Gốm của người Chăm chủ yếu là đồ gia dụng, đồ dùng cúng lễ và đồ mỹ nghệ gồm chum (jek), nồi (gok), mâm (cambak), bình (bilaok)… Nghề làm gốm được xem là biểu hiện của sự sáng tạo cá nhân do phụ nữ Chăm làm ra trên nền tảng tri thức được lưu truyền trong cộng đồng.
Thay vì sử dụng bàn xoay, phụ nữ Chăm di chuyển giật lùi quanh khối nguyên liệu để tạo hình sản phẩm. Gốm không tráng men và được phơi khô, nung ở ngoài trời bằng củi, rơm trong 7-8 giờ ở nhiệt độ khoảng 800 độ C. Nguyên liệu (đất sét, cát, nước, củi và rơm) được khai thác tại chỗ.
Đất sét được tái sinh theo chu kỳ vài ba năm sau khi khai thác tại cánh đồng Hamu Tanu Halan, bên bờ sông Quao thuộc làng Bàu Trúc (tỉnh Ninh Thuận) và mỏ đất làng Xuân Quang (cách làng Bình Đức, tỉnh Ninh Thuận 3km về hướng Tây Bắc).
Việc làm nghề tạo cơ hội cho người phụ nữ Chăm giao lưu, tương tác trong lao động sản xuất, sinh hoạt xã hội, cũng như trong việc giáo dục nghề nghiệp cho con cái, nâng cao vai trò của họ trong xã hội. Nghề làm gốm cũng giúp tăng thu nhập của gia đình và bảo lưu thuần phong mỹ tục, bản sắc văn hóa của người Chăm ở Việt Nam. Tuy nhiên, nghề gốm của người Chăm vẫn đang đứng trước nguy cơ mai một vì sự tác động của quá trình đô thị hóa đến khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu thô, sự chậm thích ứng với kinh tế thị trường và thế hệ trẻ ít quan tâm đến nghề.
Theo Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, hồ sơ đề cử đáp ứng những tiêu chí sau để ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp:
1. Di sản này liên quan đến nghề thủ công truyền thống làm gốm Chăm bằng tay và sử dụng các công cụ đơn giản. Chủ thể văn hóa và người thực hành chủ yếu là phụ nữ Chăm. Tri thức và kỹ năng làm nghề được trao truyền trong gia đình, dòng họ và cộng đồng. Việc trao truyền được thực hiện bằng biện pháp kể chuyện và thực hành hàng ngày.
Di sản thu hút sự trao đổi và tương tác giữa những người thực hành nghề, các sinh hoạt xã hội và nâng cao vai trò của người phụ nữ Chăm trong xã hội hiện đại. Di sản gắn liền với nghệ thuật trình diễn dân gian, phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội, trong đó có các nghi lễ liên quan đến ông tổ nghề. Nghề làm gốm của người Chăm góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa Chăm ở Đông Nam Á.
2. Số lượng nghệ nhân, người thực hành và học nghề tại các làng gốm còn ít. Dù có nhiều nỗ lực bảo vệ, di sản vẫn có nguy cơ mai một bởi sự đô thị hóa ảnh hưởng đến không gian của các làng nghề thủ công truyền thống và ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu sẵn có, chi phí cho nguyên liệu tăng cao, nghệ nhân lành nghề tuổi cao, thế hệ trẻ không hứng thú với nghề...
3. Hồ sơ trình bày chi tiết kế hoạch bảo vệ di sản được thực hiện trong 4 năm (2023-2026)...
4. Cộng đồng, các nhóm và cá nhân có liên quan đã tham gia vào quá trình đề cử bằng cách cung cấp thông tin và đóng góp vào quá trình kiểm kê. Nhiều thành viên trong cộng đồng đã tham gia vào việc quay phim và chụp ảnh quá trình làm gốm và thờ cúng tổ nghề. 354 nghệ nhân đã đồng thuận đề cử di sản này vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
5. Di sản được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và Báo cáo kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên Hệ thống thông tin quản lý di sản văn hóa phi vật thể của Cục Di sản văn hóa. Các sở và viện nghiên cứu thực hiện việc kiểm kê ở cấp tỉnh, thành phố và cấp quốc gia. Việc kiểm kê di sản thu hút sự tham gia của cộng đồng ở làng Bàu Trúc và Bình Đức vào việc khảo sát, kiểm kê, quay phim và chụp ảnh. Kết quả kiểm kê được cập nhật hàng năm, trước 31/10.
Nghệ thuật làm gốm của người Chăm là di sản văn hóa phi vật thể thứ 15 của Việt Nam được UNESCO ghi danh.
" alt=""/>Nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO ghi danhTên gọi nhắc cột mốc lịch sử
Sinh ra đúng vào ngày đất nước giải phóng, anh Lê Thành Nam Giải Phóng (Quận Tân Bình, TP.HCM) chia sẻ bản thân anh cùng các bạn bè đồng lứa có phần may mắn khi sinh ra vào thời điểm đã hết chiến tranh, được sống trong hòa bình.
“Chúng tôi biết ơn và trân trọng điều đó. Chúng tôi chỉ còn đối diện với những chuyện cơm áo gạo tiền”.
![]() |
Gia đình anh Giải Phóng |
Cũng chính vì sinh ra vào thời khắc lịch sử của đất nước mà bố mẹ quyết định đặt cho anh với một cái tên rất đặc biệt là “Giải Phóng”.
“Tôi sinh ra ở Hưng Yên, hồi nhỏ ai gọi sao thì biết vậy. Lúc 8 tuổi, khi cùng gia đình chuyển vào TP.HCM, khi đã có nhận thức hơn, đi học tôi mới để ý là nhiều thầy cô và bạn bè đặc biệt quan tâm đến sự kiện đó.
Sau rồi tôi tìm hiểu, mới biết tại sao mình lại có cái tên dài như thế. Vào ngày sinh tôi, mẹ tôi đi bộ lên trạm xá, nhưng lên tới nơi không có ai bởi mọi người hầu hết đều đang tập trung chuẩn bị cờ hoa để đón thời khắc lịch sử. Sau đó phải gọi người thân, họ hàng đến giúp. Rồi thì mọi người bàn bạc đặt tên tôi như vậy để kỷ niệm” - anh Phóng kể.
Được sinh ra vào ngày đặc biệt của đất nước, anh Phóng cho rằng đó là điều thú vị trong cuộc đời anh. Ngày sinh nhật của anh thường có đông đủ mọi người.
“Tôi vui vì đó là một sự trùng hợp tương đối thú vị. Sinh nhật của tôi có một điều đặc biệt hơn so với tất cả mọi người, là trùng với dịp kỷ niệm lớn của đất nước nên mọi người đều được nghỉ. Chính vì vậy, tôi có thêm nhiều thời gian để cùng gia đình và người thân, bạn bè ngồi lại với nhau trò chuyện, hỏi thăm, chia sẻ về cuộc sống và công việc”.
Nói về kỷ niệm những ngày sinh nhật đã qua, anh Phóng chia sẻ bản thân anh ấn tượng nhất với lần sinh nhật anh tròn 30 tuổi, cũng là dịp kỷ niệm 30 năm ngày đất nước giải phóng.
“Lần ấy, thành phố TP.HCM tổ chức sự kiện sinh nhật cho những người sinh vào ngày 30/4/1975. Ở thời điểm đó toàn thành phố có khoảng 1.500 người như vậy. Sau này chúng tôi giữ liên lạc được vài chục người và họp mặt gần gũi thường xuyên”.
Chị Võ Thị Kiều Diễm, cũng là một người sinh ra vào đúng ngày 30/4 lịch sử, hiện đang là một nhân viên truyền thông ở TP.HCM.
Chị Diễm vui vẻ nhớ lại “Từ những năm cấp 1, cấp 2…, cứ đến ngày 30/4, khi huyện tổ chức lễ chào mừng Ngày thống nhất đất nước, là nhà tôi có thư mời tham gia và mình được tặng quà.
Khi đó, tôi chỉ nghĩ là do mình học giỏi nên được tặng quà. Lớn dần lên, thì tôi bắt đầu hiểu được không những do học giỏi mà còn do mình may mắn sinh vào ngày trọng đại của đất nước.
Bạn bè hay trêu: “Sướng thế, cả nước rợp cờ hoa mừng sinh nhật nhé!”. Đúng vào ngày lễ, nên gia đình có dịp đi chơi, sum vầy nhân ngày sinh nhật của tôi”...
![]() |
Chị Kiều Diễm: "Sinh ra đúng ngày 30/4/1975, tôi rất tự hào và luôn cố gắng vươn lên trong học tập. Sau khi ra trường, mỗi năm đều được báo đài thăm hỏi, mình cũng có thêm động lực trong công việc, hoàn thành trách nhiệm xã hội, thấy mình thật sự đang sống có ý nghĩa mỗi ngày" |
Trong nhóm những người sinh vào ngày 30/4 có một gia đình đặc biệt là anh Lê Vinh Quang và chị Minh Trang - cả vợ và chồng đều sinh ngày 30/4/1975.
“Sau sự kiện gặp mặt những người sinh vào ngày 30/4/1975 sau 30 năm, hai bạn này quen nhau và tiến tới lập gia đình. Hiện, chúng tôi vẫn thường xuyên giữ liên lạc, gặp nhau và năm nào cũng lên kế hoạch tổ chức sinh nhật chung cùng nhau” - anh Phóng kể.
“Sống chân thành sẽ nhận được nhiều hơn mong đợi”
Lớn lên cùng những đổi thay và phát triển của đất nước, anh Phóng cho hay điều anh hạnh phúc và tự hào nhất là thấy rõ sự chuyển mình rõ rệt, “rất đáng kể”, của đất nước sau 40 năm.
“Cuộc đời tôi đi từ vùng quê nghèo đến bây giờ ở tại một trong những thành phố lớn nhất của cả nước, là những trải nghiệm thật thú vị. Trong ký ức tôi thời 7, 8 tuổi là những bữa cơm độn khoai lang khô và bo bo để đủ ăn. Nhưng nhìn vào cuộc sống của chúng ta giờ đây, tôi nghĩ rằng đó là một sự phát triển tương đối khá.
Cá nhân tôi cho rằng sự phát triển của đất nước ta mấy năm qua là rất tích cực, và đang trong giai đoạn khả quan để có thể tiếp tục có những bước phát triển tiếp theo nữa. Tôi cảm nhận sự phát triển không bắt nguồn từ cái gì đó lớn lao mà ở ngay từ chính từng người dân, từng gia đình về kinh tế và điều kiện sống. Như gia đình tôi, từ những thời khắc cơm không đủ ăn, giờ đây không còn lo cơm áo nữa và nghĩ tới những điều kiện sống tốt hơn”.
Theo anh Phóng, nền kinh tế có thể có những lúc thăng trầm, nhưng điều anh hy vọng là sẽ luôn có chiều hướng, kết quả đi lên trong tương lai. Bản thân anh Phóng hiện chèo lái Công ty TNHH vật liệu Võ Lê Trương, góp sức mình vào sự phát triển chung của đất nước.
Cũng ra đời vào những tháng năm lịch sử của dân tộc - năm 1975, chị Lê Kim Thuỷ (Quận 3, TP.HCM) "cảm thấy rất hạnh phúc, tự hào khi được là công dân của TPHCM”.
![]() |
Chị Lê Kim Thuỷ: "Tôi rất hạnh phúc, tự hào khi được là công dân của TPHCM" |
Nhớ lại ngày nhỏ, thành phố những năm đầu giải phóng còn bộn bề nhiều việc cần làm, chị Thủy cho biết khi đó “ngoài việc học chúng tôi còn có rất nhiều phong trào, hoạt động để đóng góp công sức vào sự phát triển chung. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, học sinh chúng tôi náo nức lượm giấy vụn làm kế hoạch nhỏ, tham gia giúp bạn vượt khó, giữ vệ sinh môi trường...”.
Hiện nay, khi đã trở thành giám đốc một cty bất động sản, chị Thủy bày tỏ mong muốn “đất nước hoà bình và ngày càng phát triển, để người dân yên tâm làm ăn, phấn đấu".
Chị Kiều Diễm thì chia sẻ: “Lớn lên từ những ngày đất nước còn dư âm nặng nề của chiến tranh, cùng vượt qua những khó khăn, cải cách, lớn lên cùng những thay đổi và hội nhập, tôi có nhiều điều kiện để học hành bài bản, nỗ lực vươn lên. Tôi nhìn thấy sự chuyển mình của đất nước hơn 40 năm qua, và sẵn sàng hội nhập với thế giới”.
Với những bạn trẻ sinh sau ngày 30/4, thế hệ 8x, 9x, là nguồn nhân lực chủ đạo của đất nước, chị Diễm muốn nhắn nhủ rằng “Cuộc đời bắt đầu từ những cuộc gặp gỡ, và cuộc đời bạn có thể bị ảnh hưởng rất nhiều bởi những người mà bạn gặp".
Do đó, "đừng ngại thay đổi trong cuộc sống, trong công việc. Khó khăn chỉ là để thử thách sự kiên trì, nhẫn nại và tôi luyện ý chí. Hãy sống chân thành, các bạn sẽ nhận được nhiều hơn mình mong đợi”.
Thanh Hùng – Nguyễn Thảo
" alt=""/>'Chúng tôi tự hào trưởng thành cùng thành phố'Theo thống kê, trong tổng số 2.634 giáo viên coi thi thì có 22 giáo viên đi từ vùng dịch về nên đã được dừng làm công tác coi thi.
29 thí sinh có liên quan đến các địa phương có người mắc Covid-19 đã được xét nghiệm sàng lọc. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì sẽ được đi thi bình thường, nếu dương tính thì sẽ cách ly hoặc thi vào đợt 2.
![]() |
Năm nay, tỉnh Gia Lai có 13.384 thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT |
Ông Đinh Hà Nam, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai, cho biết đã chỉ đạo Trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố và các bệnh viện trên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch chi tiết, triển khai các hoạt động để phục vụ tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Đến thời điểm này, các đơn vị đã hoàn tất công tác chuẩn bị phục vụ kỳ thi. Tại các điểm thi có những phòng thi riêng để dự phòng trường hợp thí sinh nghi nhiễm Covid-19.
Đối với 29 học sinh trở về từ các địa phương ghi nhận bệnh nhân mắc Covid-19, bên cạnh việc xét nghiệm sàng lọc, ngành y tế cũng sẽ theo dõi sát sao để sẵn sàng ứng phó với các tình huống xảy ra.
Tất cả 37 điểm thi chính thức và các điểm thi dự phòng đều có một bác sĩ. Ngành y tế thành lập đội phản ứng nhanh gồm có tổ cấp cứu ngoại viện, cơ số thuốc, giường bệnh, khu cách ly để kịp thời khám, chữa bệnh cho các thí sinh và cán bộ làm công tác thi nếu xảy ra các trường hợp khẩn cấp.
Ông Nguyễn Văn Đang, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Gia Lai, cho hay đã đến các điểm thi, cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống, nơi cung cấp thực phẩm để kiểm tra giấy tờ và lấy mẫu để giám sát an toàn thực phẩm.
Tỉnh đoàn Gia Lai đã thành lập 36 đội thanh niên tình nguyện với 320 thành viên để hỗ trợ thí sinh làm thủ tục dự thi, tham gia đảm bảo an toàn giao thông, đưa đón thí sinh và phát nước miễn phí.
Còn ông Lê Văn Định, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai, cho biết trước tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, Sở đã chuẩn bị 17 điểm thi dự phòng trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh. Tất cả các trang thiết bị, máy móc phục vụ kỳ thi đều được bảo dưỡng, mua mới đầy đủ, đáp ứng yêu cầu của kỳ thi.
Tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố và các ngành có liên quan như Sở GTVT, Công an, Sở Y tế... tạo điều kiện tốt nhất để hỗ trợ cho thí sinh về phương tiện đi lại.
Quảng Nam: Không có thí sinh diện F1, F2
Trong khi đó, ông Hà Thanh Quốc, Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Nam, cho biết mọi chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020 trên địa bàn tỉnh cơ bản đã hoàn thành, từ phun khử khuẩn tại tất cả các phòng thi đến vệ sinh bàn ghế, chuẩn bị nước sát khuẩn, máy đo thân nhiệt…
Theo ông Quốc, tỉnh Quảng Nam có 16.517 thí sinh sẽ tham dự kỳ thi THPT năm nay tại 731 phòng thi của 52 điểm thi. Tuy nhiên, do dịch Covid-19, Quảng Nam sẽ tổ chức kỳ thi thành 2 đợt.
Đợt 1, có 7.549 thí sinh của 12 huyện, thành phố của Quảng Nam dự thi tại 336 phòng thi của 26 điểm thi.
Đợt 2, có 8.969 thí sinh của 6 huyện, thị xã, thành phố đang bị cách ly xã hội dự thi, tại 395 phòng thi của 26 điểm thi.
Hiện tại, Quảng Nam không có thí sinh nằm trong diện F1 và F2.
Ông Đỗ Văn Phu, Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Ngãi, cho hay năm nay tỉnh có 12.481 thí sinh sẽ tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT.
"Đến nay mọi khâu chuẩn bị của địa phương đã hoàn tất, đảm bảo cho một kỳ thi an toàn. Tính đến ngày 7/8, tỉnh có 29 thí sinh diện F1, F2 sẽ thi trong đợt 2 của kỳ thi THPT. Tuy nhiên, con số này vẫn có thể thay đổi”, ông Phu thông tin thêm.
Trong khi đó, toàn bộ gần 11.000 thí sinh của Đà Nẵng sẽ phải chờ thi đợt 2, dù trước đó, thành phố đã chuẩn bị sẵn sàng 24 điểm thi với 465 phòng thi tại các trường THCS, THPT.
Văn Lệ - Lê Bằng
Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19