Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng cảm giác trẻ hơn thực sự có thể có lợi cho sức khỏe của bạn, liên quan đến tuổi thọ cao hơn, khỏe mạnh và có bộ não linh hoạt.
Từ khi còn trẻ, Edson đã quan tâm tới thể dục thể thao nhưng không chăm chỉ tập luyện. Khi bước sang tuổi 40, ông bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của sức khỏe. Lấy cảm hứng từ các thói quen lành mạnh học được qua mạng xã hội, Edson cố gắng để làm chậm quá trình lão hóa. Ông áp dụng cùng một lịch trình suốt 17 năm qua.
Ông đến phòng tập thể dục hằng ngày, nơi ông nâng tạ và tập cardio 40 phút. Ông cũng tuân theo chế độ ăn uống nhiều trái cây, rau và nước. Quy trình chăm sóc da của Edson cũng rất nghiêm ngặt, bao gồm kem chống lão hóa và đắp mặt nạ đất sét mỗi tuần một lần. “Bạn luôn có thể thay đổi cuộc sống của mình tốt đẹp hơn”, Edson chia sẻ.
Theo The Sun,vẻ ngoài trẻ trung của Edson khiến nhiều người nghĩ rằng ông chưa tới 30 tuổi. Ông kể: “Hầu hết mọi người bị sốc khi tôi nói với họ tuổi của mình, họ không bao giờ tin tôi. Họ nói tôi trông như 23, 25 hay 30 tuổi nhưng giờ tôi đã 57 tuổi”.
Trong chuyến đi đến Oslo (Na Uy), Edson cho biết đã bị từ chối vào hộp đêm vì không có giấy tờ tùy thân. Ông cũng phải đối mặt với tình huống tương tự tại sân bay vì mặt của ông trông không tương xứng với tuổi.
“Có người hỏi tôi đã phẫu thuật thẩm mỹ, tiêm botox phải không. Tôi chưa từng làm như vậy, tôi muốn tìm những cách tự nhiên để trông trẻ trung. Có người nói tôi sợ già, nhưng thực ra không phải vậy. Đó là quá trình tự nhiên mà chúng ta không thể tránh khỏi nhưng tôi sẽ cố gắng hết sức để giữ tuổi trẻ”, Edson nói thêm.
Dưới đây là các bí quyết của ông Edson Brandao:
1. Uống nước: Nhâm nhi nước suốt cả ngày để giữ cho làn da căng mọng và đủ nước.
2. Nuôi dưỡng từ bên trong: Bổ sung trái cây, rau quả và protein nạc để có làn da rạng rỡ và sức khỏe tối ưu.
3. Vận động: Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn tăng cường tâm trạng và mức năng lượng.
4. Chống nắng: Che chắn da khỏi tia UV có hại bằng kem chống nắng ngăn ngừa lão hóa sớm và nếp nhăn.
5. Ưu tiên giấc ngủ: Hãy đặt mục tiêu ngủ đủ 7-9 tiếng mỗi đêm để trẻ hóa cơ thể và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào.
6. Chăm sóc da: Thiết lập quy trình chăm sóc da phù hợp với loại da của bạn để làm sạch, dưỡng ẩm và bảo vệ da.
7. Kiểm soát căng thẳng: Kết hợp các kỹ thuật thư giãn như thiền hoặc yoga để chống lại căng thẳng và nâng cao sức khỏe tổng thể.
8. Luôn hòa đồng: Xây dựng những mối quan hệ tích cực và tham gia vào các hoạt động mang lại niềm vui và sự thỏa mãn.
9. Duy trì tư duy tích cực: Nuôi dưỡng sự lạc quan và lòng biết ơn để lan tỏa sự tích cực từ trong ra ngoài.
10. Đầu tư vào chăm sóc bản thân: Theo đuổi những sở thích, hoạt động mang lại cho bạn hạnh phúc và hài lòng.
Theo bà Phan Thị Kim Liên, quản lý chương trình bảo vệ trẻ em của World Vision Việt Nam, cứ 10 trẻ em Việt Nam thì có 9 em sử dụng Internet và các em dùng nó hàng ngày.
Môi trường số đã hiện hữu trong mọi mặt đời sống của tất cả mọi người và điều này đưa đến nhiều cơ hội cũng như không ít rủi ro cho sự phát triển của trẻ.
Đồng quan điểm, bà Đinh Thị Như Hoa, Trưởng phòng Kiểm định an toàn thông tin - Trung tâm VNCERT/CC cũng nhận định sự gia tăng số trẻ sử dụng Internet đang đưa đến nhiều mối nguy hại, đồng thời chỉ ra 5 mối nguy hại điển hình từ Internet có thể tác động tiêu cực đến các em.
Cụ thể, các em có thể bị tiếp cận những nguồn thông tin không phù hợp như truy cập web đen có nội dung xấu, bị bạo lực mạng.
“Nếu không được phát hiện sớm, những thông tin này sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm sinh lý, sức khỏe thể chất và hành vi của trẻ”, bà Hoa chia sẻ.
Việc nhiều phụ huynh vô tình chia sẻ hình ảnh, thông tin cá nhân của trẻ trên mạng xã hội cũng là một trong những mối nguy lớn khiến cho thông tin riêng tư của trẻ bị phát tán, rò rỉ và có thể đưa đến tác động tiêu cực cho các em.
Một mối nguy, rủi ro khác từ việc trẻ sử dụng Internet quá nhiều là các em bị nghiện game, mạng xã hội và nghiện Internet.
Số liệu của WHO cho thấy, khoảng 70 - 80% số trẻ em từ 10 - 15 tuổi thích chơi game online, trong đó tỷ lệ trẻ bị nghiện game chiếm khoảng 10 - 15%.
Song song đó, theo bà Hoa, 2 mối nguy hại lớn khác với trẻ em đến từ Internet là bắt nạt trực tuyến và lôi kéo, dụ dỗ, quấy rối, lừa đảo, ép tham gia các hoạt động phi pháp.
‘Chìa khóa’ giải quyết các thách thức về bảo vệ trẻ em
Trao đổi tại hội thảo, Phó Chủ tịch VNISA Đặng Vũ Sơn cho rằng, Chương trình bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng đến năm 2025 đã huy động được sự tham gia tích cực của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Tuy nhiên, thực tiễn triển khai, vẫn còn những hạn chế trong việc kết nối và phối hợp giữa các bên liên quan.
Khẳng định VNISA cam kết sẽ đồng hành cùng cơ quan nhà nước và các tổ chức, doanh nghiệp để hiện thực hóa các sáng kiến bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, ông Đặng Vũ Sơn nhấn mạnh: “Sự kết nối và hợp tác là chìa khóa để giải quyết các thách thức và mang lại hiệu quả cao hơn cho công tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng”.
Thông tin về một hoạt động nổi bật của Câu lạc bộ Bảo vệ trẻ em Việt Nam trên không gian mạng, ông Ngô Tuấn Anh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ cho biết: “Được ban hành tháng 6/2024, tiêu chuẩn cơ sở TCCS:03 VNISA sẽ góp phần phát triển hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ bảo vệ trẻ em. Đây cũng là tiền đề thúc đẩy sự tham gia của các bên cũng như đông đảo người dùng vào công tác bảo vệ trẻ em trên mạng”.
Chia sẻ cách tiếp cận lấy trẻ em làm trung tâm, bà Phan Thị Kim Liên, phân tích: Trên Internet, trẻ em là người dùng và cũng là người tạo ra nội dung; là người bị hại và cũng có thể là đối tượng gây hại; là đối tượng nhưng cũng có thể là chủ thể, đối tác trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ, phòng ngừa.
Với góc nhìn trên, bà Liên khuyến nghị hàng loạt biện pháp như: Nâng cao nhận thức, năng lực, vai trò và trách nhiệm của trẻ, thúc đẩy văn hóa mạng ở người trẻ, tư vấn hỗ trợ trẻ có hành vi gây hại, nâng cao năng lực trẻ em bắt kịp thay đổi của công nghệ, lấy ý kiến của trẻ trong các chương trình truyền thông giáo dục, dịch vụ và chính sách liên quan...
Vị khách Tây từ TPHCM ra Hà Nội du lịch, thưởng thức nhiều món ngon mùa đông (Ảnh chụp màn hình)
Để thưởng thức món cháo sườn sụn chuẩn vị ở Hà Nội, Max được cô bạn người Việt tên là Lylla dẫn đến một quán ăn nhỏ trên phố Hàng Điếu, quận Hoàn Kiếm. Đây cũng là địa chỉ ăn uống quen thuộc của nhiều người dân phố cổ và du khách nước ngoài khi du lịch Thủ đô.
Quán có không gian khá chật hẹp, thực khách được phục vụ ngay trên vỉa hè với vài chiếc ghế nhựa đã bày sẵn. Cả hai đến quán từ sớm nhưng đã có nhiều thực khách xếp hàng, chờ thưởng thức cháo sườn sụn nóng hổi ở đây.
Tại quán, Max và Lylla gọi hai suất cháo sườn sụn đầy đủ, ăn kèm topping là quẩy, ruốc (chà bông). Chỉ sau vài phút chờ đợi, họ đã được nhân viên bưng ra hai bát cháo sánh mịn, đầy ắp.
Khi thưởng thức, vị khách Tây còn tỏ ra sành ăn không kém người Việt khi rắc thêm ớt bột và hạt tiêu xay để gia tăng hương vị cho món cháo bình dân.
Max tiết lộ thích ăn cháo sườn vì nó có vị sườn heo được ninh khá lâu. Anh cũng thích ăn cháo nhuyễn dù nhiều người không thích. Ngoài ra, theo cảm nhận của anh, cháo sườn sụn nên ăn lúc trời lạnh dưới 10 độ C sẽ ngon hơn.
“Mình không biết phải tả thế nào nhưng nó vị thơm khá đặc biệt. Mình cũng rất thích sườn vì được ăn từ hồi bé rồi. Vậy nên mình thích ăn nhuyễn kiểu này, giống nước sốt bơ hoặc cháo trẻ em”, chàng YouTuber người Mỹ nhận xét.
Anh cũng chia sẻ với cô bạn cách ăn cháo chuẩn như người Việt Nam để làm sao không bị nóng hay bỏng tay khi bưng bát.
Kết thúc bữa ăn, Max cùng Lylla tiếp tục di chuyển đến địa điểm khác. Vị khách Tây thừa nhận đã lên kế hoạch thưởng thức các món ăn gì khi du lịch Hà Nội vào mùa đông. Và anh rất hào hứng trước những món ngon mới mà lần đầu bản thân được biết tới.
Ngoài cháo sườn sụn, trong chuyến đi này, Max còn có cơ hội thưởng thức một số món ngon mùa đông ở Thủ đô như bánh dày giò, bánh chuối,… Anh cũng thích thú khi lần đầu được nếm thử một số thức quà của người Hà Nội như trà sâm dứa, sữa chua nếp cẩm,…
Phan Đậu
" alt=""/>Khách Tây tiết lộ vượt 1.600km ra Hà Nội chỉ để ăn món này