyên số
Trong kỷ nguyên số hóa, TV dần trở thành thiết bị trung tâm và là mảnh ghép quan trọng của hệ sinh thái nhà thông minh. Điều đáng nói là hàng rào bảo mật trên TV lại đang tồn tại nhiều lỗ hổng, ít được quan tâm hơn so với những thiết bị như smartphone hay máy tính cá nhân. Đa số TV thông minh hiện nay có tần suất cập nhật bảo mật tương đối thưa thớt, chỉ 1-2 lần mỗi năm. Đây là nguyên nhân đằng sau hàng loạt vụ rò rỉ thông tin và tấn công từ tin tặc nhắm đến TV của người dùng gần đây.
Sớm nhận thức được tính nghiêm trọng của vấn đề, Samsung trang bị nền tảng bảo mật Knox Security cho TV OLED. Nền tảng này đã được công nhận bởi 31 quốc gia, có khả năng ngăn chặn website lừa đảo, bảo vệ thông tin cá nhân thông qua hàng rào an ninh cập nhật liên tục 24/7.
 |
Samsung trang bị nền tảng bảo mật Knox Security cho TV OLED. |
Ngoài ra, tính năng ma trận Knox (Knox Matrix) còn giúp các thiết bị trong cùng hệ sinh thái bảo vệ lẫn nhau. Chỉ cần một thiết bị có nguy cơ bị tấn công, các cảnh báo an ninh sẽ được gửi về những thiết bị khác để người dùng cảnh giác.
Samsung OLED TV đang chứng minh tính ưu việt không chỉ về công nghệ nghe nhìn, mà còn cả các yếu tố góp phần nâng tầm phong cách sống. Đây được xem là nền tảng vững chắc để dòng sản phẩm này tiếp tục bứt phá và củng cố vị trí hàng đầu của Samsung trong tương lai.
" alt=""/>Samsung OLED TV cán mốc 23% thị phần toàn cầu chỉ sau 2 năm