Một khách hàng đã phẫn nộ ghi lại hình ảnh cả đống ký sinh trùng lúc nhúc trong cá thu mua tại siêu thị.

Một khách hàng đã phẫn nộ ghi lại hình ảnh cả đống ký sinh trùng lúc nhúc trong cá thu mua tại siêu thị.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng là Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Ảnh: mic.gov.vn)
Ngày 20/5/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định thành lập Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Hội đồng thẩm định).
Hội đồng thẩm định có Chủ tịch là ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ TT&TT; và Phó Chủ tịch là ông Hoàng Vĩnh Bảo, Thứ trưởng Bộ TT&TT.
Hội đồng thẩm định còn có các thành viên là đại diện các Bộ, cơ quan ngang bộ: Xây dựng, KH&ĐT, Tài chính, TN&MT, VHTT&DL, Nội vụ, Công Thương, Tư pháp, Công an, Ngoại giao, Ban Tuyên giáo Trung ương; đại diện Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Nhân dân, Hội Xuất bản Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam; và một số chuyên gia trong lĩnh vực báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, xuất bản do Chủ tịch Hội đồng xem xét, lựa chọn.
Cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ TT&TT.
Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ cũng nêu rõ, Hội đồng thẩm định có nhiệm vụ xem xét, thẩm định nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nhiệm vụ này sẽ được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 37 ngày 7/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch, làm cơ sở để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch.
Trước đó, vào ngày 9/8/2018, Thủ tướng đã ra quyết định 995 giao nhiệm vụ cho các Bộ tổ chức lập 39 Quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tại quyết định này, Bộ TT&TT đã được giao lập 2 Quy hoạch ngành quốc gia, bao gồm: Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông; và Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản.
Bộ KH&ĐT là cơ quan được giao trách nhiệm hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong quá trình tổ chức lập Quy hoạch ngành quốc gia nhằm đảm bảo tính thống nhất của quy hoạch ngành quốc gia với các quy hoạch cấp quốc gia quy định tại Luật Quy hoạch.
M.T
" alt=""/>Thành lập Hội đồng thẩm định lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở báo chí, xuất bảnCách sử dụng VPN khá đơn giản. Người dùng chỉ cần cài một ứng dụng VPN bất kỳ trên các chợ ứng dụng, sau đó cài đặt và kích hoạt để hệ thống hoạt động.
Các nhà cung cấp phần mềm VPN phổ biến là HotspotShield, NordVPN, Tunnel Bear,... Dịch vụ của những tên tuổi này thường có cả phiên bản trả phí lẫn miễn phí.
Với những người có hiểu biết về CNTT, bạn cũng có thể tự dựng riêng cho mình 1 server, cài VPN lên đó để sử dụng với mức giá chỉ khoảng 5 USD/tháng.
Sử dụng bản Lite của các ứng dụng
Do chất lượng Internet không đồng nhất giữa các quốc gia, để đảm bảo trải nghiệm sử dụng cho người dùng, các nhà phát triển có xu hướng tạo ra phiên bản rút gọn của các dịch vụ mà mình cung cấp. Tiêu biểu cho xu hướng này là Facebook với sự ra đời của Facebook Lite và Messenger Lite.
So với phiên bản đầy đủ, các phiên bản rút gọn (bản Lite) của ứng dụng thường bị giới hạn về mặt tính năng, do vậy chúng sử dụng ít dữ liệu hơn. Nhờ vậy, người dùng vẫn có thể xem được video kể cả trong trường hợp mạng lag.
![]() |
Người dùng cũng có thể chọn Facebook Lite hay Messenger Lite như một giải pháp tình thế. |
Tuy là bản rút gọn, thế nhưng bản Lite của các ứng dụng vẫn giữ được các chức năng cơ bản của ứng dụng gốc. Do vậy, đây được xem là một giải pháp tình thế khá hữu hiệu để cứu nguy mỗi khi đường truyền Internet rơi vào cảnh thiếu ổn định.
Đối với trình duyệt web, người dùng có thể chọn sử dụng Opera thay vì Chrome, Firefox. Opera nén dữ liệu tốt hơn, do đó việc tải nội dung sẽ nhanh hơn so với các trình duyệt khác mà bạn hay sử dụng.
Sử dụng các giải pháp, dịch vụ trong nước
Các tuyến cáp quang biển có vai trò kết nối mạng Internet Việt Nam với các nước khác, từ đó hình thành nên một mạng lưới toàn cầu. Do đó, mỗi khi có 1 tuyến cáp quang biển gặp sự cố, việc kết nối với các dịch vụ quốc tế sẽ ít nhiều gặp trục trặc.
Trong trường hợp này, thay vì sử dụng các dịch vụ quốc tế như Facebook, Google, người dùng nên cân nhắc sử dụng các nền tảng nội có tính năng tương tự. Đó có thể là Gapo, Lotus với tính năng khá giống Facebook, Mocha tương tự YouTube, hay Zalo để thay thế Viber,...
![]() |
Dịch vụ Internet của các doanh nghiệp trong nước không bị ảnh hưởng bởi sự cố cáp quang biển. |
Khác với các sản phẩm, dịch vụ xuyên biên giới, các nền tảng nội hoàn toàn không bị ảnh hưởng mỗi khi có sự cố cáp quang biển. Bên cạnh đó, do sử dụng server trong nước để lưu trữ dữ liệu, người dùng sẽ không phải lo ngại đối với các vấn đề liên quan đến bảo mật dữ liệu cá nhân.
Nếu như sử dụng VPN hay bản Lite chỉ là các giải pháp tình thế, việc tạo thói quen sử dụng các nền tảng trong nước sẽ là giải pháp lâu dài nhằm đối phó với tình trạng “đứt cáp”.
" alt=""/>Làm cách nào để tăng tốc độ mạng khi đứt cáp?