Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin Hoàng Minh Tiến công bố báo cáo đánh giá, xếp hạng mức độ đảm bảo an toàn thông tin của các cơ quan nhà nước năm 2018.
Theo nhận định của các chuyên gia, chuyển đổi số là xu hướng quan trọng mang tính sống còn đối với mỗi quốc gia để hình thành và thúc đẩy nền kinh tế số - xã hội số. Muốn chuyển đổi số thành công, phải tập trung đầu tư cho hạ tầng kinh tế số - xã hội số. Do đó, quốc gia cần tái cấu trúc đầu tư, đặc biệt là đầu tư công, để thay đổi cơ cấu và tăng tỉ trọng đầu tư cho hạ tầng này. Trong đó, đầu tư cho an toàn, an ninh mạng là điều kiện cần thiết để chuyển đổi số nhanh, bền vững.
Tuy nhiên, trên thực tế, theo kết quả đánh giá xếp hạng tổng thể về an toàn, an ninh mạng của các cơ quan nhà nước tại Việt Nam năm 2018 vừa được Bộ TT&TT công bố, có tới gần 49% cơ quan, tổ chức tự đánh giá quá thiếu kinh phí cho an toàn thông tin (ATTT); gần 30% cơ quan tự cho rằng lãnh đạo chưa quan tâm đến ATTT; và tỉ lệ cơ quan tự đánh giá ATTT chưa được ưu tiên đúng mức chiếm tới gần 52%.
Không những thế, kết quả đánh giá mức độ đảm bảo ATTT của các cơ quan nhà nước trong năm ngoái do Cục ATTT phối hợp cùng Hiệp hội ATTT Việt Nam - VNISA thực hiện chỉ ra rằng, có tới 56,2% cơ quan không chi kinh phí cho ATTT; 22,1% cơ quan chi từ 1 - 5% cho ATTT trong tổng chi CNTT; 15,6% cơ quan chi từ 6 – 14% cho ATTT trong tổng chi CNTT; và chỉ 6,1% cơ quan chi từ 15% trở lên cho ATTT trong tổng chi cho CNTT. “Có tới hơn 67 % cơ quan, tổ chức tự đánh giá kinh phí chi cho ATTT đáp ứng dưới 20% nhu cầu thực tiễn”, đại diện Cục ATTT cho hay.
Cũng trong tham luận tại sự kiện Hội thảo và Triển lãm an toàn, an ninh mạng Việt Nam – Vietnam Security Summit 2019, Phó Cục trưởng Cục ATTT Hoàng Minh Tiến cho biết: mặc dù con người là yếu tố quan trọng nhất trong đảm bảo ATTT, song theo thống kê thì mới chỉ có gần 50% các cơ quan nhà nước có bộ phận chịu trách nhiệm về ATTT. Theo nhận xét của ông Tiến, những cơ quan xếp hạng cao đều có đơn vị, bộ phận chuyên trách về ATTT.
Bên cạnh đó, chỉ 25,3% cơ quan có khả năng ghi nhận tấn công mạng và tỉ lệ cơ quan có hệ thống giám ATTT là 9,2%. Hầu hết các cơ quan chưa có 1 tổ chức, doanh nghiệp giám sát, bảo vệ chuyên nghiệp, dẫn đến việc bị tấn công mà không biết. Tỷ lệ cơ quan có quy trình thao tác chuẩn để ứng phó với sự cố ATTT chỉ là 35,7%, cho thấy hầu hết các cơ quan vẫn còn lúng túng, chậm xử lý khi bị tấn công mạng.
" alt=""/>Cơ quan nhà nước cần chi cho an toàn thông tin tối thiểu 10% trong tổng chi CNTTTại lễ công bố và tôn vinh chính thức Bảng xếp hạng FAST500 năm 2019 do Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam - Vietnam Report và báo VietNamNet tổ chức mới đây, NOVAON đạt Top 32 trong 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam.
Thứ hạng của các doanh nghiệp trong bảng xếp hạng FAST500 được sắp xếp dựa trên tiêu chí tăng trưởng kép (CAGR) về doanh thu và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn 4 năm gần nhất. Bên cạnh đó, các tiêu chí như tổng tài sản, tổng lao động, lợi nhuận sau thuế và uy tín doanh nghiệp trên truyền thông... cũng được sử dụng như yếu tố bổ trợ để xác định quy mô cũng như vị thế của doanh nghiệp trong ngành hoạt động.
" alt=""/>NOVAON đạt Top 32 trong 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt NamVụ phóng này có chủ đích là để chứng minh cho thế giới thấy rằng công ty có khả năng vận chuyển hàng hoá cho các khách hàng tương lai, và thậm chí có thể chuyên chở người và vật tư lên sao Hoả.
Quyết định phóng viếc xe Roadster vào không gian là một chiêu marketing táo bạo và thông minh
Có vẻ như quyết định phóng chiếc Roadster vào không gian hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên. Mặc dù Musk đã nói rằng ông muốn dùng chiếc Roadster vì điều đó sẽ khiến vụ phóng tên lửa trở nên đỡ "nhàm chán" hơn việc sử dụng một trọng tải truyền thống, có lẽ quyết định đó còn ẩn chứa nhiều nguyên nhân khác nữa.
Trong nhiều tháng trước khi phóng tên lửa Heavy Falcon, Musk và SpaceX đã đăng tải rất nhiều các bức hình chụp Roadster, nhằm ngụ ý rằng chiếc Tesla nói riêng và Tesla nói chung là những biểu tượng của tham vọng và tiến bộ công nghệ của con người.
Tuy nhiên, sự kiện nổi bật nhất là khi chiếc tên lửa được phóng vào không gian, và những người theo dõi livestream của SpaceX đã được ngắm nhìn cảnh quan tuyệt đẹp của Địa cầu khi mà chiếc Roadster trên đường đi đến Sao Hoả.
Musk đã nói với phóng viên trong một cuộc họp báo sau vụ phóng tên lửa: "Trông nó thật là kì cục và không tưởng. Bạn có thể biết nó là thật vì trông nó thật là giả, thành thực mà nói."
Video livestream đã đem lại hưng phấn cho cộng đồng, nhưng cũng đã truyền tải một thông điệp một cách rõ ràng: Elon Musk đang suy nghĩ lớn hơn các doanh nghiệp Mỹ khác.
Mặc dù Tesla đã bị các nhà sản xuất ô tô khác bỏ xa lại phía sau trong công cuộc sản xuất hàng loạt những chiếc xe điện, và hãng cũng đang phải cạnh tranh với các công nghệ xe tự trị khác như Waymo, thật khó để tưởng tượng nổi rằng các công ty xe ô tô khác có thể làm một điều gì hoành tránh như vụ phóng tên lửa Heavy Falcon.
Musk vẫn luôn có những bản năng marketing tuyệt vời
Đương nhiên, đây không phải là chiêu marketing hào nhoáng duy nhất của Musk, người có một bản năng mà hiếm có giám đốc nào trong ngành ô tô có được.
Trong tháng 11, Musk đã biến sự kiện ra mắt xe của Tesla trở thành một sự kiện thu hút được ánh nhìn của cả fan hâm mộ và những người theo dõi trong ngành. Sự kiện diễn ra thành công, nhờ vào chiếc xe tải điện Semi có những tính năng tuyệt vời. Và Musk cũng đã lợi dụng thời cơ này để tiện thể ra mắt luôn chiếc Roadster. Những người tham dự sự kiện đã được đi hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, khi mà chiếc Roadster từ từ đi ra từ phía sau chiếc xe tải Semi.
Thêm vào đó, Musk dường như cũng có năng khiếu trong việc tạo ra sự phấn khích thông qua mạng xã hội. Ông ta là một trong số ít những CEO với tài khoản Twitter được viết với ngôn ngữ thân thiện, tự nhiên. Ông trả lời các câu hỏi và các mối quan tâm từ người dùng Tesla, hé lộ các tính năng sắp ra mắt, đăng tải các câu đùa giỡn, và nhờ đó, còn tạo ra một lượng tin tức đáng kể cho các công ty của ông.
Tuy nhiên, sự phấn khích từ cộng đồng có lẽ không phải là thứ mà Tesla cần vào lúc này.
Công ty hoàn toàn không gặp phải vấn đề trong việc tạo ra nhu cầu mua xe từ phía khách hàng, song họ gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu đó. Sau khi không đạt được mục tiêu sản xuất cho mẫu xe Model 3 vào năm ngoái, có lẽ thách thức cho Tesla trong năm 2018 là bắt đầu sản xuất đủ để đáp ứng cho hơn 400.000 đơn hàng đặt xe, một con số có nhiều nguy cơ sẽ tiếp tục tăng, nhất là sau chuyến du hành không gian của chiếc Roadster.
Theo GenK
" alt=""/>Đây là cách mà Tesla đã tạo ra quảng cáo ô tô hay nhất thế giới mà không phải bỏ ra một xu