Vào năm 2011, chúng tôi đã bổ sung thêm một tính năng cho Steam, cho phép người dùng trao đổi những vật phẩm trong game như một cách giúp mọi người có thể dễ dàng có được những vật phẩm mà họ muốn giống như một nền kinh tế trong game.
Kể từ đó đã xuất hiện những website cá độ bắt đầu tận dụng hệ thống trao đổi vật phẩm của Steam, và cũng đã xuất hiện những giả định sai lầm về sự tham gia hợp tác của chúng tôi đối với những website này. Chúng tôi muốn làm rõ rằng chúng tôi không hề có bất kỳ mối quan hệ kinh doanh nào với bất kỳ website nào trong số này. Chúng tôi chưa bao giờ nhận được bất kỳ lợi nhuận nào từ họ. Và Steam cũng không có bất kỳ hệ thống nào cho phép chuyển đổi giá trị của các vật phẩm in-game sang tiền mặt. Những website này, về cơ bản đã kết hợp những hình thức hoạt động của họ lại với nhau theo 2 hình thức.
Về cơ bản, có thể chia hoạt động của những website này thành 2 phần. Đầu tiên, họ sử dụng các OpenID API như một cách để người dùng chứng minh quyền sở hữu tài khoản Steam cũng như các items của mình. Bất kỳ thông tin nào khác về tài khoản Steam của người dùng mà họ có được, hoặc là được tiết lộ bởi chính người dùng, hoặc là được thu thập từ Steam Community profile của họ (khi người dùng lựa chọn công khai profile của mình). Thứ hai, họ tạo ra những tài khoản Steam tự động, có thể thao tác như những người dùng Steam thật và được điều khiển bởi website đó.
Việc sử dụng OpenID API và làm cho những trang web hoạt động như người dùng Steam thật sự để duy trì việc kinh doanh cá độ không được cho phép bởi không chỉ hệ thống API của chúng tôi cũng như những thỏa thuận của người dùng nữa. Chúng tôi sẽ bắt đầu gửi thông báo tới những website này, yêu cầu chấm dứt hoạt động bằng Steam, và sẽ tiếp tục theo đuổi vấn đề này nếu cần. Người dùng có lẽ nên xem xét thông tin này nếu họ muốn quản lý inventory và các hoạt động trao đổi vật phẩm của mình.
Erik Johnson
Đơn giản và dễ hiểu, Valve chính thức chặn việc giao dịch các items in-game qua các con bot mà các trang web bet đang sử dụng. Cụ thể ở đây là việc đưa đồ lên web bet với hệ thống OpenID API – xem đồ trong Inventory. Đây chắc chắn là hồi chuông chí tử đánh trực tiếp vào các trang web bet khi họ không thể giao dịch items qua hệ thống Steam nữa, đồng nghĩa kết thúc việc bet items in-game.
Con đường làm giàu của rất nhiều người.
Bet là một nét đặc trưng của esports mà cụ thể trong trường hợp này là 2 tựa game Dota 2 và CS: GO của Valve. Nó đang dần trở thành một ngành công nghiệp triệu đô với những trang nổi tiếng như Dota2lounge, Dota2VP, Dota2top và một số trang khác. Mọi thứ có lẽ bắt đầu từ những ý kiến từ cộng đồng CS: GO khi hệ thống bet đang ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến tính minh bạch của các trận đấu (bet CS: GO lớn hơn bet Dota 2 khá nhiều). Bản thân Dota 2 cũng có không ít vụ việc bán độ liên quan đến bet. Đây là động thái mạnh tay nhất mà Valve có thể đưa ra nhằm ngăn chặn điều này.
CS: GO đang gặp vấn nạn rất lớn về bet
Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, Valve mới chỉ gửi yêu cầu đến các trang web bet và chúng ta chưa biết được cuộc thương lượng của 2 bên sẽ ra sao. Nhưng chắc chắn một điều là nó sẽ ảnh hưởng cực lớn đến thị trường và các bet thủ. Thậm chí nếu điều này thực sự diễn ra, chúng ta không thể bet items in-game nữa thì nhiều khả năng các trang web bet chuyển sang tiền mặt. Lúc đó tác hại sẽ còn lớn hơn rất nhiều.
Còn đối với riêng bet thủ Dota 2, mọi thứ hay chờ qua The International 6 được không Valve?
" alt=""/>Bet thủ gần như không còn đất dụng võ với hành động này của ValveGiám đốc điều hành của Disney, ông Bog Iger, đã thông báo cho các phóng viên ABC vào hôm thứ Hai vừa rồi (15/4) về tình hình, nhưng không nói đó là bộ phim nào, THR báo cáo. Các hacker muốn Disney phải trả một "khoản tiền khổng lồ" bằng Bitcoin, nếu không họ sẽ phát hành bộ phim theo từng phần. Iger cho biết Disney sẽ không trả tiền, nhưng hãng đang làm việc với các nhà điều tra liên bang về vấn đề này.
" alt=""/>Hacker dọa phán tán phim Cướp biển vùng Caribe phần mới nhất nếu không trả tiền chuộcPhát biểu này có thể bị nhiều người cho là điên rồ nhưng theo ông Lê Hồng Minh, sự “điên rồ” mới là yếu tố quan trọng để ngành game Việt vươn ra thế giới. Chính nhờ sự “điên rồ” của Nguyễn Hà Đông đã đưa Flappy Bird trở thành hiện tượng của ngành game thế giới trong năm 2015. Và đó là lý do chúng ta cần nhiều hơn những sự “điên rồ” ấy.
Từ chỗ làm game chỉ là một hoạt động “tiêu khiển” 10 năm trước, giờ đây VNG đã tập trung đầu tư định hướng rõ ràng hơn, để phát triển game trở thành một ngành kinh doanh nghiêm túc. Ông Lê Hồng Minh cũng cho biết, để đạt được mục tiêu 1 tỷ USD thì chúng ta cần phải tạo ra được những sản phẩm “world class” mang tầm vóc quốc tế.
Chia sẻ quan điểm về việc làm thế nào để ngành game Việt đạt 1 tỷ USD, ông Nguyễn Tuấn Huy – CEO Hiker games, cho biết: “Tôi chia sẻ với anh Lê Hồng Minh về niềm tin, còn phải làm gì thì có quá nhiều thứ phải làm. Phải sáng tạo hơn, phải giỏi hơn, phải đoàn kết hơn, phải kiên nhẫn hơn, phải dám chấp nhận rủi ro hơn, phải có nhiều người làm game hơn... Chính vì có quá nhiều thứ phải cố gắng như thế, cho nên, tốt nhất là vẫn cố gắng giỏi hơn mỗi ngày”.
![]() |