"Thành phố đóng"Thành phố Sverdlovsk (nay là Yekaterinburg, Nga) từng là trung tâm sản xuất chính của tổ hợp công nghiệp-quân sự Liên Xô kể từ Thế chiến II. Thành phố này đôi khi được gọi là Pittsburgh của Nga vì có ngành công nghiệp sản xuất thép. Tại đây, người ta sản xuất xe tăng, tên lửa và các loại vũ khí trang bị khác. Đến những năm 1970, 87% sản phẩm công nghiệp của thành phố phục vụ quân sự, chỉ 13% cho dân sự. Trong Chiến tranh Lạnh, Sverdlovsk đã trở thành một "thành phố đóng" của Liên Xô – nơi người nước ngoài bị hạn chế đi lại.
Cơ sở chiến tranh sinh học ở Sverdlovsk được xây dựng trong giai đoạn từ 1947-1949 và là cơ sở phụ của cơ sở quân sự chính ở Kirov. Nó tiếp nhận địa điểm trước đây là Học viện Bộ binh Cherkassk-Sverdlovsk, tiếp giáp với khu công nghiệp phía nam của thành phố. Cơ sở mới, được gọi là Viện Nghiên cứu Khoa học Vệ sinh của Bộ Quốc phòng Liên Xô, bắt đầu hoạt động ngày 19/7/1949. Năm 1974, viện được đổi tên thành Viện Nghiên cứu Khoa học Chế phẩm vắc xin vi khuẩn.
 |
Nguyên nhân dịch bệnh than ở Sverdlovsk năm 1979 vẫn chưa được sáng tỏ. Ảnh: Topcor |
Cơ sở Sverdlovsk trên thực tế nằm trong một căn cứ quân sự được gọi là Khu liên hợp 19 (“phố lính”), được thành lập từ năm 1947-1949. Ngay tại trung tâm Khu liên hợp 19 được canh gác và được rào bằng hàng rào thép gai là khu làm việc đặc biệt, nơi đặt tòa nhà hành chính cùng với các phòng thí nghiệm bí mật và các đơn vị sản xuất nằm dưới lòng đất.
Điều gì đã thực sự xảy ra?
Ngày 4/4/1979, bệnh nhân đầu tiên tử vong ở Sverdlovsk được báo cáo. Sau đó, trong 2-3 tuần hầu như ngày nào cũng có 5 người chết. Chẩn đoán xác định dạng bệnh than (Bacillus anthracis) chỉ được đưa ra vào ngày 10/4, sau khi khám nghiệm tử thi. Theo nhiều nguồn khác nhau, từ 65 đến 100 người chết vào thời điểm đó.
Bệnh than đã ảnh hưởng nặng nề nhất đến nhà máy sản xuất gốm sứ nằm ở phía nam “phố lính”, nơi có ít nhất 18 công nhân đã chết. Vụ việc là yếu tố chính đầu tiên để phương Tây cho rằng Liên Xô đã bắt tay vào một chương trình nhằm phát triển và sản xuất quy mô lớn vũ khí sinh học.
Hàng đêm, các đội hóa học đi quanh thành phố và khử trùng kỹ lưỡng các đường phố. Để đối phó với sự cố, chính quyền Xô Viết đã điều động các đội y tế ở huyện bị ảnh hưởng. Teracycline đã được sử dụng cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng, các phòng bệnh đã được khử trùng và thu dọn khăn trải giường và quần áo có khả năng bị ô nhiễm. Chiến dịch kiểm tra bệnh tật của các thành viên trong gia đình đã được thực hiện.
Những người bị sốt đã được chuyển đến phòng khám đa khoa và những người bị bệnh nặng được chuyển đến Bệnh viện địa phương 40. Ngày 22/4, một ủy ban đặc biệt đã được Moscow thành lập để quản lý sự cố. Việc tiêm phòng quy mô lớn cho người dân ở huyện Chkalovskii bị ảnh hưởng cũng được chính quyền thực hiện. Tổng cộng, khoảng 80% trong số khoảng 59.000 người đủ điều kiện đã được tiêm vắc xin bệnh than STI của Liên Xô.
Có một số giả thuyết về cách bệnh than xâm nhập vào thành phố. Theo một trong số đó, nguyên nhân là do vật nuôi bị nhiễm bệnh các trường hợp tử vong do tiêu thụ thịt nhiễm độc từ khu vực.
Theo giả thuyết khác, một trong những nhân viên phòng thí nghiệm sinh học bí mật đã vô ý loại bỏ một bộ lọc ô nhiễm để bảo vệ môi trường khỏi mối đe dọa rò rỉ các chất độc hại, không chép vào sổ trực ban. Ca tiếp theo bật thiết bị, từ đó các bào tử than bắt đầu phát tán mà không bị cản trở. Cùng với gió, đám mây chết chóc bay về phía đông nam và phía nam, kết quả là những người sống ở “phố lính” 32 lân cận, cũng như công nhân của nhà máy gốm, bắt đầu bị ảnh hưởng.
Giả thuyết do sơ suất không hoàn toàn phù hợp, bởi vì bộ lọc là hai hoặc ba tầng, được tích hợp trong các hệ thống kỹ thuật. Ngay cả khi một bộ lọc bị hỏng, hai bộ lọc nữa được lắp đặt để đảm bảo an toàn hơn, vì vậy giả thuyết phá hoại có vẻ hợp lý hơn. Cũng có vẻ kỳ lạ khi các bào tử bệnh than có thể bay một quãng đường dài 50km với nồng độ cần thiết. Bình thường, càng gần nguồn nhiễm thì thương vong phải càng lớn. Nhưng trong sự cố này, mọi thứ đều ngược lại - ở “phố lính” không ai bị bệnh than!
Có một giả thuyết cho rằng đó là một vụ phá hoại. Mikhail Supotnitsky, Tiến sĩ Sinh học, người làm việc tại “phố lính”, gắn dịch bệnh tại địa phương với các điệp viên nước ngoài. Một sự thật đáng kinh ngạc, cũng khẳng định sự phá hoại đó là thời gian ủ bệnh của bệnh than xâm nhập qua đường hô hấp là 4-5 ngày. Theo các nhà khoa học, bị nhiễm bệnh than không dễ - cần ít nhất 40 nghìn bào tử để lây nhiễm cho một người.
Lần đầu tiên ở phương Tây nói về vụ Sverdlovsk là vào tháng 1/1980 trên một tạp chí ít người biết đến ở Frankfurt có tên là Possev, được xuất bản bởi một nhóm người Nga di cư. Năm 1986, Giáo sư Matthew Meselson thuộc Đại học Harvard được chấp thuận ở 4 ngày tại Moscow, nơi ông phỏng vấn một số quan chức y tế cấp cao của Liên Xô về sự bùng phát dịch bệnh.
Báo cáo của ông đồng ý với nhận định của Liên Xô rằng, vụ bùng phát là do một nhà máy chế biến thịt bị ô nhiễm, kết luận lời giải thích chính thức của Liên Xô là hoàn toàn "hợp lý và phù hợp với những gì được biết từ các tài liệu y tế và ghi chép kinh nghiệm của con người với bệnh than".
Tuy nhiên, giả thuyết các sự kiện ở Liên Xô đã bị hư cấu nghiêm trọng khi, vào tháng 10/1991, Wall Street Journal đã cử Giám đốc Văn phòng Moscow, Peter Gumbel, đến Sverdlovsk để tái điều tra.
Sau khi phỏng vấn nhiều gia đình, nhân viên bệnh viện và bác sĩ, ông được cho là đã phát hiện ra giả thuyết của Liên Xô "đầy rẫy những mâu thuẫn". Tiếp theo là sự thừa nhận vào tháng 5/1992 của Tổng thống Yeltsin, người từng là Bí thư Đảng ủy Sverdlovsk vào thời điểm vụ tai nạn rằng, KGB đã tiết lộ với ông rằng "sự phát triển quân đội là nguyên nhân".
Dựa trên những báo cáo đó, một nhóm các nhà khoa học phương Tây do Meselson dẫn đầu đã được tiếp cận khu vực này vào tháng 6/1992. Họ đã được chính quyền cung cấp danh sách 68 nạn nhân vụ việc được biết đến ở Sverdlovsk.
Bằng cách hỏi và thăm tại nhà những người thân của những người quá cố, các nhà nghiên cứu điều tra đã xác định được cả nơi các nạn nhân đã sống và nơi họ có mặt vào thời điểm có khả năng bào tử bệnh than được thả vào không khí. Khi các vị trí được vẽ trên bản đồ, những nơi mà các nạn nhân sinh sống không đưa ra được manh mối rõ ràng.
Tháng 8/2016, tạp chí Science đưa tin, nhà nghiên cứu bệnh than Paul Keim của Đại học Bắc Arizona và các đồng nghiệp đã cố gắng giải trình tự bộ gen của Bacillus anthracis từ hai mẫu lấy từ nạn nhân của vụ rò rỉ bệnh than Sverdlovsk.
Các nhà nghiên cứu Mỹ đã có thể phân lập DNA của mầm bệnh và ghép toàn bộ bộ gen của nó lại với nhau, so sánh nó với hàng trăm chủng bệnh than khác. Keim và cộng sự cho biết, họ không tìm được bất kỳ bằng chứng nào cho thấy quân đội Liên Xô đã cố gắng phát triển một chủng kháng sinh hoặc kháng vắc xin hoặc biến đổi gen theo bất kỳ cách nào.
Tháng 8/2020, cáo buộc liên quan đến chương trình vũ khí sinh học, Cục Công nghiệp và An ninh Bộ Thương mại Mỹ đã áp đặt các hạn chế trong "danh sách đen" đối với ba viện sinh học quân sự của Nga. Một trong số đó là viện Sverdlovsk (hiện hoạt động dưới tên Viện Nghiên cứu Khoa học Trung ương 48, Yekaterinburg). Tuy vậy, ngày 2/3/2021, các biện pháp trừng phạt bổ sung của Mỹ đã được áp đặt đối với viện này cùng với các viện quân sự liên quan của nó ở Kirov và Sergiev Posad.
Theo VOV
Xem thêm tin thời sự quốc tế trên VietNamNet

Vắc xin đã thay đổi lịch sử loài người như thế nào?
Nước Nga thời Nga hoàng và Liên Xô là một trong những quốc gia tiến bộ nhất về tiêm chủng và bảo vệ dân chúng trước các bệnh truyền nhiễm.
" alt=""/>Bí ẩn trận dịch bệnh than ở Sverdlovsk vào năm 1979
Trong 100 ngày đầu tiên trên cương vị Tổng thống Mỹ, ông Joe Biden đã ghi điểm ở nhiều lĩnh vực – điển hình là tiến bộ trong cuộc chiến chống Covid-19, nhưng cũng đương đầu với không ít thách thức nan giải, chẳng hạn tình trạng nhập cư bất hợp pháp. |
Tổng thống Biden trò chuyện tại một cuộc họp ở Phòng Bầu Dục, Nhà Trắng, ngày 20/4. Ảnh: Evan Vucci |
Và khi Tổng thống Biden có bài phát biểu quan trọng đầu tiên vào thứ Tư tới trước Quốc hội và toàn thể nước Mỹ, ông sẽ có thể ăn mừng một số thành công lớn trong khi đưa ra kêu gọi cho chương trình nghị sự rộng lớn hơn trong 100 ngày tiếp theo.
Nhưng quan trọng hơn những tiến bộ mà chính quyền Biden đạt được trong giải quyết các vấn đề lớn của đất nước là sự trở lại bình thường của nhiệm kỳ tổng thống trong 3 tháng đầu tiên ông cầm quyền.
Từ cách thức tổ chức công việc hàng ngày đến giảm bớt cường độ tiếp xúc của chính quyền với người dân, Tổng thống Biden đã thiết lập một giọng điệu khác hẳn với người tiền nhiệm Donald Trump. Không còn những ngày mà đêm khuya hoặc sáng tinh mơ đã xuất hiện các dòng tweet của Tổng thống thể hiện các chỉ đạo chính sách mới và các cuộc công kích trên Twitter của ông Trump nhằm vào kẻ thù định hình đối thoại chính trị .
Tờ Dallas Morning News nêu ra một số điểm nổi bật:
Lịch trình thông thường:Hầu hết các hoạt động của Nhà Trắng được lên kế hoạch và diễn ra từ thứ Hai đến thứ Sáu, với cuối tuần được nghỉ. Lịch làm việc hàng ngày của tổng thống thường kết thúc vào giữa hoặc cuối buổi chiều.
Tiếp cận lưỡng đảng:Ông Biden định kỳ gặp các nhà lập pháp của cả hai bên để thảo luận về pháp chế hiện thời và sắp tới. Trong khi ông Trump hiếm khi thảo luận với ai ngoại trừ các lãnh đạo Cộng hòa và những người ủng hộ.
Họp giao ban hàng ngày:Hàng ngày, Thư ký báo chí Jen Psaki giới thiệu tóm tắt cho các phóng viên vào giữa trưa, thường đi cùng với quan chức sẽ công bố các sáng kiến hoặc cập nhật hiện trạng của các vấn đề đang diễn ra, chẳng hạn tiêm ngừa Covid-19 hoặc tình hình nhập cư.
Chất vấn trước Quốc hội:Các quan chức nội các xuất hiện thường xuyên trước các ủy ban quốc hội. Mặc dù đảng Dân chủ kiểm soát chương trình nghị sự của cơ quan này, các buổi chất vấn như vậy là cơ hội để các nhà lập pháp Cộng hòa thúc đẩy quan điểm của họ.
Quản lý tin tức có kiểm soát:Nhà Trắng thời ông Biden đã chấm dứt cơn lũ rò rỉ gắn với Nhà Trắng thời Trump. Tổng thống chủ yếu đưa ra những tuyên bố được chuẩn bị sẵn và trả lời ngắn gọn cho những câu hỏi được đưa ra khi bắt đầu cuộc họp.
Sau 64 ngày nắm quyền, ông Biden mới có cuộc họp báo chính thức đầu tiên. Các quan chức cấp thấp hơn như Psaki trả lời các câu hỏi thường xuyên, nhưng hiệu quả khi bám sát các kịch bản đã chuẩn bị của họ.
Biện luận:Các thành viên nội các thường xuyên xuất hiện trên các mạng lưới và chương trình truyền hình cáp. Đa số các tweet của tổng thống là thực tế, hiếm có và "mang tính quy ước không thể tưởng tượng được". Vai trò của Tổng thống giảm bớt khiến nhiều nhà phê bình đặt câu hỏi về mức độ mà ông Biden tự điều hành chính quyền của mình.
Điều thú vị là, cũng như với ông Trump, những nhận xét không phù hợp dường như không tác động gì đến mức độ ủng hộ công việc của ông Biden, ít nhất là cho đến nay. Nhưng không giống người tiền nhiệm, sự tán thành chung của công chúng đối với nhiệm kỳ tổng thống của ông Biden đến nay vẫn ổn định ở mức tích cực, mặc dù người Mỹ đánh giá ông tiêu cực về vấn đề nhập cư.
Lịch sử cho thấy, 100 ngày đầu tiên nắm quyền của một tổng thống Mỹ thường cung cấp những manh mối quan trọng về phong cách làm việc của ông, đặc biệt là sự tương phản so với người tiền nhiệm. Đây cũng là khoảng thời gian mà các tân tổng thống thường gây ảnh hưởng lớn nhất, dẫn tới các thành tựu chính sách lớn nhất của họ. Nhưng nó cũng không nhất thiết báo trước sự thành công cuối cùng của họ.
Nếu một vị tổng thống may mắn, chẳng hạn như ông Biden đến thời điểm này, ông có thể kiểm soát tốt nghị trình của mình. Tổng thống thứ 46 của Mỹ rất năng nổ giải quyết một loạt các vấn đề mà ông thừa hưởng, từ các vấn đề trong nước bắt nguồn từ đại dịch Covid-19 đến các vấn đề đang nhức nhối ở Trung Đông và Viễn Đông. Quyết định của ông chấm dứt vai trò kéo dài 20 năm của người Mỹ ở Afghanistan đã khiến một số thành viên của cả hai đảng chỉ trích.
Nhưng cho đến nay, Tổng thống Biden đã thể hiện một cách tiếp cận nghiêm túc, ổn định, đảm bảo ông sẽ đưa ra các quyết định quan trọng một cách cẩn thận, sau khi cân nhắc các lựa chọn. Trong khi tiếp tục thúc đẩy nhiều cam kết khi tranh cử, Tổng thống Biden đã chứng tỏ khả năng ưu tiên. Ví dụ, mặc dù đề xuất một dự luật nhập cư sâu rộng, ông vẫn xếp nó vào vị trí mức thấp hơn trong bối cảnh đang phải vật lộn với nhiều vấn đề trước mắt.
Có thể nói, ở dấu mốc 100 ngày cầm quyền, hầu hết tín hiệu phát ra từ chính quyền Joe Biden rất tích cực.
Thanh Hảo

Ông Trump bất ngờ đưa ra lời khuyên cho Tổng thống Biden
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump hối thúc người kế nhiệm khôi phục lệnh cấm đi lại đối với một số quốc gia Hồi giáo, để giữ cho nước Mỹ an toàn trước "chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan".
" alt=""/>Những dấu ấn 100 ngày cầm quyền của ông Biden