Theo các nghị quyết của HĐND tỉnh, từ ngày 1/8/2023, gần 28.000 người từ đủ 65 tuổi đến dưới 80 tuổi ở Hải Dương được hỗ trợ 70% mức đóng bảo hiểm y tế. Từ ngày 1/1/2024, người cao tuổi từ đủ 77 tuổi đến dưới 80 tuổi ở Hải Dương còn được hỗ trợ thêm 30% (ngoài 70% mức đóng đã được hỗ trợ); đảng viên được tặng Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng trong tỉnh cũng được hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế.
Một số địa phương cũng có chính sách riêng hỗ trợ người cao tuổi mua bảo hiểm y tế. Thị xã Kinh Môn đã trích ngân sách hỗ trợ 30% kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho người từ 70 đến dưới 77 tuổi, thời gian hỗ trợ từ ngày 1/2/2024 đến hết ngày 31/12/2025.
Như vậy, với chính sách này, người từ 70 đến dưới 77 tuổi ở Kinh Môn sẽ được hỗ trợ 100% (tỉnh 70%, thị xã 30%) chi phí mua thẻ bảo hiểm y tế.
Các địa phương, ngành chức năng trong tỉnh cũng thực hiện chương trình tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người hoàn cảnh khó khăn, trong đó có người cao tuổi. Nhờ tham gia bảo hiểm y tế, người cao tuổi đã được khám, chăm sóc sức khỏe miễn phí hoặc hỗ trợ chi trả một phần theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế giúp sức khỏe của hội viên cao tuổi được cải thiện.
Để người cao tuổi được chăm sóc sức khỏe nhằm bảo đảm thích ứng với già hóa dân số, nâng cao chất lượng đời sống của người dân, Sở Y tế tỉnh Hải Dương đã phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn tỉnh năm 2024 với tổng kinh phí gần 10 tỷ đồng.
Cụ thể, trong năm nay, ngành y tế tỉnh Hải Dương sẽ chỉ đạo các trung tâm y tế tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho trên 330.000 người cao tuổi từ đủ 60 tuổi trở lên, đảm bảo mỗi người khám 1 lần trong năm. Người cao tuổi sẽ được khám tổng quát, điện tim, siêu âm, xét nghiệm và truyền thông tư vấn sức khỏe các bệnh thường gặp.
Việc khám sức khỏe sẽ giúp người cao tuổi sớm phát hiện các bệnh thường mắc ở người già, đặc biệt là các bệnh không lây nhiễm: ung thư, tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường… Người cao tuổi khi được phát hiện mắc bệnh mạn tính sẽ được lập hồ sơ theo dõi quản lý sức khỏe.
Theo thống kê của các địa phương, năm 2024, Hải Dương có trên 40.400 người 70, 75, 80, 85, 90, 95 và 100 tuổi trở lên được tổ chức chúc thọ, mừng thọ. Trong đó có trên 330 người tròn 100 tuổi.
Hải Dương cũng dành kinh phí trên 18 tỷ đồng để tặng quà và tổ chức chúc thọ, mừng thọ cho người cao tuổi. Tại địa phương này, việc mừng thọ được các thôn, khu dân cư trong tỉnh tổ chức đồng loạt dịp Tết với không khí trang trọng, ấm cúng, qua đó thể hiện sự quan tâm của cấp ủy đảng, chính quyền đối với người cao tuổi, giúp người cao tuổi "sống vui, sống khỏe, sống có ích".
Phát huy tinh thần "Tuổi cao, gương sáng", năm 2023, người cao tuổi Hải Dương vận động gia đình, con cháu hiến hơn 83.100 m2 đất, tham gia đóng góp hơn 31.000 ngày công và ủng hộ gần 18,8 tỷ đồng góp phần xây dựng nông thôn mới.
" alt=""/>Hải Dương áp dụng chính sách thiết thực, phấn đấu 100% người cao tuổi có BHYTThực đơn hằng ngày
Từ 85 tuổi trở đi, bà Calment thức dậy lúc 6h45 và bắt đầu ngày mới bằng việc cầu nguyện. Sau đó, bà ngồi trên ghế bành và tập thể dục trong khi đeo tai nghe. Sau đó, bà sẽ tắm mà không cần sự giúp đỡ của người khác và thoa dầu ô liu lên cơ thể.
Vào bữa trưa, bà hay ăn thịt bò kho. Bà thường phàn nàn về những đồ ăn nhạt nhẽo và thường xuyên yêu cầu các món chiên, nhiều gia vị. Cho đến năm 116 tuổi, bà vẫn thích ăn tráng miệng, trong đó có chocolate. Bà thích thưởng thức các món chế biến với dầu ô liu.
Theo ATI, trong suốt thời gian ở viện dưỡng lão, bà Calment đã tham gia một số nghiên cứu về người già trăm tuổi. Các bác sĩ ghi nhận, bà luôn di chuyển nhanh hơn, có khả năng trí tuệ tốt hơn và nhìn chung khỏe mạnh hơn những người trẻ hơn bà từ 10 đến 20 tuổi.
Khi qua đời ở tuổi 122, bà Calment nặng 40kg, gần như mù nhưng vẫn có sức khỏe tương đối tốt so với độ tuổi.
Cuộc sống nhàn nhã
Bà Calment từng gặp và thảo luận về cuộc đời mình với Jean-Marie Robine, nhà nhân khẩu học chuyên nghiên cứu về mối liên hệ giữa sức khỏe và tuổi thọ.
Chuyên gia Robine nhận định: “Một phần quan trọng giúp bà Jeanne Calment sống thọ là sự tình cờ hiếm hoi”. Tuy nhiên, có một số khía cạnh trong cuộc sống của bà có thể góp phần vào khả năng sống lâu như vậy.
Theo CNBC,bà Calment hưởng lợi từ việc lớn lên trong một gia đình tư sản ở miền nam nước Pháp. Bà được đi học cho đến năm 16 tuổi, điều không phổ biến đối với phụ nữ trong khoảng thời gian đó. Bà còn tham gia các lớp học cá nhân về ẩm thực, nghệ thuật và khiêu vũ cho đến khi kết hôn năm 20 tuổi.
Nhà nhân khẩu học Robine cho biết, một yếu tố khác có thể giúp bà sống lâu và bớt căng thẳng là “không bao giờ làm việc”. Bà luôn có người giúp đỡ, không phải tự nấu ăn hay đi mua sắm những thứ cần thiết.
Hoạt động xã hội phong phú
“Với rất nhiều thời gian rảnh rỗi, bà Calment hoàn toàn không có gì để làm ngoài việc chăm sóc bản thân, đi thăm nước Pháp và tham gia các hoạt động xã hội”, chuyên gia Robine nói.
Bà dành phần lớn thời gian để tham dự các sự kiện và gặp gỡ những người mới, tham gia các vũ hội tại nhà.
Cùng với chồng, bà thường xuyên đi du lịch và đến Paris để xem tháp Eiffel, lúc đó đang được xây dựng. “Bà đã khám phá thế giới hấp dẫn này vào đầu thế kỷ 19 và 20”, nhà nhân khẩu học Robine nói.
PFAS là một họ gồm hơn 10.000 hóa chất. Một số có thể không bao giờ phân hủy khi ở môi trường bình thường hoặc cơ thể chúng ta. Nếu chỉ tồn tại ở lượng nhỏ, PFAS sẽ không hại cho sức khỏe.
Khi dư lượng đủ lớn, PFAS có liên quan đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng bao gồm ung thư, cholesterol cao, giảm chức năng thận, gây bệnh tuyến giáp, suy giảm khả năng sinh sản, ức chế hệ miễn dịch và sinh ra trẻ nhẹ cân. Người ta cũng lo ngại các hóa chất đó sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, phát triển hành vi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Nick Mole, từ Mạng lưới Hành động Thuốc trừ sâu Vương quốc Anh (Pan UK), cho biết: “Ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy PFAS liên quan các bệnh nghiêm trọng như ung thư. Điều đáng lo ngại là người tiêu dùng Anh không còn lựa chọn nào khác, một số hóa chất có thể còn tồn tại lâu dài trong cơ thể họ”.
Một số bao bì thực phẩm bằng nhựa cũng nhiễm PFAS và PFAS có trong đất, nước uống ở Vương quốc Anh. "Chúng ta cần phải hiểu rõ hơn về những rủi ro sức khỏe khi hấp thụ hóa chất vĩnh cửu này và làm mọi thứ có thể để loại trừ chúng khỏi chuỗi thức ăn”, vị chuyên gia trên chia sẻ.
Dấu vết của PFAS được tìm thấy trong hầu hết các nguồn nước. Nghiên cứu của Đại học New South Wales (Austrlia) cho thấy 69% mẫu nước ngầm toàn cầu vượt quá giới hạn an toàn.
Có 25 loại thuốc trừ sâu PFAS đang được sử dụng ở Anh, 6 trong số đó thuộc nhóm “rất nguy hiểm”. Pan UK đang kêu gọi chính phủ cấm những loại đó và hỗ trợ nông dân tìm giải pháp thay thế an toàn hơn.
Năm ngoái, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố PFOA, một loại PFAS, là chất gây ung thư loại một ở người. Các chuyên gia bày tỏ mối lo ngại đặc biệt khi trẻ em tiếp xúc với các hóa chất trên vì có liên quan đến sự chậm phát triển, thay đổi hành vi và dậy thì nhanh.
Tiến sĩ Shubhi Sharma, thuộc Tổ chức CHEM Trust (bảo vệ con người và thế giới hoang dã khỏi hóa chất độc hại), cho biết: “PFAS là một nhóm hóa chất hoàn toàn do con người tạo ra, không tồn tại trên hành tinh cách đây một thế kỷ nhưng hiện đã làm ô nhiễm mọi ngóc ngách. Giờ chúng ta phải sống với tàn dư độc hại này trong nhiều thập kỷ tới. Điều ít nhất chúng ta có thể làm là cấm sử dụng PFAS”.