- Sân chơi âm nhạc dành riêng cho giới nhạc sĩ đã chính thứcquay trở lại
- Sân chơi âm nhạc dành riêng cho giới nhạc sĩ đã chính thứcquay trở lại
Hoạ sĩ Lê Thế Anh biết bà Mai Trang qua sự giới thiệu của Hội Mỹ thuật Việt Nam. Bà Mai Trang, hiện sống tại Thụy Điển cùng chồng, tự giới thiệu là người mẫu của họa sĩ Bùi Xuân Phái khi còn trẻ, ở Hà Nội. Bà muốn ủng hộ bức tranh Bến chiều,từng trưng bày tại triển lãm Tưởng nhớ Bùi Xuân Phái tại 16 Ngô Quyền với hình thức đấu giá, khởi điểm 50 triệu đồng, giá bán mong muốn 75 triệu đồng.
Bà Mai Trang vui vì bức tranh được đấu giá thành công với giá khởi điểm 50 triệu đồng. Nhưng sau đó, một người bạn của bà Mai Trang đặt nhiều nghi vấn về việc sao kê, chậm giải ngân... Do đó, hoạ sĩ Lê Thế Anh đã trả lại số tiền 50 triệu đồng cho bà Mai Trang và yêu cầu phải minh bạch số tiền ủng hộ.
Hoạ sĩ Thế Anh chia sẻ: "Tôi yêu cầu minh bạch bởi nhà sưu tập mua bức tranh vì ý nghĩa chương trình, mục tiêu ủng hộ bà con vùng lũ. Nhà sưu tập muốn số tiền 50 triệu đồng được đưa vào quỹ từ thiện Hội hoạ vì nhân dân vùng lũ,chứ không muốn gửi vào bất kỳ hội nhóm, cơ quan tổ chức nào".
Phóng viên VietNamNetliên hệ, bà Mai Trang cho biết: "Nhà tôi ở Trần Nhật Duật, ngay cạnh đê sông Hồng nên quá hiểu thế nào là nỗi khổ của ngập lụt. Qua giới thiệu của hoạ sĩ Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Điện ảnh, tôi rất tin tưởng, muốn ủng hộ. Mọi bình luận trên mạng là quyền cá nhân, ủng hộ vào quỹ nào cũng là giúp đồng bào, một đồng cũng quý mà!".
"Khi được thông báo đấu giá thành công bức tranh, 3 ngày vẫn không thông báo là đã nhận được tiền nên tôi chia sẻ với một vài người bạn. Mọi người nói sao không gửi vào chỗ nào uy tín, họ khuyên tôi hỏi người khởi xướng. Hơn 30 năm ở nước ngoài, tôi chưa hiểu thủ tục thiện nguyện nên nhờ người nhà gọi điện cho hoạ sĩ Thế Anh hỏi tình hình. Mới hỏi chút thì cậu ấy cáu, đòi trả tiền. Trả thì tôi nhận và cũng thông báo với cậu ấy luôn tôi sẽ ủng hộ bên Hội Mỹ thuật Việt Nam. Khi Thế Anh tới trả tiền, hai bên cũng rất vui vẻ, tôi cảm ơn vì bán tranh nhanh, còn rủ nhau chụp ảnh làm kỷ niệm", bà Mai Trang chia sẻ.
Bà Mai Trang cho biết, chiều 15/9, hoạ sĩ Lê Thế Anh đã tới khách sạn để trả lại số tiền đấu giá tranh. Sáng 16/9, bà đã ủng hộ 25 triệu đồng tại Hội Mỹ thuật Việt Nam, nơi bà Mai Ngọc Oanh - Phó Chủ tịch thường trực - đại diện nhận tiền. Cũng trong sáng 16/9, chồng bà và một số bạn bè đã thuê xe để chuyển 25 triệu đồng còn lại đến Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lạng Sơn.
"Tôi có ảnh chụp trao cho Hội Mỹ thuật Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lạng Sơn khi trao tiền", bà Mai Trang khẳng định.
Bà Mai Trang cho biết thêm, sau khi giải ngân số tiền 50 triệu đồng, vào 14h30 ngày 17/9, bà vui vẻ trả lại số tiền này cho đại diện nhà sưu tập và lấy lại bức tranh.
"Tiền làm thiện nguyện là tiền túi của tôi, không thông qua đấu giá tranh nữa", bà khẳng định.
Bà Mai Trang cho biết rất buồn vì lùm xùm nhưng vui vì đã góp được phần nhỏ bé ủng hộ các quỹ thiện nguyện.
"Tôi là Việt kiều, rất yêu đồng bào. Những lúc như thế này, một đồng ủng hộ cũng đáng quý, vậy mà tôi bị 'ném đá' không thương tiếc trên mạng xã hội, thử hỏi sau này Việt kiều còn muốn ủng hộ cho quê hương", bà Mai Trang bày tỏ.
Ảnh: NVCC
Chương trình do Sở VHTTDL tỉnh Bắc Giang tổ chức với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn như: Lễ rước tượng Phật (từ chốn tổ Vĩnh Nghiêm lên chùa Thượng - Tây Yên Tử), Lễ cầu quốc thái dân an, khai mạc triển lãm trưng bày giới thiệu không gian văn hóa, Phật giáo Trúc Lâm vùng Tây Yên Tử, ra mắt cuốn sách "Di tích danh thắng vùng Tây Yên Tử", trưng bày và giới thiệu Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm - Di sản tư liệu Châu Á Thái Bình Dương đã được UNESCO vinh danh.
![]() |
Chùa Đồng, ngôi chùa đặc biệt nằm ở giữa 2 tỉnh Quảng Ninh và Bắc Giang. |
Cùng với đó là các hoạt động: Lễ khánh thành chùa Thượng, Hội trại văn hóa du lịch, khai hội, lễ khánh thành giai đoạn I Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử, hội thảo liên kết tour du lịch Tây Yên Tử gắn với vùng cây ăn quả huyện Lục Ngạn, lễ khánh thành đền Hạ, khu du lịch sinh thái Suối Mỡ, Liên hoan hát Văn, hát Chầu văn lần thứ III năm 2019.
Thông qua Lễ hội Xuân và Tuần Văn hóa - Du lịch "Khám phá vùng đất thiêng Tây Yên Tử" 2019, tỉnh Bắc Giang muốn giới thiệu, quảng bá tới bạn bè trong nước và quốc tế các giá trị văn hóa đặc sắc, hấp dẫn, giá trị nổi bật về tài nguyên du lịch, đặc biệt là không gian văn hóa - phật giáo Trúc Lâm vùng Tây Yên Tử; đồng thời tạo mối liên kết phát triển bền vững giữa các địa phương trong tỉnh với các tỉnh lân cận.
Trước câu hỏi của báo chí về việc phân chia Tây Yên Tử và Đông Yên Tử và đâu cũng tuyên truyền là bên này chính, bên kia phụ khiến cho nhiều phật tử khó phân biệt?, ông Lê Ánh Dương, Phó chủ tịch tỉnh Bắc Giang cho hay: Núi Yên Tử nằm trên cánh cung Đông Triều ôm gọn vùng Đông Bắc, sườn Đông Yên Tử chủ yếu thuộc tỉnh Quảng Ninh, sườn Tây Yên Tử thuộc các huyện Yên Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn và Sơn Động tỉnh Bắc Giang. Trước kia chưa phân chia tỉnh thì không có khái niệm Tây Yên Tử, Đông Yên Tử, những ngôi chùa có quanh khu vực núi Yên Tử bao gồm cả Bắc Giang và Quảng Ninh,..
Theo tư liệu nghiên cứu của các nhà nghiên cứu thì từ xa xưa, vua Trần Nhân Tông chọn con đường lên Yên Tử chính là từ chùa Vĩnh Nghiêm - nơi trung chuyển Thăng Long và Yên Tử. Trước khi lên núi cũng từ chùa Vĩnh Nghiêm đi và sau khi xuống núi cũng xuống chùa Vĩnh Nghiêm. Chùa Vĩnh Nghiêm như trở thành Trung ương giáo hội Phật giáo Việt Nam thời nhà Trần.
![]() |
Quần thể phía Tây Yên Tử - con đường lên đỉnh chùa Đồng. |
Con đường đi lên Yên Tử là con đường dốc núi, lên đỉnh Đông là con đường ngắn nhất. Địa hình cũng thuận lợi vì không có cây cao, có thú dữ, có tầm nhìn rộng. Theo tự nhiên dọc đường lên từ phía Đông lại có cây trái có thể làm lương thực được như rừng trúc, rừng hạt rẻ. Con đường tu hành bắt đầu từ chân núi lên cao dần cao dần và hiện tại chính là Chùa Đồng.
Sau này khi Phật giáo phát triển, chùa và tháp hiện hữu khắp Đông và Tây Yên Tử. Các phế tích còn lại được khảo cổ từ chùa Vĩnh Nghiêm lên Yên Tử, cứ cách khoảng 7km lại có một ngôi chùa. Đó là điểm dừng chân, điểm tu của các nhà tu hành.
Phía Đông Yên Tử là nơi dốc ít, về lâu dài việc khôi phục các chùa ở dưới chân núi gặp thuận lợi hơn phía Tây vì phía này có quá nhiều rừng rậm, độ dốc quá cao. Sau này có điều kiện khai quật khảo cổ học, phía Đông Yên Tử có 7 ngôi chùa, và cứ ứng với 1 ngôi chùa bên Đông thì có 1 ngôi chùa bên Tây.
"Tôi nói như vậy để báo chí hình dung không gian Phật giáo Yên Tử trải rộng sườn Đông Tây Yên Tử chứ không phải bên nào chính, bên nào phụ. Chỉ đơn giản là kinh tế của Quảng Ninh tốt nên có nhiều cơ hội phát triển, khôi phục các di tích hơn Bắc Giang. Phật Hoàng là của toàn dân không của riêng ai", ông Lê Ánh Dương chia sẻ.
Theo ông Lê Ánh Dương, mong muốn của Bắc Giang là khôi phục lại con đường lên núi Yên Tử bằng đường đi bộ bởi rừng nguyên sinh còn rất nhiều, đẹp vô cùng. "Nếu chúng ta đi bộ như thế, cứ 7km lại có chùa dừng chân, ngồi thiền, ăn chay, cảm nhận được núi non hùng vĩ thì sẽ thấu hiểu được các nhà tu hành ngày xưa đã tìm đến con đường Phật pháp như thế nào. Từ Vĩnh Nghiêm đi Yên Tử, đây mới là con đường Phật giáo, đây mới là sản phẩm du lịch mà chúng tôi muốn hướng tới. May mắn nhờ khảo cổ, con đường này đang hiển lộ rất rõ ràng, chúng tôi cần thời gian để nghiên cứu bài bản hơn", ông Lê Ánh Dương thông tin.
Tình Lê
" alt=""/>Khám phá vùng đất thiêng Tây Yên TửTheerathon là hậu vệ xuất sắc nhưng cũng nhiều tiểu xảo. Anh được chú ý nhiều mỗi lần chạm trán đội tuyển Việt Nam trong quá khứ, khi là tâm điểm của nhiều va chạm.