Anh Huỳnh Quốc Hùng (30 tuổi) vừa trải qua ca mổ trong buổi sáng, máu vẫn rỉ thấm ướt cả băng. Đây là lần mổ thứ 5 của anh kể từ khi bị tai nạn đến nay. Đứng bên cạnh, người mẹ nghèo chất phác chỉ biết khóc nghẹn. Cả đời cô Dương Thị Chính chưa từng bước chân ra khỏi tỉnh, cho đến khi con trai gặp nạn. |
Gần 8 tháng, cô Dương Thị Chính đưa con trai đi khắp các bệnh viện để điều trị sau tai nạn giao thông. |
Người phụ nữ góa chồng đến giờ vẫn chưa thể tỉnh hẳn khỏi cơn ác mộng. Cô tâm sự: “Một ngày đầu tháng 9 năm ngoái, tôi đang ở nhà thì bất ngờ hay tin con bị tai nạn giao thông nặng lắm, được đưa vào bệnh viện tỉnh Quảng Ngãi rồi. Lúc ấy tôi mơ hồ, vội vàng chạy lên thì bác sĩ nói phải đưa con ra Đà Nẵng gấp.
17 ngày đầu, con hôn mê không tỉnh vì não bị chấn thương, tôi như người mất hồn. Bác sĩ nói phải chữa vùng đầu để cứu tính mạng thằng bé trước. 17 ngày sau mới mổ chân, lúc này, vết thương đã bị nhiễm trùng”.
Lại một lần nữa, cô nghe thấy bác sĩ đề nghị chuyển gấp con trai mình vào bệnh viện tại TP.HCM vì vết thương quá nặng, trái tim người mẹ lúc nào cũng như bị treo lơ lửng.
Tại TP.HCM, anh Hùng được đưa vào Bệnh viện Chấn thương – Chỉnh hình, sau đó đưa về Bệnh viện Phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp. Trong vòng chưa đầy 8 tháng, anh đã trải qua 5 ca mổ để giữ tính mạng.
Bị những vết thương hành hạ, nhất là khi trái gió trở trời, anh Hùng trở nên thay đổi tính nết. “Ngày xưa nó hiền và hiếu thảo lắm, lúc nào cũng một "mẹ", hai "mẹ". Từ khi tỉnh dậy sau tai nạn, thỉnh thoảng nó cáu gắt, gọi tôi là "bà". Tôi không ghét bỏ, chỉ là thương số phận của con”, cô Chính quay đi, giấu giọt nước mắt lăn dài.
 |
Người phụ nữ góa chồng giờ đây luôn đau đáu nỗi sợ mất con. |
 |
Bác sĩ cũng chẳng thể tiên lượng khi nào thì chân anh có thể hồi phục hoàn toàn. |
Anh Hùng mồ côi cha khi mới 12 tuổi. Chứng kiến mẹ một thân tảo tần để nuôi con ăn học, hết lớp 9 thì anh xin nghỉ để đi làm mướn. Ở quê nghèo đa số đều làm nông, thỉnh thoảng có người gọi đi chặt mía, vác mía, nhổ cỏ… anh đều hăng hái.
Chàng trai hiếu thảo thường xuyên rủ rỉ trò chuyện với mẹ, mong sau này sớm kiếm được tiền để cuộc sống của mẹ bớt vất vả. Công việc làm mướn quá bấp bênh, anh quyết định xin vào là cho một công ty ở tỉnh. Chẳng ngờ mới được 2 tháng thì xảy ra chuyện.
Ngày thường, cô Chính ở nhà làm 2 sào ruộng, nuôi vài con gà và 2 con lợn, dự tính cuối năm bán để lấy tiền sắm Tết. Thế nhưng, con trai xảy ra chuyện không may, cô phải bán non khi chưa đến lứa, còn phải bán cả chiếc xe máy cũ, được 9 triệu đồng để đóng viện phí. Ngoài ra, cô chỉ còn biết đi vay mượn của những người thân quen. Chỉ trong vòng 8 tháng, số tiền nợ của cô đã gần 200 triệu đồng.
Cô Chính cố kìm sự xúc động: “Từ đó đến nay, tôi đưa con đi hết bệnh viện này đến bệnh viện khác. Khi không còn vay mượn được nữa thì tôi đi xin, cầm cự được đến giờ. Thế nhưng bác sĩ nói do chân của con tôi không được điều trị kịp thời nên nhiễm trùng nặng quá, muốn chữa khỏi thì phải tốn thời gian dài. Tôi chẳng còn chỗ nào để cậy nhờ nữa rồi cô ạ”.
Thiếu thốn tiền điều trị, ngày ngày, người mẹ nghèo phải ngửa tay xin tiền và đồ ăn từ những người xa lạ. Thế nhưng, dịch bệnh, chẳng ai có thể cưu mang mẹ con cô được mãi.
Thương cho cảnh người mẹ góa phải đi xin từng đồng để níu hy vọng cứu con trai, các bác sĩ Bệnh viện Phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp không khỏi xúc động. Họ kêu gọi nhau chia sẻ, giúp đỡ cho cô nhưng cũng chẳng được là bao. Còn người mẹ nghèo thường ngồi thẫn thờ, lo sợ con trai sẽ bị trả về.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Cô Dương Thị Chính; Địa chỉ: Bệnh viện Phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp, 313 Âu Dương Lân, Phường 2, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh; Điện thoại: 0394807835.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2021.109(anh Huỳnh Quốc Hùng)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản:Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436." alt=""/>Cám cảnh mẹ góa xin ăn 8 tháng, nuôi hy vọng cứu con trai tai nạn
Giáo dục nghề nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung ứng nhân lực có kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập.Trong những năm qua, việc đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn bị nhân lực có kỹ năng nghề đã có nhiều chuyển biến tích cực về nhận thức, quy mô tuyển sinh, chất lượng và hiệu quả đào tạo.
Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN giai đoạn 2021-2025, công tác xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo cần phải được đổi mới một cách toàn diện; từ việc hoàn thiện chế độ, chính sách; chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; đổi mới hoạt động của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo đến việc quản lý, sử dụng nhà giáo.
 |
Chuyên gia nước ngoài phát biểu tại hội thảo |
Trước những vấn đề này, sáng 17/11 Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã tổ chức Hội thảo: “Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 -2025” tại Hà Nội.
Ông Trần Minh Thịnh - Phó Vụ trưởng Vụ Nhà giáo (Tổng Cục GNNN) cho hay: Tính đến tháng 12 năm 2018, cả nước có 86.910 nhà giáo đang giảng dạy ở 2.957 cơ sở hoạt động GDNN, trong đó có: 38.086 nhà giáo giảng dạy trong trường cao đẳng; 18.328 nhà giáo giảng dạy trong trường trung cấp và 15.571 nhà giáo giảng dạy trong trung tâm GDNN; 14.925 nhà giáo giảng dạy trong các cơ sở khác có tham gia hoạt động GDNN.
Chất lượng nhà giáo GDNN từng bước được nâng lên cả về trình độ đào tạo, kỹ năng nghề và năng lực sư phạm: 100% nhà giáo đạt chuẩn về trình độ đào tạo; trên 92% nhà giáo đạt chuẩn về nghiệp vụ sư phạm; khoảng 70% nhà giáo đạt chuẩn về trình độ kỹ năng nghề để dạy thực hành...
Do đó, để thực hiện được mục tiêu trên, việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 -2025 là điều rất quan trọng.
Bộ LĐTB&XH cũng như Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp xác định việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo nói chung, nhà giáo giáo dục nghề nghiệp nói riêng là “cái gốc” của mọi sự phát triển.
Trong khuôn khổ hội thảo đã diễn ra lễ ký ban hành 4 chương trình bồi dưỡng Kỹ năng dạy học cho người đào tạo tại doanh nghiệp. Đại diện ký kết là Lãnh đạo Tổng cục và Tổ chức Hợp tác quốc tế GIZ của Đức.
 |
Tổng Cục trưởng Trương Anh Dũng đại diện Tổng Cục GDNN ký kết ban hành 4 Chương trình bồi dưỡng kỹ năng dạy học cho người đào tạo tại doanh nghiệp. |
Chương trình này nhằm tăng cường nguồn lực cho công tác giáo dục nghề nghiệp, gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp với Tổng cục giáo dục nghề nghiệp xây dựng 4 chương trình bồi dưỡng kỹ năng dạy học cho đối tượng là người làm công tác tại doanh nghiệp.
Đồng thời các chuyên gia quốc tế từ GIZ chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển đội ngũ nhà giáo GDNN của Cộng hòa liên bang Đức – một trong số những quốc gia có nền giáo dục nghề nghiệp phát triển nhất trên thế giới.
Hội thảo nhận định mục tiêu phát triển đội ngũ nhà giáo GDNN giai đoạn 2021-2025 là: Chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ nhà giáo dạy các ngành, nghề trọng điểm quốc gia, quốc tế và khu vực ASEAN: 100% đạt chuẩn vào năm 2025; Chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ đối với độ ngũ nhà giáo dạy các ngành, nghề không được đầu tư trọng điểm: 80% đạt chuẩn vào năm 2025.
Bên cạnh đó, tiếp tục bồi dưỡng nâng cao cập nhật khoa học kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ và năng lực hội nhập quốc tế; bồi dưỡng về kiến thức kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp và kiến thức hội nhập quốc tế cho khoảng 70% nhà giáo.
Cuối cùng là mục tiêu tiến tới tất cả nhà giáo giảng dạy trong các cơ sở GDNN phải có trình độ từ đại học trở lên, trong đó nhà giáo dạy trình độ cao đẳng có trình độ thạc sĩ trở lên chiếm khoảng 70%; 100% nhà giáo có trình độ kỹ năng nghề cao hơn 1 bậc so với kỹ năng nghề của người học sau khi tốt nghiệp ở cấp trình độ nhà giáo tham gia giảng dạy.
Ông Trương Anh Dũng – Tổng Cục trưởng Tổng Cục Giáo dục Nghề nghiệp phát biểu: “Trong bối cảnh hiện nay, giáo dục nghề nghiệp đang có nhiều cơ hội nhưng cũng có rất nhiều thách thức.
Vấn đề năng lực của nhà giáo cần phải thích ứng với thời đại công nghệ thông tin, thiết kế bài giảng hiện đại, phù hợp với yêu cầu của xã hội, của doanh nghiệp… đang đặt ra trước mắt.
Vấn đề cơ chế chính sách để tạo động lực cho nhà giáo bao gồm: điều kiện làm việc, cơ sở vật chất, tôn vinh nhà giáo… cũng cần phải quan tâm hơn. Quan trọng nhất là vấn đề thích ứng với yêu cầu mới”.
Theo ông Cao văn Sâm – Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và nghề công tác xã hội thì cần tạo động lực cho đội ngũ giáo giáo dục nghề nghiệp thông qua hoàn thiện cơ chế chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh.
 |
Ông Cao Văn Sâm - Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và nghề công tác xã hội |
Về đãi ngộ, ông Sâm lưu ý cần rà soát, bổ sung và hoàn thiện các quy định, chế độ, chính sách theo hướng hấp dẫn hơn, kịp thời chuyển xếp lương cho nhà giáo, quy định phụ cấp đối với giáo viên dạy tích hợp lý thuyết và thực hành. Mục tiêu xây dựng cơ chế chính sách cho đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp đảm bảo yên tâm giảng dạy, yêu nghề và sống phát triển vì nghề.
Ngoài ra, xem xét bổ sung quy trình, tiêu chuẩn xét và phong tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp phù hợp với hệ thống quản lý, tiêu chuẩn nghề nghiệp.
Ông Đỗ Duy Thái - Phó hiệu trường Trường Cao đẳng nghề Yên Bái (Yên Bái) chia sẻ, trong thời gian vừa qua, việc đầu tư phát triển đội ngũ giáo viên, là một trong các chiến lựợc chính của nhà trường hiện nay.
 |
"Trường Cao đẳng nghề Yên Bái đưa giáo viên ra ngoài doanh nghiệp tham gia vào sản xuất", ông Đỗ Duy Thái - Phó hiệu nhà trường nói |
“Chúng tôi từng cho cán bộ giáo viên đi học nghiệp vụ sư phạm quốc tế bên Australia, tham gia các chương trình bồi dưỡng giáo viên do Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp bồi dưỡng.
Bản thân giáo viên cũng ra ngoài doanh nghiệp để thực tập sản xuất, nắm bắt công nghệ. Sau đó về tổ chức giảng dạy sao cho gần với danh nghiệp nhất. Nhà trường chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng giáo viên, cập nhật những công nghệ mới”, ông Thái cho hay.
Quang Sơn
" alt=""/>Xây dựng đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp 'là cái gốc của phát triển'