Thông tin áp mức thuế GTGT 10% trên doanh thu cuốc xe đã gây phản ứng mạnh mẽ trong cộng đồng tài xế công nghệ, đặc biệt là các tài xế đang chạy Grab bởi doanh nghiệp này đang chiếm thị phần lớn nhất Việt Nam, do đó cũng sẽ chịu tác động lớn nhất bởi quy định mới.
Nhiều tài xế Grab hoang mang khi cho rằng ngoài chiết khấu cao, thuế tăng sẽ khiến cho thu nhập tài xế bị giảm và khiến đời sống ngày càng khó khăn hơn. Anh L.H. Tuyên, một tài xế Grabbike tại Hà Nội cho biết các cuốc xe hai bánh thường có mức giá rất thấp. Ngoài tiền chiết khấu phải trả cho Grab, các tài xế còn phải chi trả xăng xe, khấu hao phương tiện, chi phí sửa chữa…số tiền cầm về tay chẳng còn bao nhiêu.
Bức xúc hơn, tài xế chạy Grabcar Nguyễn Văn. T. cho rằng mình đang phải cõng quá nhiều chi phí trên một chuyến xe. “Nếu phải trả thêm 10% thuế GTGT có nghĩa là mỗi cuốc xe chúng tôi bị trừ 35 – 40% tiền thuế, phí và chiết khấu. Cõng nhiều phí thế thì tài xế ăn bằng gì?”, tài xế này nói.
Tuy nhiên, trên thực tế, cách hiểu này của các tài xế vẫn chưa chính xác. Trả lời về cách tính thuế GTGT và quy định doanh nghiệp khải kê khai trong Nghị định 126, trong các cuộc đối thoại giải đáp về chính sách thuế vừa được tổ chức tại Hà Nội (ngày 24/11) và TP.HCM (2711), ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết các doanh nghiệp vận tải công nghệ sẽ phải có nghĩa vụ nộp thuế GTGT chứ không phải là tài xế. “Nghị định 126 quy định trách nhiệm của các công ty liên kết với người lái xe để thực hiện dịch vụ sẽ phải thực hiện nghĩa vụ kê khai và nộp thuế GTGT. Doanh nghiệp sẽ phải kê khai 10% thuế GTGT trên tổng doanh thu. Công ty sẽ được khấu trừ đầu vào”, vị này nói.
Trong khi đó, về phía tài xế thì theo quy định mới sẽ chỉ bị áp mức thuế Thu nhập cá nhân 1,5% khi có mức thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Như vậy, trên thực tế nghĩa vụ thuế đối với tài xế công nghệ sẽ nhẹ hơn so với hiện hành.
Giá cước taxi công nghệ tăng: Khách hàng là người cõng thuế
Khách hàng, người tiêu dùng sẽ là đối tượng bị áp thuế. |
Trên thực tế, thuế giá trị gia tăng (VAT) là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Loại thuế này được áp đối với người tiêu dùng.
Đối với quy định mới là thu 10% đối với các nền tảng gọi xe cũng tương tự. Đây là tiền thuế người tiêu dùng đóng, doanh nghiệp chỉ kê khai và nộp thay, đại diện Tổng cục Thuế cho biết.
Mức thuế GTGT tăng thêm 7%, từ 3% lên 10% sẽ tăng thêm gánh nặng cho người tiêu dùng. Khi các hãng xe công nghệ kê khai và thu hộ khoản thuế này trên tổng doanh thu mỗi cuốc xe. Điều đó có nghĩa là cước phí cũng tăng thêm và khách hàng phải tăng số tiền chi trả cho những cuốc xe mình phải đi thêm 7%.
Nhiều ý kiến cho biết, kể cả mức thuế nói trên được áp cho tài xế hay doanh nghiệp thì giá cước của các loại xe công nghệ trong thời gian tới chắc chắn sẽ tăng bởi doanh nghiệp sẽ phải cân đối nguồn thu và lợi ích các bên. Như vậy, đối tượng bị ảnh hưởng sẽ vẫn là người tiêu dùng.
Dù mức tiền phải chi thêm trên mỗi cuốc xe di chuyển hàng ngày là không lớn, nhưng chắc chắn sẽ gia tăng thêm gánh nặng cho người tiêu dùng, nhất là khi việc kê khai và khấu trừ vào thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam gần như ít được người dân để ý.
Duy Vũ
Grab Việt Nam cho biết “Đã đạt được giấy phép kinh doanh phù hợp với loại hình dịch vụ đã đăng ký”, khi phản hồi thông tin cáo buộc về những sai phạm trong hoạt động.
" alt=""/>Tăng thuế xe công nghệ: ai là người phải gánh?Quyết định nói trên đã được Procon-SP, cơ quan bảo vệ người tiêu dùng của São Paulo, xác nhận. Được biết, Procon-SP đã thông báo với Apple từ hồi tháng 10 và yêu cầu Apple có những chia sẻ chi tiết liên quan đến quyết định loại bỏ cục sạc ra khỏi hộp máy của những chiếc iPhone.
Bên cạnh đó, cơ quan này cũng yêu cầu Apple chứng minh rằng việc không bán cục sạc kèm iPhone sẽ không làm ảnh hưởng đến người dùng và mang đến lợi ích thực sự cho môi trường. Apple phản hồi lại Procon-SP bằng cách nhấn mạnh hầu hết người dùng có thể đã có một cục sạc tương thích với thiết bị của mình trong khi đó việc không bán kèm sạc điện thoại làm giảm lượng khí thải carbon.
Dù vậy, cơ quan Brazil nêu trên không hài lòng với câu trả lời. Theo Procon-SP, cục sạc được xem là một thành phần quan trọng của sản phẩm và bán iPhone không kèm cục sạc là vi phạm bộ quy tắc bảo vệ người tiêu dùng Brazil.
Điều đáng nói là ở thời điểm hiện tại, Apple chỉ được yêu cầu bán iPhone kèm cục sạc ở São Paulo. Dù vậy, Brazil đang cân nhắc yêu cầu Apple thực hiện động thái tương tự trên phạm vi toàn quốc gia.
(Theo Saostar)
Loạt iPhone 11, iPhone XR, iPhone SE bán ra gần đây tại Việt Nam đều có hộp mới, loại bỏ tai nghe và cục sạc.
" alt=""/>Thêm một quốc gia yêu cầu Apple tiếp tục bán iPhone kèm cục sạcĐiều ít biết về ông trùm chuyên cấp 'hàng nóng" trong vai nông dân
XEM CLIP:
Trước đó, đối tượng này cất giấu 3 khẩu súng ngắn và 4 hộp tiếp đạn (mặt hàng cấm) trong hành lý cá nhân mang theo trên chuyến bay VN10 từ Paris (Pháp) về Việt Nam qua cửa khẩu Tân Sơn Nhất.
Tuy nhiên, sau khi làm thủ tục nhập cảnh, thấy lực lượng hải quan kiểm soát chặt chẽ nên đối tượng này bỏ lại hành lý nhằm trốn đi Hà Nội.
![]() |
Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất phối hợp với các lực lượng chức năng điều tra và bắt giữ đối tượng ngay sau đó.
Vụ việc đang được tiếp tục làm rõ và xử lý theo quy định.
Thắng là thợ cắt tóc, rảnh rỗi nên lên mạng mua linh kiện về chế tạo hàng loạt súng hơi để săn bắn, giải trí.
" alt=""/>Nam hành khách mang 3 khẩu súng từ Pháp về Việt Nam