Xét ở bình diện rộng hơn, tốc độ Internet di động tải xuống trung bình tại Việt Nam đã giữ đà tăng trưởng trong 5 tháng liên tiếp, kể từ tháng 3/2024. Trong quãng thời gian này, tốc độ download di động đã tăng từ 38.69 Mbps (tháng 3) lên 54.34 Mbps (tháng 7), tương đương khoảng 40%. Tỷ lệ này tăng khoảng 20% với tốc độ upload di động.
Với băng rộng cố định, tốc độ Internet tải xuống trung bình trên cả nước trong tháng 7 là 100.28 Mbps. Tốc độ tải lên trung bình tháng 7 là 102.34 Mbps. Trong 3 tháng gần đây, tốc độ Internet cố định cả đường lên lẫn đường xuống giữ ở mức ổn định, biến động không đáng kể, ở mức 1%.
Về chất lượng của các nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam, thống kê của i-Speed cho thấy, Viettel hiện đã vượt lên xếp vị trí thứ nhất về tốc độ Internet di động.
Trong tháng 7/2024, tốc độ download Internet di động của người dùng Viettel trung bình đạt 65.89 Mbps. Tốc độ upload Internet di động trung bình đạt 21.71 Mbps.
Đứng ở vị trí thứ 2 về tốc độ Internet di động là VNPT (download 52.99 Mbps, upload 21.5 Mbps). Hai nhà mạng di động MobiFone (download 37.19 Mbps, upload 20.59 Mbps) và Vietnamobile (download 10.59 Mbps, upload 3.99 Mbps) lần lượt xếp ở các vị trí thứ 3 và 4.
Ở mảng băng rộng cố định, số liệu thống kê trong tháng 7 cho thấy, CMC Telecom hiện không còn dẫn đầu về tốc độ Internet như ở các tháng trước.
Số liệu thống kê về tốc độ download Internet cố định của CMC Telecom đã giảm từ 299.24 Mbps ở tháng 6 xuống còn 74.58 Mbps trong tháng 7. Kết quả này đẩy CMC Telecom xuống vị trí thứ 4.
Nhà cung cấp có tốc download Internet cố định tốt nhất Việt Nam trong tháng 7 là Viettel (128.97 Mbps). Xếp vị trí thứ 2 về tốc độ download Internet cố định là FPT Telecom (100.59 Mbps). VNPT đứng ở vị trí thứ 3 (95.82 Mbps), trong khi SCTV (73.26 Mbps) và Netnam (60.77 Mbps) lần lượt xếp ở vị trí thứ 5 và 6.
Việc Bộ TT&TT công bố các số liệu về tốc độ dịch vụ truy nhập Internet nhằm nâng cao tính công khai, minh bạch và lợi ích công cộng trong việc cung cấp dịch vụ.
Kết quả công bố cũng tạo điều kiện cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp được lựa chọn dịch vụ, nhà mạng theo nhu cầu, điều kiện thực tế. Hoạt động này cũng nâng cao hiệu quả quản lý theo số liệu thực tế, góp phần thúc đẩy phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ truy nhập Internet tại Việt Nam.
Trên thực tế, kể từ khi Bộ TT&TT đã tiến hành công bố công khai chất lượng dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam hồi tháng 4/2024. Tốc độ Internet di động tại Việt Nam đã tăng lên trông thấy (gấp 1.4 lần ở đường xuống, 1.2 lần ở đường lên). Trong khi đó, tốc độ Internet cố định cả đường lên lẫn đường xuống hiện giữ ở mức ổn định.
Cục Viễn thông khuyến nghị, người dân/tổ chức/doanh nghiệp thường xuyên sử dụng ứng dụng i-Speed để đo tốc độ truy nhập Internet. Việc sử dụng ứng dụng đo kiểm i-Speed sẽ hoàn toàn miễn phí, không phát sinh cước phí data.
Mở đầu phiên tham luận “Định hướng, giải pháp về chuyển đổi số để hiện thực hóa Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050”, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT đã dùng câu thơ của thi hào Nguyễn Công Trứ - người con của Hà Tĩnh: “Đã mang tiếng ở trong trời đất - Phải có danh gì với núi sông”. Theo ông Bình, lời thơ trăm năm tuổi này cũng là câu hỏi chính quyền và người dân Hà Tĩnh phải trả lời: “Làm sao để người Hà Tĩnh có ‘danh’ với núi sông?”. Và ông nhấn mạnh: Đó là phải chuyển đổi số thành công. Chuyển đổi số sẽ tạo nên những thay đổi đáng kể cho tỉnh, trở thành chìa khóa để Hà Tĩnh lập nên những kỳ tích mới.
Thứ nhất, chuyển đổi số là vì hạnh phúc của người dân, để dân thoát khó nghèo, khổ cực. Người dân muốn có cuộc sống tốt hơn, môi trường sống trong lành, sức khỏe được đảm bảo, dịch vụ tốt hơn, con cái họ được học tốt ở môi trường giáo dục chất lượng cao, ra trường được tham gia vào những công việc tốt hơn. Chuyển đổi số sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế Hà Tĩnh, kiến tạo xã hội số và tạo nên chính quyền hoạt động minh bạch, hiệu quả. Đó chính là ba trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Thứ hai, chuyển đổi số để hiện thực hóa được quy hoạch đã đề ra. Việt Nam đang có cơ hội thâm nhập vào những ngành công nghiệp nền tảng. Hà Tĩnh cũng phải đi vào những ngành công nghiệp đó. Ngày nay là công nghiệp xanh, tương lai là tri thức số. Nông nghiệp cũng phải là nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp cũng là công nghiệp công nghệ cao. Kể cả du lịch cũng là du lịch công nghệ cao. Nền tảng phát triển trong giai đoạn tới phải là công nghệ cao. Không có chuyển đổi số, không làm được như vậy. Máy móc có thể làm rất nhanh những việc mà con người mất hàng ngày, hàng giờ để làm.
“Tôi đến Estonia, tôi rất ấn tượng khi người dân không cần mang theo giấy tờ. Chính quyền cấp giấy tờ cho người dân, thì hiển nhiên họ cũng có giấy tờ đó. Tôi ước mơ Hà Tĩnh cũng làm được như vậy”,ông Bình nhấn mạnh.
Cuối phần hiến kế cho Hà Tĩnh trong giai đoạn mới, ông Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT cho rằng doanh nghiệp có thể đồng hành, trở thành người bạn đáng tin cậy và nghĩa tình với Hà Tĩnh, từ con người, từ công nghệ, từ kiến thức… Với ưu thế của Hà Tĩnh, năng lực của Tập đoàn FPT sẽ là mảnh ghép góp phần giúp tỉnh đi nhanh hơn, xa hơn, mang tinh thần hiếu học, đam mê khoa học công nghệ ra thế giới.
Đưa mô hình giáo dục số đến Hà Tĩnh
Trong không khí hân hoan của Hội nghị, Hà Tĩnh cũng trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 14 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 9.631 tỷ đồng. Ở lĩnh vực giáo dục, Tập đoàn FPT nhận biên bản ghi nhớ nghiên cứu đầu tư dự án Tổ hợp giáo dục tại tỉnh Hà Tĩnh, với tổng vốn đăng ký 500 tỷ đồng.
Theo ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT, từ 5-10 năm tới, với sự phát triển của khoa học công nghệ và kỹ thuật, Hà Tĩnh có thể tạo ra nền tảng để thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, nếu tỉnh không có nguồn lực lao động đủ chất lượng, trình độ để vận hành nền tảng công nghệ mới, các nhà đầu tư sẽ rời đi rất nhanh. Ngoài ra, nguồn lực còn cần phải có chi phí cạnh tranh, nếu không nhà đầu tư sẽ mang nhân lực từ nước ngoài vào.
“Chính vì vậy FPT đặt vấn đề đầu tư giáo dục tại đây. Con đường đi rất dài bắt đầu bằng việc FPT sẽ đầu tư hệ thống giáo dục phổ thông liên cấp, trường đào tạo nghề tại Hà Tĩnh. Song song hướng tới xây dựng trường cao đẳng”,Tổng Giám đốc FPT cho biết.
FPT dự kiến thiết kế chương trình đào tạo dựa trên nguồn lực kinh tế xã hội địa phương, dựa trên những mũi nhọn của tỉnh. Mục đích nhằm không chảy máu chất xám của tỉnh. Học sinh, sinh viên được đào tạo sẽ ở lại đóng góp cho sự phát triển địa phương. Bên cạnh giáo dục đội ngũ nhân lực chất lượng cao, FPT đồng thời đồng hành cùng Hà Tĩnh ở các lĩnh vực như cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số… Tập đoàn cam kết đồng hành cùng tỉnh có kế hoạch, đặt mục tiêu, có kết quả theo giai đoạn.
Trước đó, vào tháng 3/2023, Tập đoàn FPT đã có buổi làm việc cùng tỉnh Hà Tĩnh. Tập đoàn đưa ra đề xuất chính quyền tỉnh có nhiều ưu tiên cho giáo dục, khoa học công nghệ và chuyển đổi số nhằm tận dụng lợi thế về nguồn lực tri thức, lao động trẻ. FPT mong muốn tỉnh tạo điều kiện để hai bên có thể đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và thúc đẩy chuyển đổi số, lấy người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm gốc. Trong buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh cũng bày tỏ mong muốn đồng hành, tạo điều kiện tối đa cho FPT trong quá trình tìm hiểu và triển khai đầu tư tại địa phương.
Tính đến nay, FPT đã xúc tiến ký kết thỏa thuận hợp tác với 27 địa phương trong các lĩnh vực chủ đạo như chuyển đổi số, giáo dục, viễn thông… Dựa trên đặc thù kinh tế - xã hội, lợi thế cạnh tranh của từng tỉnh và thế mạnh công nghệ, kinh nghiệm chuyển đổi số, FPT kiến tạo các nền tảng, giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và chuyển đổi số quốc gia.
Tiến sĩ mỹ học Nguyễn Thế Hùng cho biết, ông từng từ chối ngồi ghế giám khảo của một số cuộc thi vì không đồng thuận với cách làm chộp giật của ban tổ chức. “Tôi đã từ chối ngồi ghế giám khảo nhiều cuộc thi hoa hậu vì phản đối việc ca sĩ không tên tuổi, chuyên viên trang điểm, làm tóc, thậm chí chủ spa… không có trình độ chuyên môn cũng đi làm giám khảo.
Tôi cho rằng một năm cả nước chỉ nên diễn ra hai, ba cuộc thi hoa hậu cấp quốc gia để chọn những người đẹp nhất dự thi thế giới. Và các cuộc thi đó do Nhà nước, những cơ quan có uy tín đứng ra quản lý, tổ chức, không nên để doanh nghiệp tư nhân tiến hành”, ông Hùng nói.
Cũng như Tiến sĩ mỹ học Nguyễn Thế Hùng, mới đây Hoa hậu Phan Hoàng Thu cũng từ chối ngồi ghế giám khảo một cuộc thi mà theo cô BTC rất “úi xùi”.
“Tôi nghĩ, với thực trạng quá nhiều cuộc thi mọc lên như nấm sau mưa hiện nay, cái danh xưng Hoa hậu đang dần bị rẻ rúng, rồi những cuộc thi chất lượng và những thí sinh có thực lực bị đánh đồng bởi những cuộc thi ao làng. Tôi rất mong các cơ quan ban ngành có trách nhiệm liên quan, nhanh chóng vào cuộc dẹp loạn, bởi tình trạng này đang loạn quá rồi, những người như tôi giờ chỉ biết thở dài ngao ngán thôi, kiểu lực bất tòng tâm vậy”, nàng hậu chia sẻ.
Á hậu 2 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2008 – Nguyễn Thụy Vân cho rằng, việc có quá nhiều cuộc thi nhan sắc sẽ gây ra sự loãng nhất định, khiến công chúng hoa mắt. Đặc biệt, khi chúng ta chỉ làm công tác hậu kiểm mà không làm công tác tiền kiểm. “Nhiều mà chất thì không sao nhưng nhiều mà không chất lượng, lại mua danh bán giải là câu chuyện đáng nói. Các bạn trẻ cần thấy được sự khó khăn để vươn tới được vinh quang chứ không phải mua danh bán giải và sau đó có những hệ lụy không tốt, ảnh hưởng tới giới trẻ”, Thụy Vân chia sẻ với VietNamNet.
Trái với ý kiến lo ngại của các nàng hậu – những người đã có trải nghiệm nhất định khi được đội lên đầu chiếc vương miện “bạc tỉ” – cả nghĩa đen và nghĩa bóng, ông Nguyễn Quang Vinh - nguyên Cục trưởng Nghệ thuật Biểu diễn - lại cho rằng hiện tượng này là bình thường. Không chỉ vậy, các cuộc thi sẽ góp phần quảng bá du lịch, văn hóa vùng miền, quốc gia, kích cầu kinh tế. “Nhiều hay ít không quan trọng mà các cuộc thi này nên được tổ chức có chất lượng. Khi chúng ta trả hoạt động này về cho xã hội tự vận hành theo đúng quy định của pháp luật cuộc thi nào có chất lượng sẽ tồn tại, còn cuộc thi nào được tổ chức không tốt tự ắt sẽ chết”, ông Vinh nói.
NSƯT Trần Ly Ly – Quyền Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn chia sẻ, NĐ 144 có hiệu lực từ năm 2021 nhưng do ảnh hưởng đại dịch Covid-19 nên tất cả mọi hoạt động đều ngưng trệ, trong đó có hoạt động biểu diễn. Chính vì thế, ngay khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt, tất cả các địa phương đều mong muốn trở lại trạng thái bình thường mới một cách đúng nghĩa.
“Nhiều sự kiện diễn ra trong đó có việc các đơn vị xin cấp phép tổ chức các cuộc thi nhan sắc và theo NĐ 144, các hoạt động này được phân cấp về địa phương. Hiện nay, Cục NTBD được lãnh đạo Bộ VHTT&DL giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, đánh giá một cách tổng thể, bao gồm cả những vấn đề phát sinh trong thực tiễn khi thực hiện Nghị định, trên cơ sở đó có thể xem xét, đề xuất điều chỉnh hoặc sửa đổi”, NSƯT Trần Ly Ly nói.
" alt=""/>Bài toán đau đầu việc 'cởi trói' cho hoa hậu