
|
1. Phở bò muốn ngon thì nguyên liệu phải tươi ngon, chất lượng
Nguyên liệu chính của nồi phở bò chính là xương bò và những phần thịt bò đặc biệt dùng cho món phở.
Xương bò: Xương bò là thành phần quan trọng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng nước dùng (nước lèo). Theo truyền thống, muốn nước dùng ngọt và ngon thì phải ninh xương bò, thường là xương sống và xương đuôi.
Phần thịt chín để bày vào bát phở là nạm, gầu.
Nạm bò hay còn gọi là thịt ức của bò là phần thịt bên sườn của con bò. Nạm bò với nạc và gân xen kẽ, được xem là một trong những phần thịt ngon nhất của con bò.
Gầu bò là phần thịt nằm gần ức, kéo dài từ ngực đến dưới cổ bò, cũng có cả mỡ và nạc xen lẫn nhưng không đều như phần thịt ba chỉ.
Nạm, gầu hay dẻ sườn nên chọn những phần thịt màu đỏ tươi, mùi thơm và không bị hôi.
Ngoài ra, người ta ninh thêm gân bò và dẻ sườn. Gân bò giúp tạo độ sánh cho nước dùng, độ dai giòn của gân bò cũng tạo điểm nhấn cho món phở. Dẻ sườn (thuộc phần xương sườn trước của bò) sẽ tạo độ ngọt cho nước hầm. Ít dùng thăn bò vì thăn bò ninh trong thời gian dài sẽ bị khô, bã khiến phần thịt của món phở kém hấp dẫn.
Gân bò tươi sẽ có màu trắng hồng. Nếu gân chuyển màu bất thường như vàng, xanh thì bạn đừng mua.
Phần thịt tái để ăn phở thường là bắp bò, gọi là bắp rùa hoặc bắp hoa.
Bắp rùa là phần bắp nhỏ xíu, nằm giữa lõi cái bắp đùi to ở chân sau con bò. Còn bắp hoa là cái bắp nhỏ nằm ở chân trước của con bò. Hai loại bắp này mình ăn thử thì thấy không khác nhau lắm. Nhưng người sành ăn thì bảo bắp rùa mềm hơn bắp hoa.
Thịt bắp bò ngon sẽ có màu thịt đỏ tươi, thớ nhỏ mịn, thơm mùi bò, mỡ bò màu vàng nhạt.
2. Chuẩn bị gia vị cho nước dùng phở
Các gia vị tạo mùi thơm cơ bản cho nước dùng phở gồm: đại hồi, tiểu hồi, thảo quả, đinh hương, quế, hạt mùi (ngò). Cùng tìm hiểu hương và mùi vị mà chúng mang lại nhé!
- Đại hồi: vị ngọt dịu như cam thảo, góp phần tạo mùi hương có vị thơm ngọt cho nước dùng phở.
- Tiểu hồi: vị cay và vị ngọt gần như cam thảo.
- Quế: có vị cay nhưng cái cay của quế rất dễ chịu, nhẹ nhàng, giúp nước phở thêm nồng và đậm vị.
- Đinh hương: có hương thơm rất đặc trưng, tạo sự cay nhẹ và ấm nồng cho nước phở.
- Thảo quả: có vị cay nồng, nhưng đi kèm là vị ngọt dịu.
- Hạt mùi: hương thơm dễ chịu, thường dùng để khử mùi của thịt.
Ngoài ra nồi nước dùng phở không thể thiếu gừng và hành tây nướng. Gừng giúp khử mùi hôi từ mỡ bò, hành tây giúp nước dùng có thêm vị ngọt, tăng mùi thơm cho nước dùng.
Bạn rang các nguyên liệu của ngũ vị hương trên bếp khoảng 1 phút.
Sau đó chuyển sang túi vải, cột kín và dùng cho bước ướp hương của nước dùng phở.
3. Nước dùng phở bò ngoài mùi bò đặc trưng, còn đi kèm mùi hôi gây ngán. Bạn nên xử lý mùi này như thế nào?
Xương và thịt bò giúp phở có mùi hương đặc trưng, không phải mùi hôi. Mùi hôi của nước dùng phở thường từ mỡ bò, nhất là mỡ trong tủy xương.
Mùi khó chịu của mỡ trong nước phở bò có thể khử bằng gừng lúc chần xương ban đầu. Nhưng trong quá trình nấu sau đó, chất mỡ sâu hơn trong tủy vẫn tiếp tục tạo mùi. Người ta cho những khúc mía đã róc vỏ vào đun cùng xương để khử mùi này. Ngoài việc khử mùi của xương thịt, mía còn giúp tạo thêm vị ngọt thanh cho nước dùng.
4. Nước dùng phở phải trong mới ngon mắt, nhưng "trong" nên được hiểu thế nào là đúng?
Người ta thường cho rằng nước dùng phở phải trong. Nước trong ở đây là nước không lợn cợn và không có váng mỡ, chứ không trong veo hoàn toàn được. Vì nước phở được ninh từ xương, gân, nạm bò trong thời gian dài sẽ chiết xuất ra gelatin giúp nước đặc sánh, protein gây kết tủa.
Để nước dùng không quá đục và lợn cợn. Bạn lưu ý ninh xương ống, nạm bò ngập trong nước đừng đậy nắp trong thời gian ninh xương, đừng nêm gia vị ở giai đoạn này, vừa tránh lợn cợn, vừa giúp xương chiết xuất hết vị ngọt.
Nước dùng phở ngon cần có vị ngọt chân thực, hạn chế vị ngọt từ bột ngọt, hạt nêm. Muốn tăng độ ngọt cho nước dùng thì bạn có thể ninh nhiều xương bò, thay đường tinh luyện bằng đường phèn để vị ngọt nhẹ và thanh.
Ngoài ra, bạn đừng quên chần bánh phở trước khi chan nước dùng, bởi bánh phở ở ngoài hàng thường lạnh. Chần bánh phở sẽ giúp bánh phở nóng sâu, nở đều, khi chan nước dùng vào bánh phở sẽ thấm vị đều hơn.
Nấu phở không hề dễ. Hy vọng những mẹo trên của mình sẽ giúp bạn bớt áp lực hơn vào ngày đẹp trời, bạn đi nấu nồi phở đãi cả nhà nhé!

Tuyệt chiêu thái thịt đúng thớ, mỏng, đẹp
Thái thịt là một việc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại rất khó. Nếu không biết cách bạn sẽ dễ cắt sai thớ thịt, cắt không đều tay gây méo mó, vỡ vụn, thậm chí còn gây thương tích cho mình.
" alt=""/>Trọn bộ bí kíp nấu nước dùng phở bò ngon ngọt nhất
"Cánh chim không mỏi"Anh Châu Thành Toàn (SN 1985, TP HCM) khởi đầu “sự nghiệp” thiện nguyện của mình cách đây 22 năm, khi mới 15 tuổi.
Với chặng đường dài hoạt động công tác xã hội không mệt mỏi, tháng 3/2020 anh được Tổ chức Kỷ lục gia Việt Nam trao tặng bằng xác lập Top kỷ lục thiện nguyện Việt Nam.
 |
Anh Toàn nhận Kỷ lục thiện nguyện Việt Nam. |
Chàng trai 8X khẳng định, anh tham gia các hoạt động này không phải để ghi danh hay lập chiến tích. Tất cả nghĩa cử anh trao đi cho cuộc đời đều xuất phát từ chữ “thương”.
Trong đợt lũ tại miền Trung gây nhiều thiệt hại nặng nề vừa qua, Châu Thành Toàn đã đại diện cho đội tình nguyện SV07 trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh Tây Ninh quyên góp được số tiền gần 50 triệu đồng, dự định trao tặng cho bà con ở Huế.
“Chúng tôi làm thiện nguyện quanh năm nên không xác định quyên góp nhiều. Số tiền khoảng 50 triệu là chúng tôi dừng để thực hiện quyên góp cho các trường hợp khác.
Mọi việc quyên góp, trao quà đều được làm minh bạch, đăng lên mạng xã hội”, anh Toàn nói.
Đội tình nguyện SV07 anh sáng lập từ năm 2007, ban đầu quy tụ các sinh viên đại học. Sau này số thành viên tham gia ngày một đông nên anh mở rộng cả các lứa tuổi, tầng lớp xã hội. Trong đó có những người từng phạm tội nhưng đã hoàn lương.
Hơn 10 năm hoạt động, nhóm SV07 và anh Toàn đã xây tặng 23 ngôi nhà tình nghĩa dành cho các gia đình khó khăn ở các tỉnh Tây Ninh, Sóc Trăng, Trà Vinh...
 |
Toàn đại diện cho SV07 trao nhà tình thương ở Kiên Giang. |
Kinh phí xây dựng do thành viên trong nhóm tự đóng góp bằng tiền lương cùng với sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm.
Năm 2019, Toàn và nhóm SV07 triển khai được 20 chương trình thiện nguyện với số tiền quyên góp gần 2 tỉ đồng.
Một hoạt động thiện nguyện khác, ghi dấu ấn của anh Toàn là xây dựng ngôi nhà chung tại Vĩnh Châu (Sóc Trăng) cho người lang thang cơ nhỡ…
Tất cả những ai không có nơi ăn, chốn ở đều được anh mời về đây sống. Ngoài ra, anh mở thêm quán ăn 0 đồng phục vụ người nghèo tại Sóc Trăng.
"Tôi thành lập SV07 là muốn mở rộng hoạt động thiện nguyện hơn nữa, muốn đi nhanh thì đi một mình nhưng muốn đi xa phải có đồng đội", 8X cho biết.
Mỗi tháng một lần, Toàn lại vào Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM thăm những bệnh nhân ung thư xương, mang đến tặng họ những suất quà anh quyên góp được.
 |
Anh Toàn học nghề y tá để chăm sóc bệnh nhân ung thư một cách bài bản hơn. |
Toàn tiết lộ, để có kinh phí duy trì hoạt động thiện nguyện, anh huy động các mạnh thường quân. Tuy nhiên, anh và nhóm còn đi hát rong, vỗ tay thuê cho các game show kiếm thêm.
Anh và cả nhóm được trả thù lao 80 nghìn đồng/người cho một game show. Mỗi người trích ra 30.000 đồng góp vào quỹ hỗ trợ bệnh nhân ung thư, còn đâu dành dụm vào quỹ hoạt động của nhóm.
Toàn kể, có lần cả nhóm còn đi hát rong, kiếm tiền mua tặng cặp vợ chồng khuyết tật đôi nhẫn cưới. Anh đến các quán nhậu, quán cà phê hát “chay” (không có loa đài, micro) nhưng ai nấy đều mở lòng ủng hộ.
 |
Quán ăn 0 đồng của nhóm SV07. |
Công việc hiện tại của anh là y tá tại Trạm Y tế phường Đa Kao (Quận 1, TP HCM). Tiền lương từ công việc làm y tá được 5 triệu đồng, anh Toàn tự trích ra 1 triệu đồng làm từ thiện.
Ngoài ra anh làm thêm để lấy tiền cho vào quỹ từ thiện của mình. Mỗi năm anh để dành được 30 - 40 triệu đồng làm thiện nguyện. Tuy nhiên, với bản thân, anh lại tằn tiện hết mức.
Toàn chia sẻ thêm, anh học Đại học Nông lâm nhưng sau khi tốt nghiệp, anh tiếp tục học trung cấp, rồi cao đẳng liên quan đến lĩnh vực y tế. Lý do khiến anh chuyển sang học ngành này xuất phát từ công tác xã hội.
“Tôi hay tình nguyện chăm sóc bệnh nhân ung thư và nhiều bệnh nhân nặng khác tại các bệnh viện. Vì muốn chăm sóc họ một cách bài bản và có chuyên môn nên tôi rẽ ngang sang ngành này", Toàn nói.
Câu nói khiến thí sinh thi hoa hậu chột dạ
Tham gia thiện nguyện nhiều năm, Thành Toàn từng được BTC một số cuộc thi nhan sắc mời đến hướng dẫn các thí sinh kỹ năng làm công tác xã hội. Gần đây nhất là cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019.
 |
8X hướng dẫn thí sinh kỹ năng làm công tác xã hội trong cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019. |
Anh thường chọn những vấn đề chung nhất, hay gặp nhất trong cuộc sống để truyền tải cho thí sinh.
“Điều đầu tiên tôi nói với họ rằng: Các em hãy dùng chính tấm lòng của mình làm từ thiện.
Anh làm từ thiện nhiều năm nên các em diễn để lấy hình ảnh đẹp anh đều nhận ra hết. Ban giám khảo cũng vậy, họ đủ tinh tường để đánh giá hành xử của các em là thật hay giả”, Toàn nói.
 |
Chuyến thiện nguyện cùng các thí sinh thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019. |
Ngoài ứng xử, Thành Toàn hướng dẫn thí sinh cách giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể.
“Với người khiếm thính, tôi dặn các em phải nở nụ cười thân thiện. Khi trao quà cho ai, các em phải đưa bằng 2 tay và thể hiện thái độ tôn trọng.
Người xưa vẫn nói: “Của cho không bằng cách cho”, chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng để lại sự mặc cảm hay dằn vặt cho người khuyết tật”, y tá sinh năm 1985 cho hay.
Một số bằng khen Toàn từng được nhận: - Bằng khen Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vì đóng góp cho nền thể thao khuyết tật Việt Nam. - Tình nguyện viên cấp quốc gia 2017. - Kỷ niệm chương vì sự nghiệp nhân đạo. |

Người phụ nữ ngoại quốc mê áo dài, đưa lụa Việt Nam ra thế giới
Sinh ra và lớn lên ở châu Âu nhưng Liisi có niềm đam mê đặc biệt với áo dài và các sản phẩm lụa Việt Nam.
" alt=""/>Chàng trai 22 năm làm từ thiện, xây nhà tình nghĩa cho người nghèo