![]() |
Một nhóm tài xế GrabFood, Now đang xếp hàng chờ lấy thức uống trong một quán cà phê tại TP.HCM - Ảnh: H.Đ |
Lala - “đứa con" của Scommerce bất ngờ biến mất vào tháng 10/2018, thời gian hoạt động chưa đến nửa năm. Đầu tháng 3/2019, startup tỷ USD Woowa Brothers (Hàn Quốc) tuyên bố mua lại Vietnammm - một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực giao thức ăn qua mạng tại Việt Nam.
Trong khi đó, các tân binh như GrabFood, Go-Food lại đang sở hữu những lợi thế để bứt phá trong cuộc chiến sống còn tranh giành “miếng bánh" được định giá sẽ vượt 38 triệu USD vào 2020 (theo Euromonitor).
Theo khảo sát được thực hiện bởi Kantar TNS vào tháng 1/2019, GrabFood hiện là dịch vụ giao thức ăn được sử dụng thường xuyên nhất tại Việt Nam với 68% số người bình chọn, xếp sau là Now với 19% và Go-Food của Go-Viet với 1%.
Bài toán chiêu mộ người dùng
Theo hãng khảo sát Gcomm, tốc độ giao hàng nhanh chóng là yếu tố quan trọng hàng đầu khi người dùng Việt lựa chọn ứng dụng đặt món. Mỗi dịch vụ ứng dụng lợi thế riêng biệt của mình để rút ngắn thời gian giải quyết đơn hàng, đưa thức ăn còn ấm nóng đến tay khách hàng.
Now chọn cách thâm nhập sâu vào hệ thống kinh doanh của các nhà hàng bằng thiết bị nhận yêu cầu món. Thiết bị của Now đặt sẵn trong các hàng quán để khi khách gọi đồ ăn trên điện thoại thì thiết bị đặt trong nhà hàng sẽ báo, món ăn sẽ được làm ngay. Khi nhân viên giao hàng đến quán cũng là lúc thức ăn đã chuẩn bị sẵn sàng giao đi.
GrabFood không kết nối thiết bị với nhà hàng mà chính tài xế sẽ đi mua hộ thức ăn uống cho khách. Nhờ mạng lưới 175.000 đối tác tài xế phủ rộng, GrabFood thành công trong việc tối ưu thời gian giao hàng trung bình còn 20 phút. Khách hàng và tài xế có thể trao đổi, gửi yêu cầu thông qua những đoạn hội thoại mà không cần thông qua một tổng đài trung gian như Now. Quy trình giao món cũng được cập nhật theo thời gian thực đến ứng dụng nhằm loại bỏ tâm lý chờ đợi của người dùng.
![]() |
Dễ bắt gặp hình ảnh tài xế Grab (áo xanh) trên đường, và có nay có thêm nhiều tài xế Go-Viet (áo đỏ) - Ảnh: H.Đ |
![]() |
Là đơn vị duy nhất được lựa chọn cung cấp dịch vụ truyền hình truyền thống và truyền hình vệ tinh phục vụ các hãng thông tấn báo chí trong và ngoài nước tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên, VNPT đã đáp ứng tốt yêu cầu của các đài truyền hình tác nghiệp tại Hội nghị. Trong đó, 3 đài CNN, Fox News và NHK sử dụng truyền hình vệ tinh của VNPT với tốc độ nhanh, độ an toàn bảo mật cao cùng khả năng đáp ứng tốt theo yêu cầu và tiêu chuẩn của Đài truyền hình hàng đầu thế giới.
Đại diện VNPT cho biết, đối với dịch vụ truyền hình vệ tinh, đơn vị này đã dành 2 trạm phát hình vệ tinh tại Trung tâm báo chí quốc tế, 3 trạm đặt tại khách sạn Marriot (đài Fox News), Daewoo (đài CNN) và Nikko (đài NHK) cung cấp tổng 14 đường truyền cùng lúc; cùng với 20 kênh truyền hình HD. Ngoài ra, VNPT còn chuẩn bị các vệ tinh Vinasat 1, Vinasat 2 với tổng hiệu suất 48%, sẵn sàng phục vụ khi có yêu cầu.
![]() |
Đối với kênh mặt đất, VNPT là đối tác cung cấp độc quyền cho Đài truyền hình Việt Nam VTV, 11 hãng truyền hình Hàn Quốc, Tổ chức phát thanh Truyền hình Châu Âu (EBU – European Broadcasting Union), Tân hoa xã (Trung Quốc). Truyền hình mặt đất, VNPT cũng cung cấp hơn 20 đường truyền tốc độ cao, nâng tổng số kênh phát hình (vệ tinh và mặt đất) lên hơn 40 kênh.
Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo hệ thống kết nối hạ tầng thông suốt, VNPT đã triển khai thiết bị đảm bảo dự phòng tối thiểu 1+1 (100%) cho tất cả các hệ thống thiết bị, đồng thời dự phòng theo vùng địa lý tại các miền trong nước và quốc tế. Băng thông Internet trực tiếp do VNPT triển khai phục vụ hội nghị là 90Gbps, gấp 3 lần yêu cầu của Ban tổ chức.
![]() |
Nhờ những nỗ lực này, hoạt động truyền tin của giới báo chí tại Trung tâm Báo chí Quốc tế được đánh giá là “mượt mà”, không bị gián đoán và đặc biệt là không có sự cố nào làm ảnh hưởng tới quá trình tác nghiệp của các phóng viên.
Theo đánh giá của đại diện phụ trách kỹ thuật của Đài Truyền hình Việt Nam- VTV thì “Tất cả các tín hiệu truyền hình trực tiếp đều đạt chất lượng tốt về âm thanh, hình ảnh. Bên cạnh đó, VNPT còn cung cấp dịch vụ Internet tốc độ cao và Hotline thoại hỗ trợ hoạt động đưa tin của chúng tôi diễn ra thuận lợi và đảm bảo chất lượng”.
![]() |
Bên cạnh việc trang bị hạ tầng cho Hội nghị, VNPT còn tặng miễn phí sim 4G với 12GB, cáp sạc cho các phóng viên tác nghiệp tại sự kiện. Đơn vị này còn cho biết có hơn 700 kỹ sư cao cấp của VNPT được huy động để phục vụ Hội nghị với 200 kỹ sư túc trực tại hiện trường cùng 500 người trực tại các đơn vị cơ sở để phục vụ cho Hội nghị.
Thúy Ngà
" alt=""/>VNPT hoàn thành sứ mệnh ‘kết nối’ các hãng thông tấn thế giớiÔng Kwon Young-jin, thị trưởng thành phố Daegu đã trả lời phỏng vấn sau sự kiện này.
![]() |
ông Kwon Young-jin - Thị trưởng thành phố Daegu, Hàn Quốc phát biểu tại sự kiện khai trương Công ty VinTech Hàn Quốcngày 4/3/2019 |
Sẵn sàng vươn tầm quốc tế
- Thành phố Daegu chính là nơi doanh nhân Lee Byung-chul bắt đầu xây dựng Samsung vào năm 1938. Và bây giờ, Vingroup cũng chọn Daegu là nơi đầu tiên để thành lập một công ty con ở nước ngoài. Rất nhiều người đã nói rằng Vingroup có sự tương đồng như Samsung ở Hàn Quốc, còn ông nghĩ thế nào về sự ví von này?
Tôi cũng có cảm nhận như vậy. Nhìn vào quá trình đi lên của Vingroup, tôi cho rằng sau này Vingroup sẽ trở thành công ty toàn cầu mang tầm quốc tế giống như Samsung. Sự phát triển của Vingroup hiện nay có dáng dấp giống như quá trình trở thành một Tập đoàn hùng mạnh mà Samsung đã xây dựng rất thành công tại Hàn Quốc.
- Các doanh nghiệp ở đất nước còn nhiều khó khăn như Việt Nam thường chờ đợi một cơ hội nhận được đầu tư từ các quốc gia phát triển, nhưng Vingroup lại chọn cách khác thông lệ: trở thành nhà đầu tư ở quốc gia mạnh bậc nhất châu lục. Vì sao lại có sự “ngược đời” ấy, thưa ông?
Luôn đặt mình ở vị thế cao chính là cách mà các doanh nghiệp hàng đầu thường làm. Tôi biết Vingroup đang là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu ở Việt Nam, nhưng tôi cho rằng họ sẽ sớm vượt ra khỏi ranh giới này để trở thành một doanh nghiệp quốc tế hàng đầu. Bởi Tập đoàn này và đặc biệt là ông Phạm Nhật Vượng luôn mang tinh thần của người sáng lập, luôn quyết tâm hết mình để thành công trong những việc khó với một vị thế cao. Đó là đặc điểm của một doanh nghiệp mạnh tầm cỡ toàn cầu. Tôi rất vui khi Vingroup hợp tác với Daegu trong giai đoạn trung gian này.
![]() |
Ông Kwon Young-jin tin tưởng sau này Vingroup sẽ trở thành công ty toàn cầu mang tầm quốc tế giống như Samsung (ảnh tư liệu) |
“Đất lành chim đậu”
- Daegu có lợi thế gì khiến Vingroup chọn thành phố là nơi đặt trụ sở đầu tiên của VinTech tại nước ngoài, thưa ông?
Daegu có hạ tầng nghiên cứu rất mạnh, đặc biệt là trong các lĩnh vực chế tạo robot, ô tô, điện thoại thông minh, ICT... đều là các lĩnh vực mà Tập đoàn kinh tế tư nhân lớn nhất Việt Nam đang hướng tới.
Chúng tôi tự tin rằng Daegu là nơi có thể đáp ứng một cách tốt nhất các yêu cầu của Vingroup, đó là năng lực công nghệ và nhân lực kĩ thuật cao. Tại đây, VinTech Hàn Quốc và các doanh nghiệp, các viện nghiên cứu của chúng tôi sẽ có rất nhiều cơ hội hợp tác để cùng nghiên cứu và khai thác phát triển những sản phẩm công nghệ có giá trị cao.
- Ông kì vọng gì vào sự hợp tác giữa Tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam và thành phố Daegu?
Ngoài việc hợp tác nghiên cứu ứng dụng công nghệ, hai bên có thể thành lập các công ty liên doanh theo từng lĩnh vực, qua đó sẽ tạo điều kiện để Vingroup nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung đầu tư vào Daegu. Ngược lại, việc này cũng mở ra cánh cửa để các doanh nghiệp của chúng tôi đầu tư sang Việt Nam. Với VinTech, theo tôi đây cũng là một cơ hội để các sản phẩm của công ty có thể tiếp cận tốt với thị trường Hàn Quốc và vươn ra thế giới.
Thành phố Daegu sẽ ủng hộ hết sức mình cả về mặt hành chính lẫn tài chính để sự hợp tác này thành công.
- Xin cảm ơn ông!
" alt=""/>‘Vingroup sẽ mang tầm quốc tế giống như Samsung’