
Chiều 18/11, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì kết hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ trao giải báo chí về chủ đề Văn hoá ứng xử. 37 tác phẩm xuất sắc từ 8 cơ quan báo chí được trao giải báo chí văn hoá ứng xử
VietNamNet xin trích đăng lại các tác phẩm đoạt giải để nhân rộng hơn nữa kết quả tốt đẹp của giải báo chí Văn hoá ứng xử lần đầu được tổ chức.
Loạt bài Văn hoá công sở - Văn hoá người Hà Nội do nhóm tác giả Kiều Duy Chánh, Cù Xuân Trường, Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, Hồ Hải Hà báo Hà Nội mới thực hiện đoạt giải Nhất giải báo chí Văn hoá ứng xử.
Bài 3: Môi trường công sở - chuẩn mực văn hóa
Những năm gần đây, nhiều cơ quan, công sở được xây mới, trang bị phương tiện hiện đại và nhiều không gian xanh được tạo dựng như một phần không thể thiếu của văn hóa công sở. Tuy nhiên, để có môi trường làm việc thật sự văn minh, thân thiện, cần nhiều hơn thế. Trước hết là những công sở với giá trị văn hóa chuẩn mực, góp phần khơi nguồn, thúc đẩy năng lực sáng tạo và trách nhiệm công vụ ở mỗi cán bộ, công chức.
Xây dựng môi trường làm việc lành mạnh
Khảo sát thực tế của phóng viên Báo Hànộimới thời gian qua cho thấy, môi trường công sở với những chuẩn mực văn hóa vẫn còn nhiều chuyện đáng bàn. Đặc biệt trong bối cảnh “nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có người đứng đầu chưa thể hiện tính tiên phong, gương mẫu; còn biểu hiện quan liêu, cửa quyền, chưa thực sự sâu sát thực tế, cơ sở…”, rồi tình trạng “sáng cắp ô đi, tối cắp về”, hay những biểu hiện của lục đục nội bộ, tham nhũng vặt…
Phát biểu tại lễ phát động phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở” ngày 19-5-2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Không thể có một công sở có văn hóa, nếu môi trường làm việc thiếu các chuẩn mực của văn hóa, nội bộ còn tồn tại căng thẳng, soi xét lẫn nhau, nghi ngờ, đố kỵ, bất hợp tác; mục tiêu làm việc chỉ chú trọng đến tiền lương, thay vì giá trị công việc được tạo ra và cống hiến…”.
Theo Thủ tướng Chính phủ, “Môi trường công sở được ví như một xã hội thu nhỏ, ở đó hành xử có sự tương tác của mỗi cán bộ, công chức sẽ tạo nên bầu không khí tích cực và những giá trị tốt đẹp”.
Như vậy, môi trường công sở thực chất là một bộ phận hợp thành của môi trường xã hội, có tác động không nhỏ tới hiệu quả công việc của mỗi cá nhân. Ở đây, có tính hai mặt của một vấn đề. Nếu mỗi cán bộ, công chức nhận thức đúng vai trò, trách nhiệm, hết mình trong từng vị trí công việc…, sẽ tạo nên môi trường làm việc lành mạnh và ngược lại, nếu vì động cơ vụ lợi, có những biểu hiện tiêu cực sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường công sở, chất lượng công việc, đạo đức công vụ...
Về vấn đề này, PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam nhận định, văn hóa công sở xuất phát từ vai trò của chính công sở với đời sống xã hội. Xây dựng văn hóa công sở là xây dựng một nền nếp làm việc khoa học, kỷ cương, trên tinh thần tôn trọng những nguyên tắc chung, đoàn kết, hợp tác vì sự phát triển. Những chuẩn mực đạo đức của cán bộ, công chức, như: Cần, kiệm, liêm, chính… sẽ tạo nên giá trị của văn hóa công sở, cũng là nền tảng để xây dựng môi trường làm việc lý tưởng cho mỗi cá nhân phát huy ý thức trách nhiệm, tinh thần sáng tạo để phụng sự và cống hiến.
Khơi nguồn cảm hứng cho sáng tạo và cống hiến
Theo GS.TSKH Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, cùng với đam mê sáng tạo trong mỗi con người, yếu tố môi trường - môi trường công sở với những giá trị văn hóa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là bệ đỡ, chất xúc tác phát huy sáng tạo, khai thác hiệu quả tối đa “chất xám” của mình.
Về vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo: “Mỗi cán bộ, công chức là những con người có trái tim, có cảm xúc, có trí tuệ, có bản lĩnh, chứ không phải là những cỗ máy rô bốt, bàng quan, vô cảm. Do đó, cần thúc đẩy sự cởi mở, tin tưởng lẫn nhau, giúp khơi nguồn cảm hứng cho sự sáng tạo và cống hiến”.
Để có môi trường công sở thấm đậm chất nhân văn, thể hiện ở mối quan hệ giữa mỗi cán bộ, công chức, giữa những công bộc của nhân dân với từng công việc cụ thể, trước hết phải có được bầu không khí lành mạnh. Bởi lẽ, thực tế cho thấy, “bầu không khí” trong mỗi công sở có ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng, tình cảm của mỗi cá nhân cũng như hiệu quả hoạt động của cả cơ quan, đơn vị.
Nhân viên bộ phận “một cửa” UBND phường Giang Biên, quận Long Biên Dương Phê Đô cho biết: “Chấp hành giờ giấc; niềm nở, thân thiện với công dân; sẵn sàng hỗ trợ người dân soạn thảo, đánh máy văn bản, mang trả kết quả tại nhà khi người dân khó khăn về giờ giấc, đi lại; hỗ trợ phí dịch vụ với hộ nghèo hoặc người dân mắc bệnh hiểm nghèo… là những việc làm được đánh giá cao của bộ phận “một cửa” của phường. Những điều này đều được hình thành từ chính môi trường làm việc thân thiện, cởi mở, không khí làm việc dân chủ mà chúng tôi duy trì được lâu nay, góp phần thúc đẩy tình cảm, tinh thần trách nhiệm trong mỗi người”.
Từ câu chuyện ở bộ phận “một cửa” của phường Giang Biên, một trong 10 đơn vị vừa được UBND thành phố Hà Nội tặng Bằng khen vì những thành tích trong thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội cho thấy, không khí dân chủ, cởi mở chính là động lực khích lệ mỗi cán bộ, công chức dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới.
Ngược lại, nếu tồn tại mâu thuẫn, đố kỵ, bè phái hay những biểu hiện khuất tất, thiếu công bằng sẽ tạo ra không khí căng thẳng, nặng nề, làm thui chột sức sáng tạo, ảnh hưởng tiêu cực tới tâm tư, tình cảm và hiệu quả công việc.
Do vậy, tạo dựng môi trường công sở giàu giá trị nhân văn, giá trị văn hóa là mục tiêu hướng tới cũng như trách nhiệm tự thân của mỗi thành viên trong cơ quan, đơn vị, mà trước hết là trách nhiệm của người đứng đầu. Câu nói “lãnh đạo nào, phong trào nấy” phần nào cho thấy tầm quan trọng của người đứng đầu.
Người lãnh đạo có tầm nhìn xa, trông rộng, biết lắng nghe và thấu hiểu, có năng lực hoạch định và khả năng "truyền lửa", đánh giá đúng năng lực của cấp dưới và biết sử dụng người tài, có chính sách thưởng, phạt đúng người, đúng việc, kịp thời…, chắc chắn sẽ tạo ra môi trường lý tưởng để mỗi cán bộ, công chức hết mình vì công việc và khơi dậy nhiệt huyết sáng tạo ở mỗi thành viên.
Trên hết, nếu mỗi cơ quan, công sở có một bầu không khí lành mạnh, thì những giá trị chuẩn mực văn hóa sẽ được phát huy, người có tâm, có tài, có lòng tự trọng sẽ thanh thản lao động, sáng tạo, cống hiến và thăng tiến.
Tựu trung lại có thể nói, môi trường công sở là một xã hội thu nhỏ mà ở đó văn hóa ứng xử, sự tương tác đồng điệu của mỗi cán bộ, công chức sẽ tạo nên những giá trị nhân văn sâu sắc. Kiến tạo môi trường làm việc có văn hóa và hiệu quả mang ý nghĩa rất quan trọng trong thúc đẩy cống hiến, sáng tạo. Đó cũng là nền tảng để nâng cao trách nhiệm công vụ, tinh thần chuyên nghiệp - yếu tố cốt lõi để xây dựng “chính quyền phục vụ”.
Bài cuối: Trách nhiệm công vụ, tinh thần chuyên nghiệp
Theo HaNoimoi
37 tác phẩm xuất sắc từ 8 cơ quan báo chí được trao giải báo chí về chủ đề 'Văn hoá ứng xử'.
" alt=""/>Bài 3: Môi trường công sởVới tinh thần mang tiếng cười xuân rộn rã đến với mọi nhà, phim đẩy mạnh những tình tiết vui nhộn, qua màn tung hứng của dàn diễn viên. Ngoài Thu Trang - Tiến Luật, các diễn viên như Thanh Hằng, Phi Phụng, Quốc Khánh, SuSu, Puka, Minh Trọng cũng làm không khí rộn ràng hơn bởi mảng miếng hài.
![]() | ![]() |
Trong phim ngắn, Puka và Gin Tuấn Kiệt được quan tâm bởi việc hóa thân thành cặp đôi có tình ý với nhau. Ở nhiều khoảnh khắc, Thu Trang - Tiến Luật còn vui vẻ chọc ghẹo cặp đôi và giúp phim thêm phần màu sắc.
Nội dung phim xoay quanh sự xuất hiện nhiều rắc rối của nhân vật mới là dì Hằng (nghệ sĩ Thanh Hằng đóng). Ngày cận Tết, con cháu, họ hàng nhà má Phụng (Phi Phụng) lại tụ tập về quê thì bất ngờ dì Hằng trở về. Cả gia đình lo sợ xáo trộn cuộc sống nhưng họ phát hiện dì Hằng thiếu món nợ lớn vì cờ bạc. Từ đó các thành viên cùng giúp dì làm lại cuộc đời, tránh xa cờ bạc.
Nghệ sĩ Thanh Hằng gây ấn tượng khi đóng bà dì khó tính, đành hanh với tất cả mọi người. Chị cũng khiến người xem xót xa bởi câu chuyện ăn năn hối cải, muốn làm lại cuộc đời. Bên cạnh đó, những cái tên trẻ như SuSu, Quốc Khánh đã làm tốt vai trò trong việc tạo tiếng cười duyên dáng.
Tết đến rồi về nhà thôi 6phản ánh về những câu chuyện thường ngày, giản dị trong một gia đình nhỏ ở miền Tây Nam bộ trong ngày tết. Thông điệp mà bộ phim muốn gửi đến người xem là hãy luôn yêu thương, trân quý thời gian bên cạnh người thân và gia đình.
Đây là năm thứ 6 liên tiếp đôi vợ chồng phát hành series Tết đến rồi về nhà thôi. Thu Trang cho biết những câu chuyện, tình huống trong series phim ngắn này đều được lấy ý tưởng từ cuộc sống đời thực, là những vấn đề xuất hiện mỗi ngày.
![]() | ![]() |
“Vợ chồng tôi luôn muốn làm ra những bộ phim gần với cuộc sống đời thường, để mọi người vừa xem vừa nhìn lại chính mình, xem bản thân đã dành nhiều thời gian cho gia đình hay chưa", cô chia sẻ.
Về phía Tiến Luật, nam diễn viên cho biết mỗi năm dù bận rộn cỡ nào cũng cố gắng cùng ê-kíp quay dự án này. Anh mong phim sẽ góp phần lan tỏa tình yêu thương, giá trị gia đình đến mọi người trong những ngày cuối năm hối hả.
Choáng khi bác sĩ thông báo "toi rồi"
- Một người đang khoẻ mạnh coi công việc là số một như thế khi biết tin mình bị ung thư, anh có bị sốc?
Đầu tiên tôi nghĩ mình bị viêm họng. Một người bạn ở bên Khoa Tai - Mũi - Họng, bệnh viện Bạch Mai nói: Anh gửi phim chụp cho em để em điều trị trong 5 ngày. Khi ấy lịch quay dày đặc, tôi chạy lịch thôi rồi nên đã dùng nhiều kháng sinh lắm. Kiểu tôi mong chữa cấp tốc còn đi quay.
![]() |
Nghệ sĩ Giang Còi rất lạc quan, chỉ coi mình bị viêm họng chứ không phải ung thư. |
Nhưng mãi tôi vẫn cảm thấy khó nuốt và đau họng, không khỏi nên tôi tới Bệnh viên 74 Trung ương (Vĩnh Phúc) khám. Sở dĩ tôi khám ở đây vì gần nhà và có nhiều bạn bè đang công tác tại đây. Mãi mới phát hiện ra là ung thư hạ họng, các hạch chèn ép thanh quản khiến tôi nói khó khăn. Tôi lên mạng tìm hiểu ung thư hạ họng là như thế nào thì thấy đúng là căn bệnh khó phát hiện thật, bảo sao các bác sĩ mãi mới tìm ra.
Người đầu tiên nói cho tôi là Trưởng khoa Tai – Mũi – Họng, Bệnh viện 74 Trung ương. Anh bảo: Toi rồi.Tôi cũng choáng đấy. Rồi bác sĩ hỏi tôi có muốn về nhà không, có người nhà không để gặp vì lúc đó còn mỗi đứa con gái bé đang chăm tôi. Tôi bảo cứ thông báo, tôi đón nhận hết. Anh ấy nói với tôi tất cả về bệnh tật của tôi, và dặn là: Phải chuẩn bị sắp xếp lại cuộc sống, không còn lâu đâu.
Đầu tiên tôi chỉ nghĩ là bị mất việc, mất thu nhập, mất khả năng làm nghề thế nhưng bác sĩ bảo bệnh của tôi chỉ được khoảng 2 năm nữa. Tôi vẫn nghĩ là 2 năm mới khỏi và nói lại được nhưng bác sĩ bảo là "2 năm cuộc đời ấy". Tôi choáng lần thứ 2.
- Các con đón nhận thông tin bệnh của bố thế nào?
Các con tôi đứa đi học, đứa đi làm, đứa bé năm nay học lớp 7. Khi bác sĩ thông báo bệnh thì tôi có bảo cháu ra ngoài nhưng cháu đứng ở cửa phòng khóc thút thít khi nghe hết mọi chuyện. Nhưng như đã từng chia sẻ nhiều lần, tôi nuôi các con theo kiểu của riêng mình nên các con đều tự lập. Khi các con nghe xong đều bảo Chẳng vấn đề gì, có bệnh thì chữa thôi. Chúng chỉ choáng lúc nhận tin thôi.
Nói thật, khối u của tôi giờ to lắm, ăn được cái gì vào rồi cũng đưa ra. Tôi là người sống lạc quan, cuộc đời tôi cũng từng chao lượn trên miệng hố tử thần nhiều lần nên tôi cũng không quá sợ cái chết nữa.
Đã sắp xếp cho cuộc đời 2 năm còn lại
- Cảnh gà trống nuôi con nhiều năm nay, giờ lại mắc bệnh tật như vậy, anh đã sắp xếp cuộc sống của mình như thế nào theo lời khuyên của bác sĩ?
Tôi đã tính hết rồi. Từ trước tới nay, phương châm sống của tôi luôn là làm việc quá sức mình. Phim của tôi, tôi luôn đến sớm hơn những người trong đoàn tầm 5, 6 tiếng đồng hồ và có thể quay đến sáng. Cũng vì đam mê công việc tôi có thể không ngủ luôn để hoàn thành phim. Tôi làm việc 12-18 tiếng/ngày. Luôn luôn nghĩ mình sinh hoạt như thế nên bệnh tật đến bây giờ còn là muộn (cười).
- Anh có hối hận không khi mình đã dành cả cuộc đời, sức khoẻ cho nghề?
Tôi không hối hận. Tôi nghĩ là nhiều người mới 27, 28 tuổi đã đi. Có những đứa trẻ mới chục tuổi, chưa làm được gì cho đời, chưa cảm nhận được cuộc sống. Có đứa trẻ vừa sinh ra chưa kịp được ấp ôm đã bị bỏ ra đường. Tôi từng nhặt 2 đứa trẻ bị bỏ ở nghĩa trang về chôn cất cho các cháu. Nhiều đứa trẻ mất tội lắm.
60 năm cuộc đời tôi có gần 40 năm làm nghề rồi. Trong thời gian ấy tôi làm nghề hết mình, cảm thấy yếu kém tôi lại đi học thêm. Thời gian dỗi hơn tôi lại đi dạy những người muốn học nghề. Tôi làm nghề bằng cái tâm, tôi kiếm tiền để làm nghề chứ không làm nghề để kiếm tiền. Thế nên bạn thấy có bao giờ tôi quảng cáo cho bất cứ ai không. Tôi kiếm tiền để cho các con tri thức chứ không phải sự giàu có. Tôi cho các con kỹ năng sống và đạo đức làm nghề.
Tôi luôn dậy từ 4 giờ sáng và làm việc hết mình. Tôi vẫn nói vui so với những người dậy muộn là tôi đã sống hơn họ mấy tiếng một ngày của cuộc đời rồi. Tôi không có gì phải hối hận cả.
![]() |
Biết mình bị bệnh nhưng nghệ sĩ Giang Còi vẫn cùng nghệ sĩ Trà My động viên tinh thần những bệnh nhân ung thư khác. |
- Trường hợp xấu nhất, hai con nhỏ của anh sẽ nhờ vợ cũ chăm sóc chứ?
Các con tôi tự lập lắm. Nếu trường hợp xấu nhất giống như tôi ngày xưa, sáng đi học, chiều các cháu vẫn đi kiếm tiền được. Hai đứa lớn đã đi làm ổn định. Một cô con gái năm nay học lớp 11 nhưng rất năng động, bán hàng online kiếm tiền ngon lành. Con trai 15 tuổi của tôi có tay nghề hàn, cơ khí, sửa xe… kiểu gì cũng sống được nên tôi cứ thênh thang thôi (cười).
- Khi biết bệnh như vậy, anh nói mình sẽ không xạ trị, truyền hoá chất gì cả. Do kinh tế hay còn nguyên nhân nào khác và giờ anh có thay đổi quan điểm như cách đây 1 tuần không?
Quan điểm của tôi vẫn không thay đổi. Tôi luôn cho rằng khi xạ trị, truyền hoá chất nó sẽ tiêu diệt tế bào ung thư và cả tế bào không ung thư. Tôi vẫn nghĩ rằng mình đang bị viêm họng, mấy hôm nữa lại khỏi thôi. Thế nên tôi vẫn đi làm, vẫn tới sự kiện của bạn bè, chỉ có điều không hát tặng họ vài bài như trước được thôi.
Kinh tế tôi không lo đâu, mặc dù kinh tế của tôi không đủ thật vì tôi kiếm tiền để làm nghề chứ không làm nghề để kiếm tiền. Lâu nay tôi luôn quan niệm làm những sản phẩm tử tế cho xã hội chứ tôi không nhận quảng cáo. Tôi không làm những mánh hài rẻ tiền và tôi mong các con mình sau này làm nghề cũng vậy. Tôi đi sang thế giới bên kia một cách ngẩng cao đầu.
Tôi có sáng tác bài hát mà có câu: Biết sống sao, sống làm sao. Sống sao khi chào đời ta khóc, giữa tiếng cười hạnh phúc quanh ta. Sống sao khi ta về chốn bồng lai, ta mỉm cười giữa tiếng khóc thương của những người còn ở lại. Bài hát ấy rất hào sảng, mang nhiều tâm tư làm nghề của tôi. Tới đây tôi sẽ làm nốt 10 tập phim đang làm dở. Mà nói thật, tôi vẫn đang ổn mà, chỉ có điều nói năng khó khăn thôi chứ cho tôi lái xe từ đây vào TP.HCM tôi cũng vẫn lái tốt.
- Cứ cố gắng như thế, bạn bè và các con có khuyên anh đừng nên phí sức như thế?
Tôi tự biết mình mệt hay tôi yếu. Nếu tôi chết, tôi muốn chết trên sàn diễn, trên trường quay chứ không chết trên giường bệnh. Ai gàn được tôi. Ở nhà, tôi là bố của các con, là nhất rồi ai dám gàn. Còn bạn bè biết tính tôi cả.
Chỉ có điều, nghệ sĩ Trà My - người mà tôi yêu quý và tin tưởng thông báo bệnh tình đầu tiên cũng mắng tôi ghê lắm nên giờ tôi giao luôn cho Trà My là "trưởng đoàn". Trà My bảo tôi thế nào tôi nghe thế. Để gửi lời cảm ơn tới các bạn bè đồng nghiệp từ lúc biết bệnh của tôi thì nhiều lắm nhưng Trà My là người khiến tôi thực sự cảm động vì tấm chân tình của cô ấy dành cho tôi.
Từ lúc biết tôi bị bệnh, cô ấy tất tưởi giới thiệu, nhờ bác sĩ hội chẩn, tìm phương pháp điều trị cho tôi như thế nào và ở đâu cho hiệu quả mà chi phí lại hợp với khả năng cho phép. Tôi biết Trà My rất tinh tế, ngoài thời gian đi làm, cô ấy còn rủ tôi đi thăm các bệnh nhân ung thư. Cô ấy muốn truyền thêm sức mạnh, tinh thần lạc quan của cuộc sống cho tôi, cho các bệnh nhân khác.
Chắc là ra Tết tôi sẽ quyết định điều trị như thế nào nhưng tôi vẫn không muốn xạ trị và hoá trị.
Giang Còi và niềm đam mê nhà vườn
Tình Lê
Sau khi làm xét nghiệm sinh thiết tế bào, nghệ sĩ Giang còi xác nhận anh bị ung thư giai đoạn 3. "Căn bệnh ung thư của tôi rất khó phát hiện, khi biết được thì cũng là lúc di căn rồi", anh nói.
" alt=""/>Nghệ sĩ Giang 'Còi': 'Tôi chỉ bị viêm họng, vài hôm là khỏi'