Tin liên quan:
6 rào cản không thể "lên đỉnh"
Chọn giờ đẹp để... “lên đỉnh”
Bỏ thuốc thì sẽ được 'lên đỉnh'!
'Chướng ngại vật' trên con đường 'lên đỉnh'
Khám phá mới về hành trình "lên đỉnh"
Nhiều trường học tan hoang sau lũ, ngập trong bùn đất. Có 308 điểm trường ở Quảng Trị bị ảnh hưởng với hơn 2.100 phòng học bị ngập nước từ 1 đến 3m, trong đó có gần 900 phòng học, nhà ở, nhà bán trú bị hư hỏng nặng. Hơn 50 nghìn bộ sách, vở bị ngập lũ không dùng lại được, gần sáu nghìn bàn, ghế, tủ, hàng trăm nghìn thiết bị trường học, đồ dùng khác cũng bị hỏng nặng nề.
![]() |
Cảnh tan hoang tại một điểm trường ở Quảng Trị |
![]() |
Bàn ghế bị hư hại nặng do ngâm lâu trong nước, bùn đất |
Trường Tiểu học và THCS Hướng Việt (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) nằm trên đường đi của lũ quét, bị bùn đất, đá, cây cối kéo vào khuôn viên, ngập sâu từ 0,3 đến 1,2 m. Mảng tường rào phía sau lưng trường đổ sập, bùn đất tràn vào phủ lấp toàn bộ khuôn viên. Một số điểm trường ở các huyện khác... cũng bị ảnh hưởng tương tự.
![]() |
Sách giáo khoa, vở viết, tài liệu giảng dạy bị ướt |
![]() |
Mọi người ra sức dọn dẹp |
Mong muốn hỗ trợ trường học sớm ổn định, quay trở lại tiếp tục giảng dạy, các em học sinh sớm được đến trường, báo VietNamNet đã quyết định trích quỹ bạn đọc ủng hộ miền Trung số tiền 60 triệu đồng, cùng với nhóm thiện nguyện San sẻ yêu thương trực tiếp trao đến 2 điểm trường ở Hướng Hóa và Cam Lộ, mỗi nơi 30 triệu đồng,
Tại buổi trao tặng, hiệu trưởng điểm trường Tiểu học và THCS Cam Lộ (huyện Cam Thủy) gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các nhà hảo tâm đã quan tâm, động viên để giáo viên trong trường thêm động lực khắc phục hậu quả thiên tai để lại. Số tiền nhận được, nhà trường sẽ dùng để mua sắm các trang thiết bị cần thiết cho việc học như sách giáo khoa, bảng gỗ...
![]() |
Đại diện báo VietNamNet trao tặng học bổng cho các em học sinh ở trường Tiểu học Hiền Ninh (Quảng Ninh, Quảng Bình) |
Cũng trong đợt này, 40 suất học bổng trị giá 40 triệu đồng từ nguồn ủng hộ của bạn đọc VietNamNet đã được trao tới các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn của Trường Tiểu học Hiền Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) thông qua chương trình “Đồng hành cùng học sinh vượt lũ đến trường” của Câu lạc bộ các nhà báo giáo dục 4.0.
Cô Hoàng Thị Duyệt, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hiền Ninh cho biết, kể từ khi trường xây dựng đến nay, trận lũ lụt hồi tháng 10 vừa qua là trận lũ lịch sử lớn nhất, nước ngập vào trường dâng gần hết phòng học ở tầng 1. Các hộ gia đình trong xã nơi có con em theo học ở vùng thấp đều bị nước lũ cuốn trôi nhiều vật dụng, đồ đạc, làm hư hỏng nhà cửa. Nhiều gia đình học sinh vốn đã khó khăn nay lâm vào tình cảnh bi đát hơn.
Trong số 40 học sinh nhận học bổng, có những trường hợp khá thương tâm. Chẳng hạn như Trương Nguyễn Văn Công, học sinh lớp 1.1, mẹ bỏ đi khi em mới 3 tuổi, bố bị tàn tật, mất sức khoẻ lao động, bà nội cũng già yếu. Em Trương Thị Thu Thuỷ, học sinh lớp 4.2 có hoàn cảnh bố và mẹ li dị, bố nuôi 2 con nhỏ, thường xuyên đau ốm, không có việc làm ổn định. Hoặc như Nguyễn Thị Bảo Ngọc, học sinh lớp 2.1, mắc tim bẩm sinh, bố mẹ công việc không ổn định, chưa có nhà cửa phải đi ở trọ, bố mẹ đi làm nông. Có những trường hơp học sinh lớp 1 gia đình đơn thân mẹ già, trước lũ bị gãy tay; hoặc trường hợp bố bị mắc ma tuý, mẹ bỏ đi, ở với ông bà già yếu. Các học sinh này có hoàn cảnh khó khăn, đa phần gia đình các cháu ở vùng thấp, bị ngập nặng.
Bên cạnh các suất học bổng của bạn đọc VietNamNet, chương trình Đồng hành còn trao thêm 18 suất học bổng cho các học sinh và hỗ trợ 10 giáo viên khó khăn của trường. Cùng với đó là tặng cho hơn 350 học sinh của trường mỗi em một chiếc áo ấm mùa đông và sách vở, bút mực mới. Có mặt tại sân trường sáng 5/11, các em học sinh háo hức khi được tặng quà.
Ông Võ Thái Hoà, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quảng Ninh bày tỏ: “Chúng tôi trân trọng cảm ơn những tình cảm ấm áp, những chia sẻ quý báu của quý vị. Sự hỗ trợ về mặt vật chất và tinh thần của các quý vị là nguồn động viên to lớn, giúp thầy cô các trường học chúng tôi tiếp tục nỗ lực khắc phục khó khăn, tiếp tục hoàn thành sự nghiệp trồng người”.
Ban Bạn đọc
Mới đây, Báo VietNamNet đã trao tới Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Trị 50 triệu đồng, đồn biên phòng Hướng Lập (thuộc Bộ chỉ huy BĐBP Quảng Trị) 30 triệu đồng nhằm giúp đỡ các cán bộ, chiến sỹ khắc phục khó khăn do mưa lũ gây ra.
" alt=""/>VietNamNet trao tặng 100 triệu đồng đến các điểm trường bị ảnh hưởng do lũ“Năm ngoái, và như cả dự kiến ban đầu của năm nay, các thầy cô trong Hội đồng thẩm định sẽ bay vào miền Nam để thẩm định đề cương luận văn cho học viên. Tuy nhiên, khi chưa kịp đi thì dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, chúng tôi cũng không thể trì hoãn thêm việc thẩm định vì đã muộn, sẽ ảnh hưởng tới học viên và cả quy trình đào tạo. Nên cuối cùng, Viện quyết định áp dụng hình thức trực tuyến đối với phần việc này” – TS Đỗ Anh Đức, giảng viên của Viện, nhớ lại.
![]() |
Buổi bảo vệ online đề cương luận văn cao học của Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông |
Hội đồng thẩm định chia thành hai tiểu ban để làm việc. Lớp cao học này đã đi được nửa chặng đường, mà hành trình học tập và làm luận văn cùng gắn với online và phòng chống dịch bệnh. Vì vậy, cả thầy và trò đã quen thuộc với những giờ học trực tuyến.
Online cũng làm rất "chặt"
Tuy nhiên, buổi bảo vệ đề cương luận văn vẫn đem lại cảm giác khá đặc biệt cho cả học viên lẫn Hội đồng thẩm định.
Tại Hội đồng hôm đó, không chỉ có lớp Vĩnh Long mà hơn 50 học viên của các lớp cao học tại Đà Nẵng, Bình Dương đều có thể tham gia vào phòng họp trực tuyến, tham khảo, rút kinh nghiệm cho luận văn của mình.
PGS.TS Nguyễn Thanh Huyền vui vẻ nhớ về buổi làm việc online hôm đó: “Thầy cô ở Hà Nội, học viên tận Sài Gòn, Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang, Kiên Giang, An Giang... nhưng vẫn kết nối ngon lành. Chúng tôi thẩm định và duyệt hẳn 12 đề cương cao học liên tục 4h trong một buổi sáng”.
Thầy Đức so sánh: “Với việc bảo vệ đề cương, khi làm việc trực tiếp các thầy cô trong Hội đồng thẩm định có thể giải thích cặn kẽ hơn, góp ý kỹ càng hơn. Còn khi làm việc online, mọi người đều cố gắng nói ngắn gọn, súc tích nhất có thể vì đôi khi đường truyền không ổn định. Và với những đề tài phải điều chỉnh nhiều cũng có đôi chút khó khăn.
Online cũng phải làm rất chặt, vì liên quan đến việc nhà trường “chốt” đề tài. Khi đã có quyết định với dấu đỏ, không thể thay đổi được nữa”.
![]() |
Buổi bảo vệ đề cương luận văn cao học “chưa từng có” |
Đề cương đã được học viên gửi từ trước tới Hội đồng thẩm định, nên khi bảo vệ, học viên không phải trình bày quá nhiều. Các thầy cô trong Hội đồng cùng học viên cân nhắc điều chỉnh. Đề tài phải đảm bảo khả thi, không bị trùng lặp, phù hợp năng lực, sở trường, vị trí công tác của học viên.
Những tình huống "chưa từng có"
Đôi khi, buổi làm việc tạm thời gián đoạn để học viên “gọi điện cho người thân” – gọi trao đổi với giáo viên hướng dẫn về những góp ý điều chỉnh của Hội đồng thẩm định.
“Có một trường hợp khá đặc biệt, khi tôi nhìn thấy học viên phát khóc trên màn hình” – thầy Đức nhớ lại. “Bạn này đưa ra một đề tài mà bạn đó tâm huyết, nhưng các thầy cô trong hội đồng thẩm định thì cho rằng đề tài này không đúng chuyên ngành báo chí lắm mà ngả nhiều sang hướng truyền thông. Sau khi được góp ý, bạn vẫn khăng khăng với đề tài, nhưng trước ý kiến của hội đồng, có lẽ quá bối rối nên bạn đã bật khóc…”.
Theo thầy Đức, đó cũng là một cái khó khác của buổi bảo vệ online: Khi không có tương tác trực tiếp, giáo viên và học viên không biết tâm trạng của nhau chính xác ra sao. “Nhưng cuối cùng, chúng tôi và giáo viên hướng dẫn cũng tìm ra hướng cho đề tài của bạn đó”.
“Trước đây, chúng tôi không hề nghĩ tới hình thức này, nhưng sau buổi bảo vệ đầu tiên, mọi người đều nhận ra khá hiệu quả”.
“Mỗi học viên đã có đề tài ổn thỏa, dù có kẻ cười, người khóc. Nhà trường tiết kiệm được tiền vé máy bay, khách sạn cho thầy cô nếu phải đi chấm trực tiếp. Học trò cũng đỡ được bao nhiêu là thời gian, đường đất” – cô Huyền “kết luận”.
Viện dự kiến tới đây sẽ tiếp tục thẩm định đề cương luận văn online đối với các lớp cao học tại Đà Nẵng và Bình Dương để không ai phải dừng bước hay chậm trễ vì Covid-19.
Ngày 18/8, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội cũng lần đầu tổ chức Hội nghị Đại biểu công chức, viên chức và tổng kết năm học 2019-2020 trực tuyến, với khoảng 200 đại biểu tham dự. Các đại biểu được tự lựa chọn chỗ ngồi, có thể ở phòng làm việc hay văn phòng khoa, ở nhà hay cách xa trường hàng chục km... "Mặc dù là hội nghị trực tuyến nhưng hình ảnh, âm thanh rất chuyên nghiệp, như một buổi video conference thực sự" - một giảng viên cho biết.
|
Ngân Anh
Sinh viên ngành Y khoa của Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng sẽ phải đóng học phí 6 năm lên tới 990 triệu đồng, còn nếu học chương trình Tiếng Anh thì mức học phí là 1,188 tỷ đồng.
" alt=""/>Bảo vệ đề cương luận văn thạc sĩ online và chuyện học viên 'bật khóc'Để chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn, điều quan trọng trước tiên là ứng viên phải hiểu quy trình phỏng vấn. Ban đầu, bạn có thể gặp một người quản lý tuyển dụng hoặc chuyên viên nhân sự. Bất kể là bạn gặp ai cũng hãy cố tạo ấn tượng tích cực.
![]() |
(Nguồn hình: Freepik) |
Tùy thuộc vào vị trí ứng tuyển, đôi khi bạn cũng có thể được yêu cầu làm bài kiểm tra viết có giới hạn thời gian. Có thể nhà tuyển dụng muốn hiểu hơn về các kỹ năng hiện tại của bạn, điều này giúp họ cân nhắc và đưa ra quyết định tuyển dụng đúng đắn.
Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn
Để chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn việc làm, bạn nên lưu ý kỹ những điều sau:
Trang phục: Bạn cần đảm bảo rằng mình sẽ xuất hiện với vẻ ngoài gọn gàng và sạch sẽ. Hãy ăn mặc phù hợp với buổi phỏng vấn bằng cách lựa chọn những loại trang phục công sở và phụ kiện đơn giản, chuyên nghiệp.
Đường đi: Nếu bạn nhận được email mời phỏng vấn, hãy mang theo địa chỉ đề phòng khi cần xác định lại thông tin về địa điểm phỏng vấn. Hãy ước lượng xem sẽ mất khoảng bao nhiêu thời gian cho việc đi lại bằng xe máy cá nhân hoặc phương tiện công cộng. Tốt nhất bạn nên xuất hiện ở điểm hẹn 10 phút trước giờ hẹn.
Nghiên cứu công ty: Hãy chắc rằng bạn đã tìm hiểu kỹ lưỡng về nhà tuyển dụng trước khi đến dự phỏng vấn, bởi vì có thể bạn sẽ được hỏi nhiều câu hỏi để đo lường mức độ hiểu biết, quan tâm của bạn đối với doanh nghiệp của họ.
Danh sách câu hỏi: Hãy chuẩn bị một danh sách những câu hỏi, để bất kỳ khi nào cần thiết hoặc lúc người phỏng vấn đề cập đến thì bạn có thể trả lời ngay.
7 vật dụng nên mang theo
Giấy tờ tuỳ thân: Nếu bạn đến một công ty có văn phòng nằm trong các tòa nhà, bảo vệ có thể yêu cầu xuất trình giấy tờ tùy thân hoặc bạn cần có đủ thông tin để hoàn thành hồ sơ xin việc. Vì thế, hãy nhớ mang theo bên mình chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, bằng lái xe hoặc các loại giấy tờ có chức năng nhận dạng.
Sổ tay và bút: Đừng quên mang theo những thứ này vì có thể bạn sẽ cần phải ghi chú lại những thông tin quan trọng về công ty, người phỏng vấn, chi tiết công việc hoặc thậm chí là những câu hỏi xuất hiện trong đầu khi bạn đang dự phỏng vấn.
Tên người cần liên hệ: Hãy ghi lại tên của phỏng vấn viên. Không ai trong chúng ta muốn bị xấu hổ và khó xử vì không gọi được tên người đang phỏng vấn mình. Ngoài ra, bạn cũng cần biết tên của người đã sắp xếp buổi phỏng vấn cho mình, để có thể liên hệ với bộ phận tiếp tân công ty hoặc khai báo cho bảo vệ toà nhà khi đến điểm hẹn.
(Nguồn hình: Freepik) |
Bản sao hồ sơ: Hãy in ra và mang theo vài bản sao sơ yếu lý lịch rút gọn (resume) của bạn để gửi cho những người có mặt trong buổi phỏng vấn theo yêu cầu hoặc khi thấy cần thiết. Giữ lại một bản cho chính mình, nó sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình chia sẻ thông tin hoặc điền tờ khai ứng tuyển theo mẫu của công ty.
Thông tin tham khảo: Hãy in ra giấy và mang theo danh sách người tham khảo để cung cấp cho nhà tuyển dụng. Thường mỗi ứng viên cần ít nhất 3 nguồn tham khảo và thông tin liên lạc của họ.
Ví dụ mẫu về công việc: Tùy thuộc vào loại hình công việc bạn đang phỏng vấn, trong một số trường hợp, bạn có thể cần phải đưa ra ví dụ về các công việc mình đã, đang hoặc có thể làm được.
Hồ sơ công việc: Đây là phương tiện hữu ích để bạn liệt kê và “đóng gói” tất cả các thành tựu, danh mục công việc từng làm, cùng thông tin nổi bật về bản thân liên quan đến nghề nghiệp để mang đến các cuộc phỏng vấn. Việc này cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn biết cách tổ chức và có thể chuẩn bị cung cấp các nguồn tài liệu theo yêu cầu.
Những điều không nên làm khi đến dự phỏng vấn
Cần đặc biệt lưu ý rằng nếu bạn làm những điều sau đây khi dự phỏng vấn, có thể bạn sẽ phá hỏng cơ hội nhận việc của chính mình.
Đầu tiên, bạn không nên mang theo khẩu phần cà phê sáng của bạn hay dẫn theo cha mẹ, bất cứ ai khác đi cùng bạn đến nơi hẹn. Đồng thời, bạn không nên nhai kẹo cao su hay ngậm kẹo mút trong buổi phỏng vấn.
Tiếp đến, bạn cũng không nên mặc quần áo quá thoải mái như quần jean, đồ tập thể dục, dép xỏ ngón và đội các loại mũ nón. Cần chuẩn bị chu đáo cho ngoại hình của mình, không nên xuất hiện với khuôn mặt nhợt nhạt, đầu tóc rối bù. Hãy chắc chắn tóc của bạn sạch sẽ, gọn gàng và không loà xoà che hết mặt mũi. Và lưu ý rằng, không nên sử dụng nước hoa có mùi quá nồng bởi bạn không thể biết được là có ai trong văn phòng bị dị ứng với mùi hương hay không.
Cuối cùng, bạn không nên đến buổi phỏng vấn trong tư thế đang mải mê nói chuyện hoặc cắm cúi nhắn tin trên điện thoại. Hãy tắt điện thoại hoặc ít nhất là chuyển nó sang chế độ rung và cất nó trong túi trước khi bạn bước vào văn phòng.
(Nguồn: CareerBuilder.vn)
" alt=""/>7 vật ‘không thể quên’ khi đến phỏng vấn tuyển dụng