Trong vai nhân vật trải nghiệm, Jain không đi giày mà chỉ xỏ đôi tất trắng. Đi dạo một vòng quanh đường phố với đôi tất trắng, kết quả khi quay về khiến cô bất ngờ.
"Không thể tin nổi. Đôi tất vẫn trắng tinh. Tôi đã đi bộ dọc theo những con phố và trên vỉa hè đông đúc. Chắc chắn Nhật Bản là quốc gia sạch sẽ nhất thế giới", cô gái Ấn Độ khẳng định.
Tuy nhiên trong video, Jain không nói rõ thời gian cô đã đi bộ bao lâu và tổng quãng đường di chuyển thế nào.
Video lập tức trở thành tâm điểm chú ý với rất nhiều nhận định trái chiều. Những người chưa từng tới Nhật Bản du lịch bày tỏ mong ước một lần được đặt chân tới đây để trải nghiệm cảm giác "sống ở quốc gia sạch sẽ nhất thế giới sẽ ra sao".
"Không thể tin nổi đôi tất vẫn trắng tinh dù đi bộ qua mấy tuyến phố. Trong khi ở nơi tôi sinh sống, chỉ đi vài bước thì đôi giày đã dính tàn thuốc, bã kẹo cao su và giấy vụn", một người dùng mạng xã hội ở Ấn Độ lên tiếng.
Bên cạnh đó, rất nhiều ý kiến cho rằng đây chỉ là video có chủ đích gây sự chú ý, tạo tương tác cao với nội dung phóng đại sự thật.
"Chắc chắn cô ấy chỉ đi loanh quanh vài bước ở khu vực quay phim. Làm gì có nơi nào mà đường phố không dính cát bụi như vậy", một tài khoản trên Instagram phản bác.
Cùng với đó, một số khác lại lên tiếng bày tỏ ủng hộ nội dung mà Jain chia sẻ.
Đường phố Nhật Bản sạch không một cọng rác (Ảnh minh họa: X).
"Tôi từng tới Nhật Bản du lịch và thấy ngạc nhiên nhiều thứ ở nơi này. Đường phố rất sạch sẽ dù thùng rác không nhiều. Sau các lễ hội âm nhạc, người dân và du khách đều tự nguyện dọn dẹp, không xả rác thải bừa bãi. Điều này rất đáng học hỏi", một tài khoản bình luận.
Bất chấp những lời phản đối hay ủng hộ, đến nay Jain vẫn giữ im lặng. Trong một đoạn video khác, nữ du khách Ấn Độ cho biết được trải nghiệm những cải tiến công nghệ ở Nhật Bản, thử món sinh tố và nước cam do robot làm. Cô hy vọng những công nghệ hiện đại này sẽ sớm xuất hiện tại quê hương mình.
Dù video của cô gái Ấn Độ gây nhiều tranh cãi nhưng không thể phủ nhận từ lâu Nhật Bản đã nổi tiếng với những con phố sạch sẽ, hệ thống quản lý chất thải hiệu quả và giảm mức độ ô nhiễm ở ngưỡng tối thiểu.
Sự sạch sẽ và vệ sinh đã ăn sâu trong nếp văn hóa của người Nhật. Người dân tại đây nổi tiếng với nếp sống kỷ luật. Hành vi vứt rác bừa bãi bị coi là thiếu tôn trọng người khác.
Tờ SCMP(Hong Kong) cho biết, Tokyo hiện là nơi sinh sống của gần 14 triệu cư dân nhưng thành phố này có rất ít thùng rác công cộng vì hầu hết mọi người đều mang rác về nhà.
Vứt rác bừa bãi là hành vi bất hợp pháp tại Nhật. Những ai vi phạm có thể đối mặt với hình phạt lên tới 5 năm tù và phạt tiền khoảng 66.000 USD (1,7 tỷ đồng).
Các trường học tại Nhật Bản cũng nhấn mạnh vào việc giáo dục vệ sinh.
Ngay từ nhỏ, trẻ em ở Nhật được học về tầm quan trọng của vệ sinh cá nhân bằng cách tự dọn dẹp lớp học thay vì thuê lao công. Việc thực hành này nuôi dưỡng ý thức trách nhiệm và tinh thần làm việc theo nhóm.
Cùng với đó, việc duy trì sự sạch sẽ là trọng tâm của các nghi lễ thanh lọc trong tôn giáo ở Nhật Bản.
" alt=""/>Cô gái bị tố phóng đại chuyện đường ở Nhật sạch tới mức không dính cát bụiAnna ghi lại các cuộc săn lùng rác độc đáo của mình tại nhiều nơi khác nhau, từ bãi rác của những “gã khổng lồ” đa quốc gia cho đến bãi rác địa phương. Các đoạn clip về những lần cô ngụp lặn trong bãi rác thu về hàng triệu lượt xem trên nhiều nền tảng mạng xã hội, theo New York Post.
![]() |
Anna Sacks từ bỏ công việc ngân hàng với mức lương tốt để đi nhặt rác. Ảnh: Zach Pagano/TODAY. |
Tận dụng các thùng rác
“Hoạt động này rất có ý nghĩa đối với tôi”, Anna, cựu nhân viên ngân hàng đầu tư sống ở khu Upper West Side, nói với New York Post về lối sống mới của mình. Mỗi tuần, cô kiểm tra các túi rác của hàng xóm và các nhà bán lẻ gần nhà 3-4 lần/tuần, mỗi lần khoảng 4 tiếng.
Với một chiếc xe đẩy, hai túi có thể tái sử dụng và một đôi găng tay, Anna tìm kiếm những món đồ vẫn còn công dụng như đồ hộp, đồ gốm, mỹ phẩm và đồ nội thất, đôi khi là quần áo cũ.
Mỗi khi tới một thùng rác, “chiến binh bảo vệ hệ sinh thái” sẽ sàng lọc đống rác thải bằng đôi tay đã đeo găng chống thủng để tìm kiếm hàng hóa có thể tái sử dụng. Sau đó, cô chất vào xe đẩy và mang về nhà.
Trong video 2,5 triệu lượt xem gần đây, cô tìm thấy một “kho báu” các loại kẹo trong thùng rác gần cửa hàng bán lẻ CVS. Anna cũng ngủ trên ga trải giường được giặt giũ sau khi lấy ra từ một túi rác, uống cà phê pha từ những túi hạt còn nguyên đóng gói bị ném đi.
“Tất cả đều đã qua thời hạn dùng tốt nhất khoảng một tháng. Tôi vẫn sẽ tận hưởng những món này”, cô nói.
Tuy nhiên, thông qua những gì đang làm, Anna không chỉ tiết kiệm được tiền mà còn mong muốn có thể thay đổi thế giới.
![]() ![]() |
Những món ăn, vật dụng còn mới, đóng gói nguyên tem được Anna tìm thấy trong thùng rác. Ảnh: J.C.Rice/New York Post, @thetrashwalker. |
Anna, hiện là chuyên gia tư vấn về giảm thiểu chất thải, đang chỉ trích các công ty, tập đoàn lớn về hành vi lãng phí của họ. Cụ thể, bản kiến nghị trên trangchange.org của cô nhằm yêu cầu công ty bán lẻ Mỹ CVS “Hãy quyên góp, đừng vứt đi” đã thu về gần 500.000 chữ ký ủng hộ.
“Sản phẩm đã được làm ra thì ắt phải được tiêu thụ. Thật kinh khủng khi vứt bỏ là những gì công ty muốn làm, thay vì giúp đỡ người khác”, sao mạng chuyên nhặt rác nói vớiThe Guardian.
Anna còn tìm thấy những suất ăn và cốc sinh tố vẫn còn tươi mới, có thể ăn được của các thương hiệu thực phẩm sang trọng, đắt tiền ở thành phố New York.
Truyền cảm hứng
Nguồn cảm hứng cho công việc đặc biệt này của Anna không xuất phát từ những đống rác trên đường phố.
Anna cho biết sau khi từ bỏ công việc được trả lương cao vào tháng 8/2016, cô đăng ký tham gia một chương trình làm nông nghiệp kéo dài 7 tháng của người Do Thái ở bang Connecticut.
“Tôi đã gặp khó khăn khi phải lao động nhiều giờ, làm việc vào cả cuối tuần mà không thắc mắc lý do. Nhờ làm nông nghiệp và học hỏi về phân trộn, tôi có một cái nhìn khác về lương thực”, cô chia sẻ.
![]() |
Anna chủ yếu hoạt động vì môi trường sau khi rời công việc ngân hàng năm 2016. Ảnh: Stephen Yang. |
Sau khi trở về New York, Anna tiếp tục tham gia một khóa học làm phân hữu cơ tại trung tâm sinh thái Lower East Side, bắt đầu làm tình nguyện viên giải cứu thực phẩm và dạy tiếng Do Thái để kiếm sống.
Cuối cùng, cô chuyển sang làm việc với Think Zero LLC, một công ty tư vấn giúp các tập đoàn cắt giảm chất thải, là nơi Anna học về những thói quen xả rác trong cuộc sống hiện đại.
Để giảm thiểu hiện tượng gây lãng phí, Anna ủng hộ việc gây áp lực lên các tập đoàn để cung cấp hàng hóa của họ cho những người có nhu cầu.
“Giải pháp tốt nhất không phải đổ vào thùng rác, mà là quyên góp”, cô nói với NowThis trong một cuộc phỏng vấn năm 2019. Anna hy vọng lối sống gây tranh cãi của cô ít nhất có thể truyền cảm hứng tới mọi người, khiến họ lưu tâm hơn về lượng chất thải họ tạo ra.
Theo Zing
Alena Kravchenko (Ukraine) cắt tóc lần cuối cách đây 30 năm. Cô nổi tiếng trên mạng xã hội và được mệnh danh là "Rapunzel đời thực" nhờ mái tóc dài ấn tượng.
" alt=""/>Cô gái Mỹ nổi tiếng với việc bới rác để ăn