Trong khi các bạn bè được bố mẹ chuẩn bị hành trang vào đại học thì cô bé mồ côi quyết định theo học nghề.
![]() |
Nguyễn Trà Giang là học sinh giỏi toàn diện 12 năm, nhiều lần giành giải Ba trong kỳ thi học sinh giỏi môn Sinh học của tỉnh Hà Tĩnh. |
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, Trà Giang đạt 26,1 điểm ở tổ hợp khối B00 (môn Sinh 9 điểm, môn Toán 8,4 điểm, môn Hóa 8,5 điểm), cộng thêm 0,25 điểm ưu tiên.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND xã Đồng Môn cho biết ở địa phương hiếm có trường hợp nào như Trà Giang, mồ côi cha mẹ nhưng vượt lên nghịch cảnh để học giỏi.
![]() |
Được cậu đưa về nuôi dưỡng từ nhỏ nhưng với hoàn cảnh hiện tại của gia đình không thể lo cho Giang vào đại học. |
Bố đột ngột qua đời từ khi mới 1 tuổi nên Trà Giang chưa kịp nhớ mặt bố. Hai mẹ con em vào Gia Lai kiếm sống. Thế nhưng, trong một lần trên đường đi làm về, mẹ Giang bị tai nạn giao thông nghiêm trọng và không qua khỏi.
Mới có 5 tuổi, Trà Giang đã mồ côi cả cha lẫn mẹ.
Thương cháu, ông Nguyễn Văn Huấn (60 tuổi, cậu ruột của Giang) đã đón em từ Gia Lai về Hà Tĩnh nuôi dưỡng.
Cô học trò mồ côi cha mẹ từ nhỏ nhưng đã không ngừng nỗ lực vươn lên. 12 năm liền, Trà Giang là học sinh giỏi toàn diện, nhiều lần giành giải 3 học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học từ lớp 9 đến lớp 12.
“Cậu mợ là cha mẹ thứ 2 của em. Nhiều năm qua, cậu mợ đã vất vả nuôi dưỡng em, em được đi học, được sống trong tình thương yêu của cậu mợ. Bản thân cậu mợ vì em chịu nhiều vất vả, nay đã già, gia cảnh khó khăn nên em quyết định không nhập học để giảm gánh nặng cho cậu mợ”, Giang nói.
Trà Giang tâm sự, quyết định này có thể khiến em day dứt nhưng với mức học phí hơn 14 triệu đồng/năm và chi phí sinh hoạt đắt đỏ ở thủ đô, em rất khó xoay xở.
![]() |
Nữ sinh đang tất bật việc nhà, việc đồng áng và chờ dịch bệnh ổn định để đi học nghề. |
“Thời gian này em ở nhà phụ giúp cậu mợ việc đồng áng và sắp tới dịch bệnh ổn định em sẽ đi học nghề làm tóc", Giang chia sẻ dự định sắp tới.
Khi biết tin cháu đậu vào trường Đại học Y Hà Nội, nhiều đêm ông Huấn suy nghĩ đến mất ngủ. Thương cháu mồ côi, rất hiểu chuyện nhưng bản thân ông cũng không biết xoay sở ra sao để cho cháu nhập học.
Vợ chồng ông Huấn đều đã trên 60 tuổi, bản thân ông Huấn từng mổ khối u tủy nên sức khỏe giảm sút, không có khả năng làm việc nặng. Nguồn thu nhập của gia đình dựa vào 3 sào ruộng.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND xã cho biết: “Vì hoàn cảnh khó khăn nên cháu quyết định không học Đại học Y Hà Nội khiến cho ai cũng tiếc và thương cháu. Giang học giỏi, có ý chí vượt lên số phận nên mong các nhà hảo tâm giúp đỡ cho cháu được đến trường”.
Chỉ sau ít giờ đăng tải bài viết trên báo VietNamNet, ngay trong sáng nay 26/9, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh - Hoàng Trung Dũng cùng Hội Khuyến học tỉnh đã đến động viên nữ sinh Nguyễn Thị Trà Giang. Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng đề nghị Hội Khuyến học tỉnh nâng mức hỗ trợ của quỹ cho Trà Giang lên 2,5 triệu đồng/tháng (thay vì 1 triệu đồng/tháng) trong 4 năm học để em có điều kiện học tập tại Trường Đại học Y Hà Nội. Đến sáng 27/9, Trà Giang cho biết em đã nhận được hơn 300 triệu đồng từ các cơ quan đoàn thể, cá nhân gửi trực tiếp đến em. "Em không nghĩ bản thân mình nhận được nhiều sự quan tâm của nhà hảo tâm, chỉ sau một ngày Báo VietNamNet đăng tải em được giúp đỡ hơn 300 triệu đồng. Với số tiền này đã đủ cho em trang trải mấy năm học đại học nên em xin ngừng nhận giúp đỡ để nhường lại cho các hoàn cảnh khó khăn khác. Qua đây, em xin cảm ơn Báo VietNamNet, các nhà hảo tâm, lãnh đạo địa phương đã quan tâm, giúp đỡ em được đến trường" - Trà Giang xúc động nói và cho biết em hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt. Ngoài ra, nhiều độc giả đã gửi hỗ trợ qua tài khoản của Báo VietNamNet. Chúng tôi xin dừng tiếp nhận ủng hộ tại đây và sẽ sớm trao số tiền ủng hộ nói trên đến Trà Giang, cũng như cập nhật thông tin chi tiết trên Báo VietNamNet. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn quý độc giả. |
Đậu Tình
Sau bài viết “Nữ sinh mồ côi định bỏ ĐH Y Hà Nội để học nghề làm tóc” trên báo VietNamNet, em Trà Giang đã nhận được hơn 260 triệu đồng từ nhiều nhà hảo tâm trên khắp cả nước.
" alt=""/>Quá nghèo, nữ sinh mồ côi bỏ Đại học Y Hà Nội để học nghề làm tócSau khi gặp vợ người tình, tôi nhận ra mình thật sự đáng thương. (Ảnh minh họa: Sina).
Đôi lần sau những cuộc vui, tôi hỏi anh có ý định bỏ vợ không? Anh nhìn tôi cười nhưng giọng nói lại rất nghiêm túc: "Em đừng tham lam quá, không vui đâu".
Tôi biết, mình không nên trông chờ quá nhiều. Nhưng có tình yêu nào mà không ích kỷ?
Sau những tháng ngày vô tư, tôi bắt đầu nảy sinh toan tính. Đàn ông ngoại tình thường không muốn bỏ vợ. Nhưng những bà vợ lại rất khó tha thứ khi biết chồng ngoại tình. Nếu tôi cứ tỏ ra "biết điều", người thiệt thòi sẽ chỉ có một mình tôi.
Cuối cùng, chị ấy đã gọi điện. Với những dấu vết tôi cố tình tạo ra, bất cứ người vợ nào cũng sẽ nghi ngờ chồng mình. Thế nhưng, không hiểu sao khi biết người gọi cho tôi là vợ người tình, lòng tôi lại dấy lên nỗi lo sợ.
Thứ chị ấy muốn ở tôi chỉ đơn giản là một cuộc gặp. Chị ấy như lời anh kể là phụ nữ rất hiền, không thích ồn ào. Chị ấy làm gì cũng nghĩ về chồng con trước tiên. Tôi dám chắc chị ấy sẽ không đánh ghen nhưng vẫn thấy lo sợ.
Trong quán cà phê vắng lặng buổi chiều, chị ngồi chờ tôi sẵn. Nhìn dáng vẻ chị ung dung, điềm tĩnh, rất ra dáng "chính thất". Tôi trấn an bản thân không có gì phải sợ.
Khi tôi ngồi xuống, chị mỉm cười, nhìn tôi thật lâu: "Đừng lo lắng, thả lỏng người đi, chị chỉ nói chuyện, không làm đau em đâu".
Không hiểu sao, khi nghe chị ấy nói, tôi cảm thấy mình thật nhỏ bé và đáng thương, giống như cô học trò hư gặp cô giáo bao dung.
Chị bảo, chị đã phát hiện mối quan hệ này cách đây không lâu. Chị không cần chồng, nhưng các con chị cần bố. Chồng chị cầu xin đừng ly hôn. Họ đã viết giấy giao kèo, nếu anh muốn lấy vợ khác, toàn bộ tài sản sẽ thuộc về 4 mẹ con chị.
Chị ấy cảm thấy nực cười khi biết tôi cố tình khiêu khích. Một phần khác lại cảm thấy tôi thật trẻ con và đáng thương.
Bởi mỗi đêm tôi một mình cô đơn, chị ấy nằm ôm chồng ngủ. Khi tôi mong chờ từng cuộc gọi, đợi chờ từng cuộc hẹn hò ngắn ngủi, chị có anh ấy mỗi ngày.
Khi tôi tìm mọi cách để có anh ấy, anh ấy lại quỳ xuống cầu xin chị đừng ly hôn. Khi tôi bị mọi người chỉ trích, miệt thị, chị được gia đình chồng ủng hộ, yêu thương.
"Em yên tâm. Nếu yêu em đủ nhiều, anh ấy sẽ vứt bỏ tất cả để chạy theo em. Nếu em yêu anh ấy thật lòng, dù anh ấy có tay trắng cũng không sao cả, đúng không? Vậy hai người hãy nuôi dưỡng tình yêu cho đủ lớn. Khi đó, chị sẽ ký đơn để tác thành cho hai người".
Chị ấy đi rồi, tôi vẫn ngồi ngây ra như con ngốc, mặt tái dại vì xấu hổ. Tại sao một người vợ biết chồng ngoại tình, khi đối diện với tình địch của mình lại có thái độ thản nhiên đến như vậy?
Bởi chị ấy biết rõ mình là ai và mình có những gì. Trong khi đó, tôi chỉ là nàng "tiểu tam" nhỏ bé, vô danh. Tôi chỉ là người "mua vui", không phải người được anh ấy lựa chọn. Mà nếu anh ấy chọn tôi với hai bàn tay trắng thì tôi có đồng ý không?
Hóa ra, tôi không yêu anh ấy nhiều như tôi nghĩ. Tôi chỉ thích được nuông chiều, hưởng thụ. Để có được điều ấy, tôi phải đánh đổi những tháng ngày thanh xuân rực rỡ, cả lòng tự trọng của người con gái.
Nếu mọi chuyện vỡ lở, tôi sẽ mang vết nhơ "tiểu tam". Sẽ chẳng có người đàn ông tử tế nào muốn lấy người vợ từng phá hoại gia đình người khác. Tôi không thể cứ mãi làm người thứ ba, người tình trong bóng tối suốt cả đời.
Theo Dân Trí
Tổ chức YouGov của Anh mới đây đã tiến hành một cuộc khảo sát về mức độ tin tưởng của người dân một số quốc gia đối với tin tức trên báo chí về Covid-19. Kết quả cho thấy, 89% người Việt Nam tham gia khảo sát bày tỏ sự tin tưởng đối với tin tức trên báo chí về công tác phòng chống dịch của đất nước.
![]() |
Đa số người Việt Nam tin tưởng kết quả chống dịch của đất nước |
Mặc dù có chung đường biên giới với Trung Quốc, nơi khởi phát Covid-19, nhưng Việt Nam đã sớm ngăn chặn được sự lây lan của dịch bằng các biện pháp truy dấu nguồn lây bệnh. Tính tới hết ngày 20/5, tổng số ca nhiễm của Việt Nam là 320 và không có trường hợp nào tử vong vì Covid-19.
Tỷ lệ người dân tin tưởng vào báo chí đưa tin về kết quả chống dịch ở các nước như Trung Quốc, Đức, Tây Ban Nha cũng đứng ở mức cao. Cụ thể, Trung Quốc là 62%, Đức là 54%, Tây Ban Nha là 50%. Trong khi đó, tỷ lệ này ở Pháp chỉ có 26%, Anh 31% và Italia 38%.
Đáng chú ý nhất là tại Mỹ, nơi đang là ổ dịch lớn nhất thế giới về cả số ca nhiễm lẫn số ca tử vong, dù tình hình dịch bệnh hết sức nghiêm trọng và Tổng thống Trump liên tục tấn công ‘tin giả’ hay các thông tin truyền thông tiêu cực, song mức độ người dân tin tưởng vào báo chỉ cũng chỉ đạt có 42%.
" alt=""/>Forbes đánh giá báo chí VN được người dân tin tưởng nhất về thông tin Covid