Cháu H. khi được điều trị tích cực tại BV Nhi TƯ vào tuần trước
Nỗi đau chưa nguôi ngoai, ngày 10/11, cậu con trai út của anh chị là bé T.Q.H., 19 tháng tuổi lại sốt 38,5 độ. Ngay ngày hôm sau, gia đình đưa con đến BV Nhi TƯ cấp cứu.
PGS.TS Trần Minh Điển, Phó giám đốc BV Nhi TƯ cho biết, khi đến cấp cứu, trẻ vẫn tỉnh táo, sốt, thỉnh thoảng rét run, được chuyển thẳng vào khoa Điều trị tích cực. Sau khi được điều trị kháng sinh, tình trạng trẻ có cải thiện nhưng 3 – 4 ngày sau tái trở lại rồi chuyển nặng, suy đa tạng, sốc nhiễm khuẩn và tử vong vào ngày 16/11 vừa qua.
Trong quá trình điều trị, kết quả cấy máu cho thấy trẻ dương tính với vi khuẩn Burkholderia pseudomallei.
Ngay sau đó phía BV đã báo cáo ca bệnh với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.Hà Nội.
PGS Điển cho biết, các kết quả kiểm tra hệ miễn dịch, chức năng bạch cầu hạt của bệnh nhi H. đều trong giới hạn bình thường, tức không có bệnh lý bất thường, tuy nhiên các kết quả sâu hơn liên quan đến gene, BV chưa tiếp cận.
TS Tạ Anh Tuấn, Trưởng khoa Điều trị tích cực, BV Nhi TƯ cho biết thêm, ngay khi cháu V. tử vong, BS đã lưu ý gia đình cần cho cháu còn lại đi kiểm tra sức khoẻ ngay, khi thấy có dấu hiệu bất thường hoặc tương tự cháu V. cần đưa thẳng đến BV Nhi TƯ.
Khi cháu H. nhập viện, do đã biết trước bệnh sử của gia đình nên bác sĩ đã lập tức cho sử dụng kháng sinh mạnh kết hợp thuốc tăng cường miễn dịch. Tình trạng của trẻ sau đó giảm nhưng 3-4 ngày sau, bạch cầu giảm rất nhanh chỉ còn vài trăm, trẻ rơi vào tình trạng suy đa tạng, nguy kịch, không thể cứu được.
Theo TS Tuấn, trong suốt 30 năm làm nghề, đây là lần đầu tiên gặp 2 ca bệnh whitmore liên tiếp trong cùng một gia đình.
Trước đó vào đầu tháng 4 vừa qua, chị gái của 2 bé V. và H. là cháu T.Q.T., 7 tuổi cũng đã tử vong tại BV Xanh Pôn do nhiễm khuẩn huyết hoại tử đường ruột. Cháu T. cũng có biểu hiện ban đầu là sốt cao.
Hiện tại, phía Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.Hà Nội đã về địa phương để điều tra dịch tễ. Trước mắt hướng dẫn gia đình thực hiện ăn chín, uống sôi và sử dụng nước máy.
Trước đó nhiều tỉnh như Nghệ An, Yên Bái, Thái Nguyên, Hà Tĩnh... cũng đã ghi nhận các trường hợp mắc bệnh Whitmore. Tuy nhiên bệnh này không gây thành dịch, không lây trực tiếp lây từ người qua người, vì vậy người dân không nên quá lo lắng.
Vi khuẩn Burkholderia pseudomallei thường được tìm thấy trong nước bẩn, đất, lây lan sang người và động vật qua tiếp xúc trực tiếp với nguồn ô nhiễm (như hít phải bụi nhiễm vi khuẩn hay khi tiếp xúc với đất bị ô nhiễm qua các vết trầy xước ngoài da).
Thúy Hạnh
- Nhiều tỉnh đã ghi nhận bệnh nhân mắc whitmore. Bệnh có thể gây tử vong nhanh nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời.
" alt=""/>Gia đình ở Hà Nội mất 2 con nhỏ trong nửa tháng do cùng mắc WhitmoreNgười Hy Lạp, La Mã, và người Nhật từ hàng nghìn năm về trước đã dùng nước ấm để điều trị chứng mệt mỏi, tinh thần suy sụp và làm lành vết thương. Chính Hy Lạp là dân tộc tiên phong trong việc khám phá ra mối liên hệ giữa tinh thần và thể chất. Họ đã cho xây dựng rất nhiều phòng tắm công cộng ở những khu vực có sông, suối, hồ để thư giãn mang tính trị liệu. Còn người La Mã thì lại phát minh ra nhiều kiểu tắm khác nhau như tắm nóng, tắm ấm, đến tắm lạnh. Tại Nhật Bản, quốc gia tôn sùng phương pháp dưỡng sinh thuận tự nhiên, tắm Onsen (suối khoáng) vào dịp nghỉ lễ hoặc cuối tuần đã trở thành một nét văn hoá đặc thù.
Từ cổ chí kim, nước khoáng nóng được cho có tác dụng kích thích hệ thần kinh và hệ tuần hoàn. Ngâm khoáng nóng, nghe thật đơn giản nhưng nó lại là sự kết hợp giữa ba phương pháp trị liệu hữu hiệu: thuỷ trị liệu, nhiệt trị liệu và khoáng trị liệu mang lại lợi ích không ngờ cho sức khỏe như thư giãn, lưu thông máu, đặc biệt là cơ, xương khớp…
![]() |
Từ cổ chí kim, người ra đã phát hiện ra Nước khoáng nóng có tác dụng kích thích hệ thần kinh và hệ tuần hoàn vô vùng hiệu quả. |
Thuỷ trị liệu
Thủy trị liệu là quá trình sử dụng nước để điều trị bệnh và duy trì sức khỏe. Trong một nghiên cứu xuất bản năm 2005 của bác sĩ Tamas Bender người Hungary có ghi chép: Các bệnh nhân mắc chứng đa xơ cứng khớp chỉ sau 40 buổi tập luyện Thái Cực Quyền (Tai Chi) dưới nước thì tình trạng đau nhức, co thắt, trầm cảm và suy nhược đã được cải thiện đáng kể. Một nghiên cứu khác đã được thực hiện trên nhiều bệnh nhân mắc bệnh Parkinson tại Tây Ban Nha năm 2011, nhằm mục đích so sánh hiệu quả vật lý trị liệu trên cạn và dưới nước. Theo đó, vật lý trị liệu dưới nước cho kết quả toàn diện hơn, mức độ mất thăng bằng tư thế cũng được cải thiện hơn rõ rệt so với trên cạn.
![]() |
Thuỷ trị liệu - Quá trình sử dụng nước để trị bênh, cải thiện và duy trì sức khoẻ. |
Nhiệt trị liệu
Nhiệt trị liệu là một phương pháp điều trị của vật lý trị liệu, trong đó sử dụng các tác nhân gây nhiệt để mang lại hiệu quả điều trị. Tùy theo nhiệt độ của tác nhân gây nhiệt, chia thành 2 loại: nhiệt nóng và nhiệt lạnh.
Nhiệt trị liệu nóng có tác dụng: Giãn mạch tại chỗ hoặc toàn thân (thông qua tác dụng tại chỗ và phản xạ), tăng lưu thông máu, giảm đau, giảm phù nề, giảm viêm, tăng tính kéo giãn của các mô liên kết, giảm hiện tượng cứng khớp và tăng chuyển hóa.
Nhiệt trị liệu lạnh có tác dụng: Giảm đau, đặc biệt đau cấp, giảm viêm (viêm cấp), giảm phù nề (sau chấn thương mới, bỏng), giảm co cứng, giảm sốt và tạo thuận co cơ thông qua tăng tính kích thích của neuron vận động
![]() |
Nhiệt trị liệu - Quá trình sử dụng các tác nhân gây nhiệt để điều trị các vấn đề sức khoẻ. |
Khoáng trị liệu
Khoáng trị liệu là sử dụng các chất khoáng có trong nguồn nước khoáng được thấm qua da, để điều trị và tăng cường sức khỏe. 60% trọng lượng cơ thể là nước, lượng nước này được phân bố 80% ở trong tế bào, 20% ở khoang ngoài tế bào (mô kẽ và lòng mạch máu). Ngâm mình trong nước khoáng thiên nhiên giúp bổ sung các khoáng chất và tăng cường sức khỏe. Nước khoáng chứa nhiều biarbonat có tác dụng tốt với người bị bệnh hô hấp mạn tính như hen, tâm phế mạn, người bị bệnh gút, bệnh đái tháo đường, bệnh khớp mạn tính.
![]() |
Khoáng trị liệu - Khoáng chất trong nguồn nước thẩm thấu qua da, bổ sung chất khoáng cho cơ thể. |
Việt Nam- “thiên đường” khoáng nóng
Nước ta được thiên nhiên ưu đãi với nguồn tài nguyên khoáng nóng nên có khá nhiều điểm du lịch tắm khoáng nóng, điển hình như Kim Bôi (Hòa Bình), Mỹ Lâm (Tuyên Quang), Tây Viên (Quảng Nam), Đam Rông (Lâm Đồng) và Bình Châu (Xuyên Mộc). Hiện nay, nguồn khoáng ở Bình Châu có nơi đạt nhiệt độ cao nhất lên tới 82 độ C, được xếp vào mức rất nóng. Và chỉ có 16% nguồn khoáng thiên nhiên ở Việt Nam được xếp vào mức này.
![]() |
Nhiệt độ nguồn khoáng Bình Châu có thể đạt tới 82 độ C, thuộc 16% nguồn khoáng hiếm tại Việt Nam |
Đón đầu xu hướng, các khu du lịch suối khoáng trong nước cũng đang tích hợp các dịch vụ ngâm tắm khoáng nóng khác nhau với các loại hình thủy, nhiệt trị liệu tinh tế như: tắm thảo dược, xông hơi nóng lạnh, thải độc cơ thể… nhằm mang đến những liệu trình thư giãn, trị liệu phù hợp với từng thể trạng của khách. Nhờ vậy, du khách dễ dàng cảm nhận được sức khoẻ bản thân được nâng cao, các khớp xương bớt mệt mỏi và tinh thần thoải mái thả lỏng tối đa.
Nhờ báu vật khoáng nóng do thiên nhiên ban tặng và dịch vụ chuyên nghiệp, Việt Nam đang là “điểm nóng” du lịch wellness mới tại Châu Á.
“Du lịch wellness” hay du lịch thiên hướng cân bằng sức khoẻ là xu thế du lịch mới đang cực hút khách trên toàn cầu. Du lịch wellness phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cả về thể chất lẫn tinh thần của con người, giúp họ lấy lại cân bằng trong cuộc sống. Ngoài tắm khoáng nóng, du khách hiện nay cũng yêu thích các loại hình nghỉ dưỡng wellness kết hợp thiền định, yoga và sáng tác nghệ thuật… |
Lệ Thanh
" alt=""/>Tắm khoáng nóng khiến người ta khỏe đến mức nào?Thông tin liên lạc trên biển: Làm sao để ngư dân an toàn hơn?
Kể từ năm 2006, công tác thông tin liên lạc cứu hộ, cứu nạn đã được cải thiện nhiều, nhưng vẫn chưa khiến ngư dân yên tâm khi đi biển...
Ý thức ngư dân: Vấn đề nan giải
Ý thức của ngư dân trong công tác an toàn đánh bắt vẫn còn hạn chế. Đơn cử, trong cơn bão số 1/2008, tàu cá QNg. 95177 (Quảng Ngãi) đã đậu vào quần đảo Hoàng Sa, nhưng thuyền viên không chịu rời tàu lên đảo, mặc dù Biên phòng đã lệnh lên đảo thông qua máy Icom. Trong khi đó, tàu lại không có phao cứu sinh ngoài mấy cái can nhựa, nên hậu quả bi thương đã xảy ra: khi tàu bị đánh chìm 9 người bị mất tích, chỉ cứu được 1 thuyền viên.
Theo thống kê của ngành thuỷ sản, có tới 18% ngư dân mù chữ, 64% trình độ tiểu học, 17% trung học cơ sở, nhận thức hạn chế, đi biển chỉ dựa vào kinh nghiệm.
Với thực trạng như vậy, việc nâng cao ý thức ngư dân trong công tác an toàn đánh bắt là vấn đề nan giải. Đơn cử, năm 2007, Trung tâm kiểm soát tần số khu vực VII phối hợp với Sở BCVT Phú Yên (nay là Sở TT&TT) tiến hành khảo sát trên 400 ngư dân tỉnh Phú Yên. Mặc dù có trang bị máy bộ đàm trên tàu, nhưng chưa đến 50% ngư dân biết cách liên lạc với Trung tâm cứu nạn trên biển. Điều này cho thấy, ngư dân hầu như chưa có ý thức về việc sử dụng tần số vô tuyến điện, thậm chí một số tàu còn sử dụng tần số cấp cứu để liên lạc với nhau làm ảnh hưởng đến việc trực canh nghe của đài.
" alt=""/>Loạn tần số thông tin liên lạc trên biển