- Đã tròn một năm nay, 2 buổi/ tuần, cứ đến giờ là bé Hoàng My (8 tuổi) lại ngồi trước màn hình máy tính để học tiếng Anh qua công cụ Skype với một cô bé 15 tuổi đang ngồi cách Hà Nội khoảng 10 giờ bay. |
Ảnh minh họa |
Cô bé 15 tuổi người Úc là con của một cô giáo từng dạy chị Hoàng Thị Thanh Thủy – mẹ bé My – hồi chị còn học ở ĐH Ngoại thương Hà Nội.
Chị Thủy là một bà mẹ rất kỹ tính trong việc chọn giáo viên cho con. Như nhiều phụ huynh khác, chị đề cao tầm quan trọng của môn tiếng Anh với việc học tập và tương lai con sau này. Nhưng ngay từ đầu, chị không chọn cho con tới trung tâm ngoại ngữ.
“Giáo viên nước ngoài ở Việt Nam đa phần là Tây ba lô, không qua trường lớp đào tạo chính quy, còn giáo viên giỏi, có bằng cấp thì chị không đủ khả năng tài chính. Từ trước tới giờ chị đều tự tìm hiểu và chọn giáo viên cho con. Chị cho rằng, điều quan trọng của việc học một ngôn ngữ là hai người phải hiểu nhau. Việc này bạn nhỏ lớp 9 kia làm rất tốt. Bạn ấy cũng có khả năng điều tiết buổi học rất tuyệt vời. Người lớn đôi khi lại không hiểu ngôn ngữ và tâm lý của trẻ con” – chị Thủy chia sẻ.
Bà mẹ này cho biết, con chị cũng từng học giao tiếp với giáo viên bản xứ người Mỹ, nhưng kết quả tốt nhất mà bé đạt được là trong một năm học với cô bé lớp 9 kia.
Theo chị, có 3 yếu tố quyết định sự thành công của cách học qua Skype, đó là: con phải tập trung, hứng thú; người dạy phải hiểu con, biết cách dẫn dắt và bố mẹ phải hiểu, lên chương trình và kiểm soát được chương trình học.
“Chị là người đưa giáo trình cho hai chị em tự học. 3 tháng đầu, chị còn ngồi kèm xem các con học cái gì, nhưng giờ hai đứa nói với nhau, chị nghe nhiều khi còn không hiểu nổi” – chị Thủy cười nói.
Chị chia sẻ, năm lớp 2, bé My là một trong 10 bạn đạt điểm cao nhất môn tiếng Anh khi thi học bổng của trường. Tuy nhiên, chị cho rằng kết quả này cũng là nhờ bé My tự học tiếng Anh ở nhà khá nhiều, ngày nào cũng nghe, đọc, xem, nói, thậm chí là viết nhật ký bằng tiếng Anh.
Học phí mà chị trả cho cô bé người Úc là 150 nghìn cho 35 phút gia sư.
 |
Hình ảnh và thông tin về giáo viên được đưa khá rõ ràng trên một website cung cấp dịch vụ học tiếng Anh với giáo viên nước ngoài qua Skype. |
Khác các phụ huynh khác, chị Thủy không chọn giáo viên qua trung tâm tiếng Anh. Tuy nhiên, hình thức học này đang được khá nhiều phụ huynh quan tâm và cho con theo học thông qua các trung tâm học ngoại ngữ trực tuyến.
Gõ từ khóa “học tiếng Anh qua Skype” trên công cụ tìm kiếm Google, kết quả trả về là rất nhiều trung tâm cung cấp những khóa học một thầy một trò thông qua Skype. “Click” ngẫu nhiên vào một trung tâm, thông tin về các khóa học, lộ trình học, giáo viên, học phí được đăng tải rất rõ ràng trên website.
Mức học phí được chia thành 2 loại, một loại với giáo viên châu Á (Philippines, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam…) có giá 875 nghìn đồng/ 10 tiết học - tương đương 87 nghìn đồng/ tiết kéo dài 25 phút. Nhưng với giáo viên bản ngữ (Anh, Mỹ, Úc, New Zealand…), học phí sẽ là 1,85 triệu đồng/ 10 tiết – tức 185 nghìn đồng/ tiết, cao gấp đôi so với giáo viên châu Á. Thông tin và hình ảnh các giáo viên cũng được công khai trên website để người học lựa chọn.
 |
Mức học phí của mỗi khóa học khác nhau giữa giáo viên châu Á và giáo viên bản xứ. |
Khác với hình thức học “online” cũ - là người học chỉ tiếp nhận một chiều kiến thức từ giáo viên mà không có sự tương tác thì phương pháp học “online” qua Skype này vẫn đáp ứng được nhu cầu tương tác giữa thầy và trò.
Tuy nhiên, theo chị Thủy, điểm yếu của học qua Skype sẽ không thuận lợi với kỹ năng Viết so với cách học truyền thống.
Chị Phương Anh cũng là một phụ huynh cho con học với giáo viên nước ngoài qua Skype đã được 5 tháng. Qua trung tâm, chị chọn một giáo viên người Philippines với mức học phí 70 nghìn cho tiết học 25 phút.
“Học ở trung tâm và học qua Skype đều có ưu nhược điểm riêng. Học trung tâm con có bạn bè và làm việc nhóm. Tuy nhiên học trung tâm thời gian con nói chuyện trực tiếp với thầy sẽ hạn chế hơn vì thời gian của giáo viên là chung cho cả lớp. Thời gian học ở trung tâm là cố định nên nếu nghỉ sẽ mất buổi, còn học ‘online’ 1-1 thì thời gian linh động, nếu con bận thì báo nghỉ, sẽ được học bù buổi khác”.
Chị Phương Anh cho biết, chị cho con học online qua skype với mong muốn có người nói chuyện tiếng Anh với con là chính, không quan tâm nhiều đến nội dung học mặc dù giáo viên có chuẩn bị giáo trình phù hợp với con và cô trò bám theo đó để học.
Ngoài lớp học Skype này, chị cũng có cho con học một lớp dạng trung tâm do một cô giáo rất tâm huyết với tiếng Anh đứng lớp, có mời thêm giáo viên nước ngoài về dạy. Ở nhà, chị cho con học tiếng Anh qua nhiều hình thức khác nhau: xem Youtube, đọc truyện, nghe truyện tiếng Anh… Bà mẹ này cho rằng, tùy vào từng giai đoạn và điều kiện để lựa chọn việc học ở đâu và hằng ngày sẽ tiếp xúc với tiếng Anh như thế nào cho hiệu quả.
Cũng chọn cho 2 con một giáo viên người Philippines, chị Diệu Thúy chia sẻ, chị mới cho các cháu – một bạn học lớp 3, một bạn học lớp 1 – học được 3 tháng. Theo chị, trẻ nào có khả năng tập trung tốt thì cách học này rất ổn.
“Đứa nhỏ nhà mình đang học lớp 1 thì học rất tốt, bạn nói chuyện với cô rất tự tin. Cháu có khả năng tập trung tốt nên nghe tốt, cô giáo khen. Học theo hình thức này nhàn, không phải đưa đón mà mình cũng biết được luôn chất lượng học tập con mình sao. Nhưng với cậu lớn là con trai nên khá nghịch, thì cách học ở trung tâm có nhiều trò chơi sẽ phù hợp với bạn ấy hơn. Với bạn này, mình luôn phải ngồi bên cạnh trợ giảng hỗ trợ cho con thì mới ổn được”.
Cùng chia sẻ này, chị Đặng Hồng Hạnh cũng vẫn đang cho con học cả 2 phương pháp: truyền thống và qua Skype. Con lớn của chị đang học lớp 2, đã học Skype được một năm rưỡi, còn bé nhỏ 5 tuổi mới học được 2 tháng.
“Học qua skype mình thấy con tiến bộ về kỹ năng nghe, khả năng tự giải thích vấn đề với cô. Do con tự nghe hoàn toàn bằng tiếng Anh nên mình nhận thấy kỹ năng đọc của con khá tốt” – chị chia sẻ.
Nguyễn Thảo
" alt=""/>Học tiếng Anh qua Skype với người bản xứ, mẹ Việt không phải lặn lội đón đưa
 thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT tổ chức Hội thảo an toàn thông tin trong chuyển đổi số và diễn tập thực chiến ứng cứu sự cố năm 2022 cho các cán bộ kỹ thuật trong cụm mạng lưới ứng cứu sự cố số 9. Cụm mạng lưới này gồm 12 tỉnh, thành phố là Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long.</p><table class=)
 |
Giám đốc Sở TT&TT Kiên Giang Võ Minh Trung phát biểu khai mạc hội thảo và diễn tập. |
Phát biểu khai mạc sự kiện, ông Võ Minh Trung, Giám đốc Sở TT&TT Kiên Giang nhấn mạnh: Cùng với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá trình chuyển đổi số, các cuộc tấn công vào hệ thống mạng, đánh cắp thông tin, làm lộ lọt, xuyên tạc thông tin… đang diễn ra hết sức phức tạp, gây thiệt hại rất lớn. Vì vậy, vấn đề bảo mật và an toàn thông tin đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
Ông Võ Minh Trung cũng cho biết, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Kiên Giang đã xác định chuyển đổi số là 1 trong những động lực quan trọng phát triển tỉnh Kiên Giang, là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, hoạt động của các cơ quan, tổ chức, người dân và doanh nghiệp. Trong đó, an toàn thông tin là yếu tố then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững.
“Việc tổ chức hội thảo về an toàn thông tin trong chuyển đổi số là dịp để lãnh đạo, cán bộ chuyên trách các sở, ban, ngành, địa phương cùng trao đổi, nắm bắt thông tin, nhận thức rõ tầm quan trọng của bảo đảm an toàn thông tin khi chuyển đổi số, từ đó có sự quan tâm đến việc triển khai an toàn thông tin tại các đơn vị”, Giám đốc Sở TT&TT Kiên Giang nhận định.
Trao đổi tại hội thảo, đại diện Cục An toàn thông tin nhận định, quá trình chuyển đổi số phải đối mặt với các nguy cơ tấn công, xâm nhập hệ thống, đánh cắp dữ liệu… gây thiệt hại lớn cho tổ chức, doanh nghiệp, gây mất lòng tin cho người dùng. Đây là một rào cản lớn cho tiến trình chuyển đổi số.
Theo đánh giá của Cục An toàn thông tin, nguy cơ mất an toàn thông tin sẽ ngày càng lớn, tới năm 2025, thách thức về mất an toàn thông tin có thể tăng gấp 3 - 4 lần so với năm 2020; trung bình mỗi ngày có 45 cuộc tấn công mạng vào hệ thống thông tin Việt Nam.
Các xu hướng tấn công mạng như tấn công mạng có chủ đích – APT, tấn công DDoS, tấn công bằng mã độc, tấn công chuỗi cung ứng… nhằm thu thập dữ liệu, chiếm đoạt thông tin, tài liệu, chiếm quyền điều khiển, đánh sập các hệ thống thông tin ngày càng gia tăng, với nhiều hình thức tinh vi, phức tạp.
Trong bối cảnh đó, công tác đảm bảo an toàn thông tin cũng ngày càng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. “Trong chuyển đổi số, an toàn thông tin mạng là then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững, đồng thời là thành phần xuyên suốt, không thể tách rời của chuyển đổi số. An toàn thông tin mạng là công cụ để bảo vệ thành quả của chuyển đổi số và trở thành một phần không thể tách rời trong quá trình chuyển đổi số”, đại diện Cục An toàn thông tin nhấn mạnh.
Duy trì xuyên suốt tinh thần thực chiến
Song song với Hội thảo về an toàn thông tin trong chuyển đổi số, chương trình diễn tập thực chiến của các đơn vị thành viên Cụm mạng lưới ứng cứu sự cố số 9 cũng được triển khai. Đây là cuộc diễn tập thực chiến đầu tiên được tổ chức theo quy mô cụm.
Ban tổ chức kỳ vọng rằng qua diễn tập lần này, các đơn vị tham gia sẽ duy trì xuyên suốt tinh thần thực chiến, sẵn sàng phản ứng nhanh trước mọi tình huống tấn công mạng nhằm vào hạ tầng CNTT của đơn vị mình, góp phần vào sự phát triển bền vững của quá trình chuyển đổi số quốc gia.
 |
Diễn tập an toàn thông tin tại Kiên Giang lần này là cuộc diễn tập thực chiến đầu tiên tổ chức theo quy mô Cụm ứng cứu sự cố. |
Đề cập đến hoạt động diễn tập, đại diện Cục An toàn thông tin cho hay, trong giai đoạn trước, hoạt động diễn tập ứng cứu sự cố mạng vẫn còn nặng về hình thức, “diễn” nhiều hơn “tập”, thường theo những kịch bản có sẵn và thực hiện trên các hệ thống mô phỏng, giả lập. Đây chính là lý do Bộ TT&TT năm 2021 đã ban hành Chỉ thị 60 về tổ chức triển khai diễn tập thực chiến, với mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động diễn tập.
Theo đại điện Cục An toàn thông tin, diễn tập thực chiến sẽ gắn hoạt động diễn tập vào chính hệ thống mà đội ứng cứu sự cố có trách nhiệm bảo vệ, qua đó kinh nghiệm xử lý sự cố của đội ứng cứu sự cố đối với các hệ thống đang vận hành càng được nâng cao.
Hình thức diễn tập này còn có thể phát huy các kỹ năng tấn công, đưa đội ứng cứu vào trạng thái luôn thường trực, sẵn sàng xử lý sự cố, như các cuộc tấn công trong thực tế. Diễn tập thực chiến cũng giúp cải thiện khả năng phòng thủ, ứng cứu, giúp phát hiện điểm yếu, lỗ hổng đang tồn tại trong công nghệ, quy trình và cả con người để kịp thời xử lý.
Để diễn tập thực chiến hiệu quả, đại diện Cục An toàn thông tin lưu ý, cần chuẩn bị kỹ càng các phương án ứng cứu sự cố, khôi phục hệ thống để phòng ngừa rủi ro hệ thống gặp sự cố nghiêm trọng trong quá trình diễn tập, đảm bảo hệ thống được khôi phục trong thời gian nhanh nhất cho phép, không để ảnh hưởng nhiều đến quá trình cung cấp dịch vụ của hệ thống.
Cùng với đó, triển khai diễn tập thực chiến, các đơn vị cũng nên lựa chọn các đối tác tin cậy, có năng lực chuyên môn cao, làm việc chuyên nghiệp tham gia diễn tập, tham gia đội tấn công nhằm vừa phát hiện, khai thác sâu các điểm yếu của hệ thống vừa không gây ra các nguy cơ tiềm tàng về sau…
Vân Anh

Tăng khả năng phòng thủ, ứng phó tấn công mạng thông qua diễn tập thực chiến
Để các đội ứng cứu có đủ năng lực xử lý sự cố xảy ra trong hệ thống của đơn vị mình, Bộ TT&TT cho rằng, hoạt động diễn tập cần chuyển sang hình thức diễn tập thực chiến với phương thức, phạm vi và tính chất mới.
" alt=""/>Diễn tập thực chiến ứng cứu sự cố an toàn thông tin