Nhanh chóng, đoạn video thu hút hơn 1,1 triệu lượt xem và hàng trăm nghìn lượt tương tác. Bên dưới phần bình luận, không ít người tỏ vẻ thích thú trước sự hài hước và ngưỡng mộ tinh thần lạc quan của cụ bà đã cận kề tuổi 90.
Cụ bà 88 tuổi khiến người trẻ thích thú bởi cách diễn xuất mộc mạc, gần gũi (Ảnh cắt từ clip NVCC).
Hoàng Quân (22 tuổi), cháu trai bà Tư, cho biết giai đoạn Covid-19 năm 2021, Quân tạm thời được nghỉ học nên về quê ở cùng gia đình.
"Hằng ngày, thấy bà nội chỉ quanh quẩn trong nhà, tôi mới nảy ra ý tưởng chỉ cho bà xem điện thoại thông minh. Lúc đầu, bà cũng ngại ngùng vì không theo kịp nhưng một lúc sau lại cảm thấy thích thú. Từ ngày biết dùng điện thoại, bà thường xuyên gọi điện cho con cháu, tự mở nhạc nghe, thậm chí còn lướt mạng xã hội rồi cười khoái chí", Quân nói.
Cuối năm 2021, trong một lần quay video để đăng tải lên mạng xã hội, chàng trai 22 tuổi nhờ bà nội đóng 1 vai trong tiểu phẩm của mình. Cụ bà lập tức đồng ý và cùng cháu lên ý tưởng, học thoại và diễn xuất.
Bà Tư hiện sống cùng gia đình con trai út (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Thoạt đầu, hai bà cháu phải quay đi quay lại nhiều lần do chưa quen đứng trước ống kính. Thế nhưng, chỉ cần Quân hướng dẫn về ý tưởng, cách diễn đạt sao cho tự nhiên, bà Tư đều gật đầu, làm lại nhiều lần mà không một câu than vãn.
Không những vậy, bà còn cầu toàn, đòi cháu trai quay thêm nếu cảm thấy cảnh quay chưa được chỉn chu.
Ban đầu, Quân ngỏ lời quay video hát cải lương nhưng bà nội từ chối vì chưa tự tin. Mãi một lúc sau khi cháu trai thuyết phục, bà Tư mới thử sức. Bất ngờ là đoạn video ấy được cư dân mạng ủng hộ nhiệt thành. Nhiều người còn xúc động vì sự mộc mạc của bà gợi nhớ đến người thân của họ.
"Vốn dĩ, tôi chỉ muốn đăng tải video lên mạng để lưu giữ kỷ niệm giữa hai bà cháu, nhưng không ngờ được cư dân mạng ủng hộ, khen ngợi. Video đầu tiên đăng tải đạt 3 triệu lượt xem, nhiều người khen ngoại lớn tuổi mà minh mẫn, nhanh nhẹn quá", Quân chia sẻ.
Đọc những bình luận tích cực, bà Tư càng thấy thích thú. Từ đó, cứ cuối tuần, bà và cháu trai lại quay video cùng nhau. Nội dung đăng tải trên mạng xã hội của hai bà cháu thường xoay quanh những câu chuyện về cuộc sống thường nhật ở vùng quê yên bình, với những câu thoại gần gũi, hài hước. Cả hai cũng thường xuyên quay video quảng cáo cho thương hiệu đồ bộ của con trai bà Tư. Nhờ vậy, sản phẩm của gia đình được ủng hộ ngày càng nhiều.
Bà Tư khiến nhiều người ngưỡng mộ vì luôn lạc quan, vui vẻ, yêu thương con cháu (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Nhiều nhãn hàng liên hệ ký hợp đồng quảng cáo nhưng Quân đều từ chối vì anh chỉ muốn dùng kênh TikTok tạo năng lượng tích cực với bà nội, người thân và người xem.
Khi Quân quay lại TPHCM để tiếp tục học tập, bà Tư hôm nào cũng trông mong cháu trai cuối tuần về nhà, gọi điện thoại hỏi nội dung video sẽ quay để bà kịp chuẩn bị.
"Nội từng là một người luôn cảm thấy cô đơn vì tuổi già, lúc nào cũng nằm một chỗ nhớ con cháu đi làm xa, dẫn đến nhiều bệnh. Nhưng kể từ khi quay TikTok, nội trở nên vui vẻ hơn, tự biết cách giải trí, kết nối với những người xung quanh. Để đảm bảo sức khỏe cho bà nội, tôi cũng chỉ quay video vào cuối tuần, hai bà cháu cũng chỉ dành 1-2 tiếng là hoàn thành", Quân chia sẻ.
Bà Tư có 9 người con, hiện sống cùng gia đình con trai út. Trước đây, cụ bà cả đời bươn chải, lăn lộn khắp các cánh đồng để nuôi các con. Qua bao nhiêu vất vả, Quân bộc bạch, bà nội chưa từng than vãn, lúc nào cũng yêu thương và dành tất cả những gì mình có cho con, cháu.
" alt=""/>Bà nội U90 thành "ngôi sao" TikTok, an hưởng sau một đời nuôi 9 conGiữa những học viên những người ăn mặc thời trang, mát mẻ, bà bị sốc với hình ảnh người phụ nữ khắc khổ, mặt đầy nám, tay chân đen nhẻm, gầy guộc...
"Chị ấy đã bán một con bò, lấy tiền đi nghe về vấn đề này như là cách cuối cùng, niềm hy vọng cuối để cứu vãn hôn nhân, hạnh phúc. Tất nhiên, chị không thể học được nhiều qua vài buổi học", bác sĩ Lan Hải cho biết.
Hình ảnh người phụ nữ đó đã thôi thúc bà viết sách về chủ đề vẫn bị xem là nhạy cảm này, với hy vọng tất cả mọi người chỉ cần biết chữ là có thể học về... tình dục. Để phần nào giúp việc giáo dục giới tính và tình dục bớt đi vùng mờ trong quan niệm truyền thống của người Việt.
Bạn trẻ giao lưu tại chương trình "Tình dục - tặng gì cho nhau"
Theo tác giả, chúng ta đang có tình trạng "thất học trong hôn nhân". Thời nào, trước khi làm nghề gì chúng ta cũng phải học, thi cử trần ai mới được hành nghề.
Nhưng có việc quan trọng của đời người là lấy vợ gả chồng thì lại chờ quy luật "trăng đến rằm trăng tròn". Cha mẹ giữ con tránh xa chuyện trai gái "thiếu đứng đắn" chứ đừng nói đến việc "vẽ đường cho hươu chạy", càng con nhà lành lại càng không được tò mò tìm hiểu chuyện giới tính, phòng the...
Dẫn đến những thắc mắc không biết hỏi ai khi chập chững bước trên đường khám phá bản thân, trên con đường tình và ngay cả khi người đã đầu hai thứ tóc.
Tình dục là một tài nguyên
TS Phạm Thị Thúy kể, trong quá trình tham vấn tâm lý tại Nhà Văn hóa Phụ nữ TPHCM, bà gặp nhiều ca vợ chồng chỉ vì lệch pha chuyện chăn gối ảnh hưởng đến hạnh phúc, "cái giường lạnh" dẫn đến "tổ ấm lạnh".
Rất nhiều cuộc hôn nhân không trọn vẹn, gây tổn thương cho nhau, thậm chí đổ vỡ đôi khi chỉ vì thiếu hiểu biết, xem nhẹ, không chú ý đến vấn đề tình dục.
Bác sĩ Nguyễn Lan Hải chia sẻ, tình dục là một tài nguyên. Đó chính là hoa trái của tình yêu và là cánh cửa mở cho sự sống từ đời này sang đời khác.
Chúng ta đang có tình trạng "thất học trong hôn nhân" (Ảnh minh họa trong cuốn sách)
Nhưng thực tế, "vùng mờ" trong vấn đề này nên không ít người phải trải qua những chuyện đau lòng, nuối tiếc với nhiều hậu quả có thể theo suốt cuộc đời hay không tìm được sự thăng hoa trong đời sống vợ chồng kéo theo nhiều bất hạnh, bi kịch.
Đó có thể là những bạn trẻ có quan niệm lệch lạc về tình dục, tình yêu; chỉ lần lỡ dại rồi trượt dài không phanh. Nhiều cặp vợ chồng rơi vào tình trạng "suy dinh dưỡng tình dục", sống mòn...
"Tình dục không phải là những gì chúng ta làm, hay chúng ta gọi là "làm tình" mà tình dục là tất cả những gì chúng ta có. Đời sống tình dục, chúng ta đối xử với tình dục như thế nào, diễn đạt, thực hiện ra sao... nó trình bày, phản ánh về con người, giới tính, phẩm chất, phẩm giá của mình", Bác sĩ Nguyễn Lan Hải nhấn mạnh.
Vấn đề giới tính, tình dục, cha mẹ, người lớn phải học hỏi, phải trang bị kiến thức cho mình, phải đi trước một bước thì mới có thể đi cùng, hỗ trợ con trẻ. Nhất là trong bối cảnh chúng ta đang rất lo lắng con trẻ yêu sớm, quan niệm yêu là cho bằng hết, tình dục mới đến tình yêu...
Cốt lõi trong giáo dục giới tính cho con trẻ là dạy các em bài học về trân quý thân thể của mình. Một cô gái biết giá trị thân thể sẽ không cho đi một cách dễ dàng. Một chàng trai biết về giá trị thân thể mình sẽ không ứng xử với người khác phái bừa bãi, vô trách nhiệm.
Bởi giáo dục giới tính, tình dục chính giáo dục làm người!
Theo Dân trí
Điều tốt nhất là bạn có thể cứu vãn một cuộc hôn nhân đang đổ vỡ. Nhưng ngay cả khi bạn không thể làm được điều đó, vẫn có những bài học quý giá để rút ra.
" alt=""/>Người vợ bán bò đi học... 'làm nóng phòng the'Mặc một chiếc áo hoodie màu xám và đi đôi giày thể thao hàng hiệu, Li rõ ràng không phải là chuyên gia khi nói đến công việc đồng áng. Xuất thân từ siêu đô thị phía nam Quảng Châu, anh đã dành phần lớn thập kỷ qua để làm đại diện bán hàng cho một công ty thương mại quốc tế.
Nhưng một tháng trước, kiệt sức vì công việc và cảm thấy lạc lõng giữa thành phố, anh bỏ việc, nhảy lên xe và lái 10 giờ dọc theo những con đường quê quanh co đến những góc xa xôi của tỉnh Phúc Kiến, bên bờ biển đông nam Trung Quốc.
Chán nản với áp lực của cuộc sống thành thị, một bộ phận người trẻ Trung Quốc đã thành lập một nhóm rủ nhau lên sống trên sườn đồi cằn cỗi. Nhưng liệu họ có thể tồn tại mà không có những tiện nghi đã từng giúp họ lớn lên?
Li đã tham gia Southern Life Community - một trong những cộng đồng của người Hoa đang gia tăng nhanh về số lượng. Ở đây, các thành viên tự xây dựng các khu định cư dựa trên các giá trị chung, trong đó cuộc sống chủ yếu là tự cung tự cấp.
Được xây dựng trên một sườn đồi gồ ghề, cây cối rậm rạp, khu định cư này chỉ có 2 ngôi nhà, 1 nhà kho xiêu vẹo và 1 cấu trúc hình lều tuyết mà cư dân gọi là “The Dome”. Ngoài ra còn có 6 con gà và 1 nhà vệ sinh ủ phân sử dụng mùn cưa thay vì xả nước.
Tuy nhiên, điều kiện khắc nghiệt đã không ngăn cản Li và hàng chục người khác sống ở đó. Các thành viên của nhóm, hầu hết ở độ tuổi 20 đến 30, nói rằng họ cam kết tạo ra một xã hội mới không có “đặc quyền hoặc thứ bậc”.
Và họ không đơn độc. Trong những năm gần đây, giới trẻ Trung Quốc ngày càng mệt mỏi với sự cạnh tranh gay gắt ở các thành phố lớn của đất nước.
Theo Peter Yang, một nghiên cứu sinh tại Đại học Chicago, các cộng đồng như Southern Life Community đã nhận được thêm động lực từ cuộc khủng hoảng Covid-19. Nhiều người Trung Quốc đang xem xét lại các ưu tiên của họ và đặt câu hỏi về sự tập trung quá mức của xã hội vào tăng trưởng kinh tế.
Người trẻ thành thị tìm cách sinh tồn
![]() |
Quang cảnh từ chân núi - nơi cộng đồng tọa lạc |
Kể từ khi chuyển đến Southern Life Community, Li đã dành phần lớn thời gian để làm vườn, đồ thủ công mỹ nghệ và cải tạo các cơ sở của cộng đồng. Đối với anh, nơi này mang đến một cái nhìn thoáng qua về một xã hội hoàn toàn khác.
“Đó là một liệu pháp chữa bệnh đối với tôi”, Li nói. “Không giống như những người trong thành phố, mọi người ở đây luôn rất chân thành và sẵn sàng giúp đỡ”.
Ở đây, các thành viên không bắt buộc phải thực hiện nhiệm vụ hay chia sẻ tài sản của mình, nhưng đôi khi họ tụ tập để ăn tối, hát hoặc đọc thơ.
Tang Guanhua, người sáng lập Southern Life Community, nói: “Chúng tôi muốn hiểu những gì chúng tôi thực sự cần và phát triển mối quan hệ mật thiết với nhau”.
Dáng người gầy với mái tóc dài và chiếc quần bông rộng thùng thình, Tang là một người kỳ cựu trong phong trào cộng đồng của Trung Quốc. Từng là nhà thiết kế đồ họa tự do, khi anh vỡ mộng với cuộc sống ở thành phố phía đông Thanh Đảo, anh bắt đầu nghĩ về một lối sống thay thế vào cuối những năm 2000.
Tang nói: “Công việc của tôi là làm cho các sản phẩm trông như mong muốn, đưa ra khẩu hiệu và hiệu ứng hình ảnh để thu hút mọi người tiêu dùng chúng. “Nhưng tôi thực sự không biết liệu bản thân các sản phẩm có mang lại lợi ích hay không. Điều gì sẽ xảy ra nếu những gì tôi đã quảng cáo hóa ra lại có hại cho người khác?”.
Tang cho rằng, nếu mọi người đều có thể sống tự túc, điều đó sẽ giải quyết được tất cả các vấn đề của xã hội - xóa bỏ các rào cản về giai cấp và giới, thúc đẩy hoàn thiện bản thân và loại bỏ cạnh tranh xã hội.
Năm 2010, Tang quyết tâm chuyển đến một túp lều nhỏ ở Lào Sơn, một ngọn núi cách Thanh Đảo khoảng 30km. Lúc đầu, người đồng hành duy nhất của anh là một người phụ nữ mảnh khảnh, đeo kính cận tên là Xing Zhen, người mà Tang đã gặp tại một triển lãm nghệ thuật 2 năm trước.
Xing, người luôn nghi ngờ về sự nghiệp phân tích chứng khoán của mình, bị hấp dẫn bởi tầm nhìn phóng túng của Tang. Cô đến thăm Lào Sơn 2 lần một tuần để hỗ trợ tinh thần cho anh. Cuối cùng, cô cũng bỏ việc và cùng Tang lên núi. Cặp đôi này sau đó đã kết hôn.
Cả hai đều lớn lên ở thành phố, hầu như không có bất kỳ kỹ năng sinh tồn nào. Tang nhớ lại, họ thậm chí không thể phân biệt được đâu là cỏ dại, đâu là rau. Nhưng nhờ có quyết tâm, họ từng bước xây dựng cuộc sống cho mình.
![]() |
Quang cảnh núi phản chiếu qua chiếc gương |
Thông qua việc đọc các hướng dẫn trên mạng, họ đã học cách làm xà phòng, dệt quần áo và đúc gang. Họ tạo ra điện bằng cách sử dụng một chiếc xe đạp có giàn phơi. Cặp đôi cũng ghi lại cuộc sống của mình thông qua một blog, sau đó biên soạn thành một hướng dẫn sinh tồn và phát hành miễn phí.
Xing nói: “Nó mang lại cho bạn sự tự tin khi bạn biết mình có thể làm ra mọi thứ bằng chính tay mình. Ngay cả khi một ngày nào đó chúng ta bị ném lên một hòn đảo, chúng ta sẽ có thể biến nó thành nhà của mình”.
Sáng kiến của cặp đôi - mà họ gọi là “tương lai của nền văn minh nhân loại” - nhanh chóng thu hút sự chú ý của giới truyền thông. Một số nhà bình luận chế giễu Tang và Xing là "ảo tưởng". Một bộ phận khác cho rằng họ đang sống một cuộc sống mộc mạc, lành mạnh. Họ bắt đầu nhận được một lượng khách truy cập ổn định.
Tuy nhiên, vào năm 2015, các nhà phát triển bất động sản đã để mắt đến Lào Sơn và cặp đôi này bắt đầu gặp khó khăn. Chỉ nhờ sự giúp đỡ từ Quỹ Zhenro - một tổ chức phi lợi nhuận về môi trường có trụ sở tại tỉnh Phúc Kiến, Tang và Xing mới có thể tiếp tục thử nghiệm của mình, thành lập Cộng đồng Cuộc sống phương Nam trên mảnh đất rộng 202 ha được quỹ trả tiền vài tháng sau đó.
Kinh nghiệm này đã dạy cho cặp vợ chồng giá trị của việc có một mạng lưới hỗ trợ mạnh mẽ để họ tập trung vào việc phát triển cộng đồng mới của mình. Để thu hút thêm thành viên, họ cho phép những cư dân mới lựa chọn cách họ muốn sống tự túc.
Người trẻ đang cố gắng đạt được điều gì?
Từ chỉ một số ít những người theo chủ nghĩa tự nhiên, khu định cư đã mở rộng đến mức cao nhất với khoảng 30 cư dân. Họ cũng truyền cảm hứng cho một số dự án sinh hoạt cộng đồng khác ở Trung Quốc, bao gồm cả tập thể thanh niên 706 người.
Nhiều thành viên mới chỉ ở lại vài tuần, và họ hiếm khi sống hoàn toàn ngoài lưới điện. Trên núi có kết nối internet và cư dân thường mua thực phẩm từ một ngôi làng gần đó. Một số thậm chí còn đặt hàng thông qua các ứng dụng giao hàng phổ biến của Trung Quốc.
Mặc dù các cửa hàng địa phương rất vui khi có thêm hoạt động kinh doanh, nhưng dân làng nhận thấy cộng đồng mới này có nhiều khó khăn. Lin, một người về hưu ở địa phương, nói rằng ông thường tự hỏi những người trẻ này đang cố gắng đạt được điều gì.
“Họ gọi đây là ‘trải nghiệm’, nhưng tôi không biết họ đang trải nghiệm những gì”, ông nói. “Họ không làm gì cả. Bạn có thấy không? Đất đai bây giờ hầu như cằn cỗi”.
Tang thỉnh thoảng nói chuyện với những người mới đến về việc sống bền vững hơn, nhưng thuyết giảng không phải là phong cách của anh ấy. Tang nói: “Mọi thứ đã không đạt đến mức lý tưởng mà tôi mong đợi. “Tôi chưa gặp bất kỳ ai cam kết với lối sống mà tôi đã có khi ở trên núi. Nhiều người chỉ dừng lại sau một vài lần thử”.
Tuy nhiên, những người mới đến có ý đồ của riêng họ. Nhiều người chỉ muốn trốn chạy cuộc sống trước đây của tầng lớp trung lưu và cố gắng tìm ra những gì họ thực sự muốn.
![]() |
Fan Yueyi, cô gái vừa tốt nghiệp đại học, thư giãn sau khi đã dành cả ngày để nấu rượu. |
Fan Yueyi, một sinh viên mới tốt nghiệp ở độ tuổi 20, cho biết cô đến đây vì chán nản với những áp lực không ngừng để leo lên các nấc thang xã hội.
“Thế hệ của tôi có thể dễ dàng hiểu được ý thức hệ (đằng sau Southern Life Community). Chúng tôi được nuôi dạy với cùng một mục tiêu: thi cử, vào đại học, chọn một chuyên ngành hứa hẹn để mang lại cho chúng tôi những công việc lương cao. Nhưng ảo tưởng đó tan vỡ sau khi học xong đại học, khi chúng tôi nhận thấy có nhiều lựa chọn hơn những gì chúng tôi đã được dạy bảo trước đây”.
Khi còn nhỏ, Fan từng mơ về việc mở một quán trà sữa, nhưng mẹ cô nói rằng nghề như vậy chỉ phù hợp với những người giàu có hoặc thất học. Vì thế, cô đã học hành rất tốt, ra trường và làm công việc giảng dạy.
Tuy nhiên, ở trường mẫu giáo mà cô đang dạy, cô đã bị sốc khi thấy bọn trẻ bị “nhồi nhét” những giá trị về sự cạnh tranh, khắc nghiệt giống như cha mẹ cô đã cố gắng truyền cho cô. Cô từng chứng kiến một đứa trẻ 6 tuổi nhận được cuốn sách giáo khoa luyện thi như một món quà sinh nhật từ mẹ của mình. Đối với Fan, đó là một dấu hiệu mà cô cần phải thoát ra.
Kể từ khi đến với Southern Life Community vào tháng trước, cô gái thành phố này đã học cách nuôi gà, trồng hoa và nấu rượu. Fan cũng bớt lo lắng hơn về việc đưa ra quyết định của riêng mình.
Tuy nhiên, việc lựa chọn một lối sống như vậy sẽ phải trả giá đắt. Bạn bè và gia đình xem quyết định gia nhập nhóm của họ là không thể hiểu được, hoặc thậm chí là một sự phản bội - lãng phí nhiều năm trời học tập đắt đỏ. Theo Tang, anh đã mất một số bạn bè thân thiết khi nói với họ lý do anh rời thủ đô.
Yang, một nhà nghiên cứu ở trường đại học cho biết: “Rất khó để nhiều người rời khỏi con đường truyền thống. Việc bỏ qua các kỳ vọng và giá trị chủ đạo không chỉ là một quyết định kinh tế mà còn là một quyết định đạo đức”.
Tuy nhiên, Fan muốn xem con đường mới này sẽ đưa cô đến đâu. Giống như một số cư dân ở đây, cô không chắc mình có thể ở Phúc Kiến bao lâu, vì cô đang sống bằng tiền tiết kiệm. Nhưng ngay cả khi cô rời đi, cô biết mình sẽ không đi lâu.
Fan nói: “Tôi cần thêm thời gian để suy nghĩ về cách mà tôi có thể tự nuôi sống bản thân ở đây. Việc quyết định chính xác khi nào tôi rời khỏi đây là vấn đề nhỏ vì tôi biết mình sẽ quay lại. Tôi chắc chắn sẽ đến đây để uống thứ rượu mà tự tay tôi đã làm”.
Chán cảnh phố thị ồn ào, nhiều người trẻ đã chọn cuộc sống yên bình, tự cung tự cấp ở những miền quê xa xôi.
" alt=""/>Người trẻ bỏ phố lên rừng: Khao khát tự do hay chạy trốn thực tại?