2. Oxytocin cũng ảnh hưởng tới nam giới
Oxytocin được cho là hormon sản sinh ở nữ giới trong khi “yêu” (và khi cho con bú). Nhưng loại hormon này được giải phóng bởi cả hai giới trong khi “yêu”, và cũng ảnh hưởng cả lên nam giới. Nghiên cứu từ Thụy Sĩ chỉ ra rằng oxytocin có liên quan tới sự tăng cảm giác tự tin ở nam giới.
3. Testosteron cao = “yêu” ít
Trong khi hàm lượng testosteron cao hơn được coi là tốt cho ham muốn “chuyện ấy” ở nam giới, thì các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người có hàm lượng testosteron cao lại ít kết hôn hơn, gặp bất hạnh nhiều hơn trong hôn nhân và ly hôn nhiều hơn. Trên thực tế, nam giới đã kết hôn có vẻ “tích cực” hơn so với nam giới độc thân.
4. Chết trong khi “yêu”
Trong khi kiểm tra về tỷ lệ tử vong trong khi “yêu”, một nghiên cứu năm 1975 phát hiện ra điều kỳ lạ ở nam giới: nạn nhân thường là người đã có gia đình nhưng tử vong trong khi quan hệ với người không phải là vợ và thường xảy ra sau khi uống nhiều rượu. Một nghiên cứu khác năm 1989 tìm ra thêm bằng chứng về nguyên nhân quan hệ ngoài hôn nhân.
5. “Lên đỉnh” có thể dự phòng ung thư vú ở nam giới
Một nghiên cứu ở Hy Lạp tìm thấy bằng chứng rằng tần xuất “lên đỉnh” có thể ảnh hưởng tới tỷ lệ mắc ung thư vú ở nam giới. Trên thực tế, nam giới bị ung thư vú ít “lên đỉnh” hơn so với nam giới không bị bệnh.
6. Kích cỡ “cậu nhỏ” phản ánh qua ngón tay
Theo nghiên cứu của đại học Liverpool nếu ngón tay đeo nhẫn của nam giới dài hơn ngón trỏ thì người đó có hàm lượng testosteron tốt. Nếu ngón tay đeo nhẫn có dài bằng hoặc nhỏ hơn ngón trỏ thì người đó có hàm lượng testosteron thấp hơn. Từ đó bạn có thể đoán chiều dài của “cậu nhỏ” qua chiều dài ngón tay đeo nhẫn của chàng.
7. Nam giới dễ trúng “tiếng sét ái tình” hơn nữ giới
Không phải là phụ nữ mà là nam giới thường khó kiểm soát khi chỉ cần nhìn thoáng qua những khuôn mặt hấp dẫn và dễ dàng bị “hạ gục” ngay lập tức.
8. Gia đình có ảnh hưởng lên hàm lượng testosteron
Theo một nghiên cứu của bệnh viện Mayo năm 2001, khi một người đàn ông ngày càng gắn bó với gia đình, hàm lượng testosteron của anh ấy giảm đi. Đặc biệt, các ông bố bị suy giảm hàm lượng testosteron nghiêm trọng khi có con, đặc biệt khi anh ta là người nuôi trẻ.
9. Đi vệ sinh có thể đem lại cảm giác như “lên đỉnh”
Một nghiên cứu năm 2002 chỉ ra rằng nam giới thường có cảm giác “sung sướng” sau khi... đi vệ sinh. Khi giải quyết “nỗi buồn” tự nhiên, cơ thể của anh ta trải qua chu kỳ phản ứng như khi làm “chuyện ấy”. Mạch tăng lên khi đạt tới “cao trào”, sau đó thư giãn và cuối cùng là mệt mỏi.
10. Đàn ông dễ có hành vi tình dục không bình thường
Đàn ông trong dễ thực hiện những hành vi bất thường không được xã hội và luật pháp chấp nhận như thích khoe “của quý”... gấp 20 lần phụ nữ.
(Theo Timesofindia/SK&ĐS)
" alt=""/>Những bí mật về tình dục của nam giớiXuât xứ của đường “3 không” phần lớn là đường nhập lậu từ Thái Lan, Trung Quốc..., qua đường biên giới; và từ các cơ sở sản xuất thủ công nhỏ lẻ trong nước.
Cẩn trọng với đường ‘buộc chun’
So với các mặt hàng thực phẩm, đường là gia vị nên ít nhận được sự quan tâm của người tiêu dùng, nên người tiêu dùng thường có tâm lý chọn những sản phẩm đường giá rẻ để tiết kiệm chi phí. Hiện nay trên thị trường rất nhiều các sản phẩm đường không nhãn mác, mà đa phần loại này là đường lậu, đóng gói không đảm bảo vệ sinh, dùng hóa chất, chất tẩy trắng cho đường đẹp, bóng, chất làm ngọt để giảm giá thành...
Người tiêu dùng hằng ngày vẫn đang tiêu thụ một lượng đáng kể các loại đường trôi nổi, không nhãn mác (đường “buộc dây thun”), mà người bán hàng thường quảng cáo là đường cát trắng. Họ cho rằng, đường “buộc dây thun” tiết kiệm hơn đường có thương hiệu vì vừa rẻ hơn, lại vừa ngọt hơn.
Tuy nhiên, ít ai biết rằng, đa số đường trôi nổi không nhãn hiệu không đảm bảo an toàn vệ thực phẩm được phối trộn từ những loại nhiều đường phẩm chất thấp, nước và một số hóa chất thực phẩm để bảo quản không bị kết dính thành khối (do pha với nước để tăng trọng lượng). Chưa kể đến, đường “buộc dây thun” có thể còn tồn tại những dư chất tẩy trắng không đúng quy định hoặc có những chất làm ngọt hóa học khiến đường trôi nổi ngọt hơn.
Không những thế, đường “buộc dây thun” có lẫn những tạp chất như đất, cát là những chất không tan có thể tích tụ trong cơ thể gây hại cho sức khỏe người dùng. Do đó, đường trôi nổi không thể so sánh với đường có nhãn hiệu rõ ràng và chứng nhận về mặt chất lượng.
Với hóa chất tẩy trắng mà người dân quen gọi là chất tẩy đường, chất này được các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ thường xuyên dùng để làm trắng đường cát. Nếu những dư chất của chất tẩy trắng có trong đường trắng trôi nổi còn quá nhiều, sức khỏe người sử dụng sẽ bị ảnh hưởng hệ thống đường tiêu hóa, niêm mạc ruột bị ăn mòn, niêm mạc đường tiêu hóa bị trơ, hay gây rối loạn tiêu hóa, hấp thu và bài tiết.
Đối với những loại đường nhập lậu, mối nguy hiểm cho người tiêu dùng còn ẩn chứa trong các hợp chất không tan như cát, đất. Khi thương lái mua đường lậu ở biên giới, đổ ra, đóng sang vào các bao nhỏ, quá trình này cũng không đảm bảo vệ sinh, có nhiều tạp chất không hòa tan như cát, đất lẫn vào với đường. Đó là chưa kể tình trạng các thương lái buôn đường lậu tùy tiện trộn lẫn các loại đường với nhau để trục lợi trên giá thành.
![]() |
Đừng vì tiết kiệm vài ngàn đồng mà phải nhận “vị đắng” của các loại đường không rõ nguồn gốc. |
Gia tăng nguy cơ ung thư từ đường hóa học không phép
Bên cạnh đó, việc sử dụng đường hóa học (tạo vị ngọt) thiếu kiểm soát cũng là vấn đề cần lưu ý hiện nay. Đường sinh học dùng cho chuyển hóa tế bào là glucose, nhưng trong thực tế cuộc sống chúng ta thường đưa vào cơ thể các dạng đường đơn, đường đa như fructose, mantose, saccharose, tinh bột... lấy từ các loại hoa, củ, quả, thân cây mía, củ cải, mật ong, ngũ cốc.... vốn có sẵn trong tự nhiên.
Còn các loại đường hóa học - các loại chỉ tạo vị ngọt chứ không chuyển hóa được - để dùng trong việc điều trị cho những người bệnh thừa cân hay đái tháo đường. Về bản chất, chúng là saccharin hay manitol, acesulfam K, aspartam, isomalt, sorbitol, sucraloza được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm với giới hạn tối đa và có quy định rõ ràng.
Đường hóa học (hay là chất ngọt tổng hợp) là chất không có trong tự nhiên, thường có vị ngọt rất cao so với đường kính saccharose (đường tự nhiên khai thác từ mía, củ cải đường) và hầu như không cung cấp năng lượng, hay cung cấp ở mức thấp hơn đường kính (1-2 kcal/1g như đường isomalt).
Đại diện một công ty đường uy tín trong nước tiết lộ: Trên thị trường hiện nay vẫn đang tồn tại một số những chất tạo ngọt có gốc hóa học là sodium cyclamate - một loại đường hóa học không hề có trong danh mục các loại phụ gia thực phẩm đã được Bộ Y tế cho phép lưu hành tại Việt Nam, vì loại đường hóa học này có thể gây ra các tác hại như: làm gia tăng nguy cơ ung thư gan, ung thư phổi, dị dạng bào thai, ảnh hưởng đến các yếu tố di truyền... Tuy nhiên, vẫn có một vài cơ sở sản xuất bánh kẹo nhỏ, thủ công, nước ngọt, chè, sâm lạnh, sữa đậu nành và quán ăn người ta vẫn thường dùng loại đường này để nấu nướng cho rẻ và lợi nhuận cao hơn nhiều so với đường mía.
Thu Hằng
" alt=""/>Đường ‘3 không’ đe dọa sức khỏe người dùng