F-Mobile B550 có thiết kế thời trang, dễ sử dụng và có các tính năng: nghe nhạc mp3, xem video rõ nét, nghe FM trực tiếp không cần tai nghe, chụp ảnh với độ phân giải cao. Máy được tích hợp 2 sim online và đèn pin siêu nhỏ.
Nhân dịp ra mắt F-Mobile B550, Công ty bán lẻ FPT cũng tung ra chương trình “Dùng thử 3 ngày – Không ưng trả lại” dành cho 100 khách hàng đầu tiên, theo đó khách hàng có thể truy cập vào đây để đăng ký dùng thử F-Mobile B550. Sau 3 ngày dùng thử, nếu mua máy khách hàng sẽ được giảm giá 10%, nếu không phù hợp khách hàng có thể trả lại.
" alt=""/>FPT cho khách hàng dùng thử 'dế' mớiTại đây, bệnh nhi được chụp cát lớp vi tính xương thái dương thấy hình ảnh khối u vị trí mặt trong chuỗi xương con. Đây là một bệnh lý hiếm gặp, có thể gây biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến chức năng nghe của trẻ nếu không được phẫu thuật điều trị kịp thời.
Bác sĩ tiến hành bóc tách vạt da ống tai ngoài và màng nhĩ, khéo léo lấy khối u ra khỏi hòm nhĩ và khôi phục lại phẫu trường. Sau một giờ phẫu thuật, khối u được lấy sạch hoàn toàn. Bệnh nhi hồi phục tốt.
Choleateatoma là loại u biểu bì sừng hóa, mềm, màu trắng ngà có thể nằm lạc chỗ trong tai giữa hoặc ở bất cứ vị trí nào trong xương thái dương.
Bác sĩ Phạm Quang Huy, chuyên gia phụ trách phẫu thuật tai của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, cho biết bệnh lý này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nặng nề, bởi chúng có khả năng ăn mòn, phá hủy các thành phần của tai giữa, xương thái dương và các cấu trúc lân cận. Do vậy, bệnh dễ gây các biến chứng nguy hiểm như ảnh hưởng đến chức năng nghe - nói, gây điếc, liệt dây thần kinh mặt, rò ống bán khuyên, thậm chí là các biến chứng nội sọ (viêm màng não, áp xe não, viêm tắc tĩnh mạch bên).
Ông Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp
Ông Đỗ Văn Sử - Phó Cục trưởng Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, ưu điểm của nguồn nhân lực của Việt Nam qua tham khảo thông tin từ các nhà đầu tư FDI là kỹ năng nghề nghiệp của người tốt nghiệp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được nâng lên.
Ở nhiều nghề, kỹ năng nghề của lao động Việt Nam đã đạt chuẩn quốc tế. Lao động qua đào tạo tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân và đã đảm nhận được các vị trí, công việc phức tạp mà trước đây phải do chuyên gia nước ngoài thực hiện; trên 80% người học tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Tuy nhiên, theo ông Sử, nhân lực của Việt Nam vẫn còn những hạn chế là chất lượng, hiệu quả đào tạo của nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa gắn bó với nhu cầu nhân lực của từng ngành, lĩnh vực cụ thể và yêu cầu của đổi mới cơ cấu kinh tế - xã hội.
Việc chuẩn bị đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 còn có những khó khăn và chưa triển khai được nhiều. Bên cạnh đó, mạng lưới cơ sở giáo dục nghề còn bất cập về phân bố giữa các vùng miền, ngành nghề, trình độ đào tạo, quy mô nhỏ.
Các chuyên gia đã cùng góp ý, thảo luận về chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp
Bà Trần Thị Lan Anh, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, điểm tích cực trong chất lượng lao động hiện nay là tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo hoặc đào tạo ngắn hạn đã giảm đi, trong khi tỷ lệ lao động được đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng đã tăng lên.
“Tuy nhiên, xét theo khu vực doanh nghiệp FDI, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo hoặc đào tạo ngắn hạn vẫn còn cao, chiếm khoảng 44%. Điều này thấy rõ việc các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam trong giai đoạn vừa qua chủ yếu để tận dụng nguồn nhân lực phổ thông giá trẻ”, bà Lan Anh nói.
Đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cũng cho rằng, lâu nay Việt Nam được biết đến là một quốc gia có lao động giá rẻ, làm dây chuyền lắp ráp. Nhưng trong Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, lợi thế này sẽ mất đi.
Thị trường lao động đòi hỏi nguồn nhân lực phải có nhiều kỹ năng khác ngoài kiến thức chuyên môn như khả năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm, kỹ năng báo cáo, trình độ tin học,…
Do đó, bà Lan Anh cho rằng, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cần phát triển mô hình gắn kết chặt chẽ giữa nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp phải tham gia từ việc xây dựng nội dung đào tạo, cử cán bộ tham gia đào tạo, tiếp nhận học viên thực tập và tuyển dụng học viên sau khi tốt nghiệp.
Bên cạnh đó, cần phát triển đào tạo nghề đạt chất lượng quốc tế để đáp ứng yêu cầu cao của doanh nghiệp trong và ngoài nước; coi trọng việc đào tạo lao động trẻ theo công nghệ mới, đồng thời đào tạo lại cho lao động có tuổi.
“Chúng ta cũng cần có cơ chế thu hút lao động có kỹ năng, tay nghề cao sau khi kết thúc hợp đồng lao động ở nước ngoài trở về làm tại doanh nghiệp trong nước”, bà Lan Anh nói.
Thời Vũ
Bộ LĐTB&XH cũng như Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp xác định việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo nói chung, nhà giáo giáo dục nghề nghiệp nói riêng là “cái gốc” của mọi sự phát triển.
" alt=""/>Việt Nam cần chuẩn bị điều kiện tốt nhất để đón cả “đại bàng” và “chim sẻ”Hi·∫øu of CyPeace chính là nickname của Ngô Minh Hiếu (Hiếu PC hay Hieupc). Anh từng được biết đến với tư cách một hacker, đứng sau một trong những hệ thống bán danh tính người dùng lớn nhất từng tồn tại.
Sau quãng thời gian chuộc lại lỗi lầm, giờ đây Hieupc đã trở về nước và trở thành một chuyên viên an ninh mạng và điều tra số tại Trung tâm Giám sát An toàn thông tin Việt Nam (NCSC).
Còn ManhNho có tên thật là Phạm Tiến Mạnh (nickname khác là Bé Mây). Đây cũng một hacker mũ trắng nổi tiếng từng được Apple vinh danh hồi tháng 3/2022.
Đáng chú ý, cả Ngô Minh Hiếu và Phạm Tiến Mạnh đều là thành viên của CyPeace (tên tiếng Việt là hoà bình không gian mạng). Đây là dự án giúp các cá nhân và doanh nghiệp tìm hiểu nguồn gốc, kiểm tra độ an toàn của các trang web, ứng dụng, dưới sự phân tích của các chuyên gia do Ngô Minh Hiếu đóng vai trò sáng lập.
Thời gian gần đây xuất hiện khá nhiều vụ rò rỉ dữ liệu người dùng Việt Nam. Khi được PV VietNamNet đặt câu hỏi về vấn đề này, chuyên gia bảo mật Ngô Minh Hiếu cho rằng, nguyên nhân chính của trình trạng này là do hệ thống bảo mật của nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở nước ta còn kém.
“Nhiều doanh nghiệp, cơ quan chủ quản dữ liệu thiếu nhận thức về mức độ nghiêm trọng của dữ liệu mà họ đang có trong server máy chủ. Điều này dẫn đến việc thiếu đầu tư vào bảo mật, an toàn thông tin”, Ngô Minh Hiếu chia sẻ.
Theo vị chuyên gia này, để tránh được lỗ hổng về con người vốn được xem là yếu nhất, các cơ quan, doanh nghiệp cần thường xuyên đào tạo, nâng cao nhận thức về vấn đề an ninh mạng cho nhân viên và thậm chí là cả ban điều hành.
Đó còn là những kiến thức về việc phân biệt và kiểm tra những đường link đáng ngờ, các email hay bài đăng twitter, tài khoản Facebook giả mạo, qua đó biết được các thủ thuật phishing (lừa đảo) của hacker để chủ động phòng tránh.
Để tăng cường khả năng bảo mật, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cũng cần duy trì đội ngũ bảo mật, thường xuyên có các chương trình bug bounty, vinh danh các hacker mũ trắng để khuyến khích họ tìm ra lỗ hổng. Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp như Cốc Cốc hay P.A Việt Nam hiện đang làm rất tốt điều này.
Trọng Đạt
" alt=""/>Hai cao thủ hacker người Việt vừa được Apple vinh danh