Tại buổi đối thoại của Bộ trưởng GD-ĐT với 1 triệu nhà giáo cũng đã có 6.000 câu hỏi gửi tới Bộ trưởng liên quan đến vấn đề này. Bên cạnh đó, Nghị quyết 29 của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo yêu cầu lương nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
ĐB Nguyễn Thị Tuyết Nga chất vấn: "Đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết chủ trương này của Đảng có được cụ thể trong cải cách tiền lương của năm 2024 hay không? Giải pháp về chính sách cho nhà giáo?". Đồng thời đại biểu cũng chuyển câu chất vấn tới Bộ trưởng GD-ĐT.
ĐB Trần Thị Thu Hằng (Đắk Nông) cũng đề nghị Bộ trưởng cho biết những giải pháp để thực hiện cải cách chính sách tiền lương đồng bộ, toàn diện theo Nghị quyết 27 của Ban Chấp hành Trung ương.
Trả lời chất vấn về tinh giản biên chế, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà thông tin giai đoạn vừa qua và quán triệt với chủ trương của Đảng về sắp xếp tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế, cả hệ thống chính trị đã nỗ lực và có những thành công bước đầu trong việc sắp xếp tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế.
Chỉ tính riêng về tinh giản biên chế đối với công chức giai đoạn 2017 -2021, chúng ta đã giảm được 10,01% và đối với viên chức đã giảm được 11,67% viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
Viên chức ngành giáo dục chỉ giảm 6,4% còn lại toàn ngành y tế giảm 32% do thúc đẩy tự chủ, chuyển biên chế sang hưởng lương tự chủ. Tuy nhiên, thực tế giai đoạn vừa qua, nhiều địa phương thực hiện giảm biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước lại cắt hẳn biên chế nên thiếu, nhất là với ngành giáo dục.
Ngành giáo dục có tính đặc thù nên việc thiếu giáo viên thường xuyên diễn ra. Hiện nay, thực hiện việc giảm biên chế viên chức hưởng lương trong ngành giáo dục đang rất khó khăn cho ngành và bị nhầm lẫn với giảm biên chế.
Do đó, về giải pháp, Bộ trưởng mong muốn phải quyết liệt giảm số lượng viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước nhưng phải đảm bảo số lượng người làm việc cho đơn vị sự nghiệp. Tức thúc đẩy tự chủ, xã hội hóa.
Bên cạnh đó, theo bà Trà, ngành giáo dục cần tập trung rất cao hoàn thiện một số hệ thống thể chế là Luật Giáo dục, Luật Nhà giáo để đảm bảo đời sống, số lượng, chất lượng với đơn vị giáo dục. Thêm đó, ngành phải khẩn trương sửa đổi quy định về định mức giáo viên, học sinh trên lớp.
Đồng thời, sửa nghị định 81 để thu học phí từ mầm non đến đại học và khẩn trương có hướng dẫn rà soát quy mô trường lớp trên địa bàn để giảm bớt đầu mối. Bộ trưởng Nội vụ đề nghị Bộ Tài chính rà soát lại quy định về tự chủ để có tự chủ trong mầm non, giáo dục nghề nghiệp, đại học. Đây là điều kiện giảm bớt được số viên chức hưởng lương ngân sách Nhà nước…
Với địa phương, bà đề nghị sắp xếp lại trường lớp để giảm bớt quy mô và thúc đẩy tự chủ. Trả lời câu hỏi của ĐB Tuyết Nga về cải cách tiền lương, tới đây, lương giáo viên được ưu tiên xếp trong thang bảng lương cao nhất của hệ thống hành chính sự nghiệp như thế nào, Bộ trưởng Nội vụ cho biết, tổng thu nhập của nhà giáo hiện nay gồm lương theo các bậc chức danh nghề nghiệp.
Các phụ cấp lương đã có cải thiện hơn so các ngành, nghề khác nhưng so với đặc thù của nhà giáo vẫn còn thấp. Thời gian tới, khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương, sẽ căn cứ nghị quyết 27 của Trung ương, đặc biệt tinh thần nghị quyết 29 của Trung ương về lương nhà giáo được ưu tiên xếp trong thang, bảng lương cao nhất trong hệ thống hành chính sự nghiệp.
Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ GD-ĐT rà soát các quy định về tiền lương, nhất là quy định mới về tiền lương, phụ cấp, về dự kiến ưu đãi phụ cấp nghề nhà giáo cao nhất để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Với văn bản trên, UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo phải kiểm tra, rà soát các công trình xây dựng trong trường học đã xuống cấp, nguy cơ mất an toàn. Từ đó, những đơn vị liên quan đề xuất giải pháp khắc phục, kiên quyết không đưa vào sử dụng để đảm bảo an toàn, phải báo kết quả cho UBND tỉnh trước 30/12.
Động thái này được đưa ra sau khi la phông trong hội trường THCS-THPT Chi Lăng tại phường 9, TP Đà Lạt bị đổ sập, đè lên bàn ghế, sáng 24/11. Sự cố tuy không có thương vong về người, song khiến học sinh, giáo viên và phụ huynh lo lắng. Trong khi đó, hội trường này cùng một số phòng thực hành bộ môn được xây dựng, đưa vào sử dụng chừng 2 năm.
" alt=""/>La phông trường học sập, Lâm Đồng kiểm tra hàng loạt công trình xuống cấpMặc dù đã được vinh danh bởi nhiều giải thưởng quốc tế lớn, Giải thưởng VinFuture vẫn có vị trí đặc biệt đối với TS. Karikó. Trong một chia sẻ vào cuối tháng 6/2023, bà nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có những giải thưởng khoa học đến từ các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là những giải thưởng có uy tín, vì sẽ thu hút sự chú ý không chỉ ở trong nước mà còn trên phạm vi toàn cầu.
“Điều này thể hiện tầm nhìn của những nhà sáng lập về khả năng thay đổi thế giới của các phát minh khoa học, công nghệ. VinFuture đã giúp nâng cao hình ảnh và vị thế của Việt Nam trên bản đồ khoa học quốc tế”, “mẹ đẻ” của vắc xin mRNA đánh giá.
Tầm nhìn và tầm vóc của giải thưởng VinFuture
Là một trong những chuyên gia đồng hành cùng VinFuture ngay từ khi giải thưởng được công bố năm 2020, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan - nguyên thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, cho biết bà rất vui mừng và tự hào khi biết tin 2 chủ nhân của Giải thưởng Chính VinFuture mùa đầu tiên chiến thắng thêm giải Nobel năm 2023.
Với lịch sử lâu đời, Nobel vẫn được xem là một trong những giải thưởng cao quý nhất với giới khoa học toàn cầu. Lần này, giải Nobel Y sinh 2023 được trao cho 2 nhà khoa học trước đó đã được VinFuture trao giải cao nhất trong mùa đầu tiên, là minh chứng cho thấy VinFuture đã đặt mục tiêu rất đúng khi chọn lựa và trao giải cho những nhà khoa học có thành tựu đột phá, đóng góp vào cuộc sống của hàng triệu người trên trái đất. Điều đáng nói hơn là VinFuture đã trao giải cho GS. Kariko và TS. Weissman ngay từ năm 2021, khi Covid-19 mới được tạm khống chế trên toàn cầu và khi thế giới còn chưa đánh giá toàn diện được đóng góp mang tính thời đại của nghiên cứu này vào thời điểm đại dịch đang cam go nhất.
“Việc quyết định trao giải cho GS. Kariko và TS. Weissman cho thấy tầm nhìn của VinFuture. Đặc biệt, giải thưởng lúc đó nhận được sự đồng thuận, đánh giá cao của cộng đồng khoa học trên thế giới cũng như những người theo dõi giải thưởng. Ngay trong mùa đầu tiên, giải thưởng VinFuture đã được trao cho những nhà khoa học toàn toàn xứng đứng. Hai năm sau, Nobel tiếp tục trao giải cho 2 nhà khoa học, cho thấy, Nobel càng khẳng định sự đúng đắn của VinFuture khi chọn những nhân vật xuất sắc. Sự tiên phong của VinFuture còn cho thấy các tiêu chí đánh giá rất sát, kịp thời và thiết thực với thời đại ngày nay”, chuyên gia Phạm Chi Lan đánh giá.
Cũng theo chuyên gia Phạm Chi Lan, tính cập nhật tạo nên sự khác biệt của VinFuture so với Nobel hay các giải thưởng danh giá khác, giúp VinFuture mang đầy hơi thở cuộc sống của thế giới đương đại.
“Tính tiên phong trong cách tiếp cận, trao giải cho những nhà khoa học có đóng góp cho cuộc sống của nhân loại thể hiện sự khác biệt của VinFuture, nhất là trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức hiện nay. Điều này có tác động cổ vũ kịp thời cộng đồng nghiên cứu khi tạo ra những phát minh, sáng chế có ý nghĩa thiết thực với cả nhân loại”, nữ chuyên gia phân tích.
Từ Nhật Bản, GS. Trần Văn Thọ - giáo sư danh dự tại Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản, nguyên thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cũng cho biết, ông rất vui khi một tổ chức giải thưởng của Việt Nam có khả năng lựa chọn, đánh giá và tôn vinh các công trình nghiên cứu có đóng góp to lớn cho nhân loại.
“Điều này cho thấy VinFuture đã phần nào có vai trò quan trọng trong việc đánh giá và thúc đẩy nghiên cứu trong lĩnh vực Khoa học Công nghệ toàn cầu, góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên thế giới”, GS. Trần Văn Thọ nhận xét.
Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Sĩ Dũng - nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, đánh giá, cú đúp giải thưởng của công trình nghiên cứu về vắc xin mRNA ngừa Covid-19 cho thấy giá trị và tầm vóc toàn cầu của VinFuture.
“Công trình nghiên cứu của GS. Kariko và TS. Weissman từng nhiều năm không được giới khoa học quan tâm và chỉ thực sự nổi lên khi Covid-19 xuất hiện. Khi thế giới còn chưa nhìn nhận được đầy đủ về đóng góp đột phá của nghiên cứu này với nhân loại thì VinFuture đã vinh danh, điều này càng khẳng định tính tiên phong và tầm vóc của giải thưởng”, TS. Nguyễn Sĩ Dũng nhấn mạnh.
Thế Định
" alt=""/>Chủ nhân giải thưởng chính VinFuture tiếp tục được trao giải Nobel