30 phút sau, xấp vé số hơn 100 tờ trên tay bé Lan cũng hết. Cô bé sinh năm 2008 khoe: “Con với ông ngoại bán ở ngã tư này từ 6 giờ sáng. Hôm nay, cộng cả tiền lời bán vé số và tiền người ta cho, con và ông ngoại kiếm được 400 ngàn đồng”.
7 giờ tối, trong căn phòng trọ chật hẹp cuối con hẻm nhỏ đường Đỗ Xuân Hợp, phường Phước Long B, Quận 9, ông Độ nhờ cháu gái xỏ chỉ để khâu lại chiếc áo bị rách chỗ vai. Bị mù, nhưng cụ ông khâu đường chỉ thẳng tắp. “Mắt không nhìn thấy, nhưng tôi cảm nhận được bằng tay, ý thức”, cụ ông sinh năm 1944 nói.
Ông Độ kể, năm 20 tuổi, ông bỗng nhiên bị mù, đi chữa nhiều nơi không khỏi. Vợ ông cũng bị mù như chồng. Ông bà lấy nhau, sinh lần lượt được ba người con, hai trai một gái.
Ở quê không có việc làm, nên cuộc sống khó khăn, ông bà đưa nhau vào Sài Gòn thuê phòng trọ ở đi bán vé số kiếm sống. “Ba đứa con, đứa nào cũng khó khăn, vợ chồng tôi tự lo cho nhau”, ông Độ tâm sự.
Mẹ bé Lan là con gái út của vợ chồng ông Độ. Chị lấy chồng, sinh được 4 đứa con. Bé Lan là chị cả. Bố làm nghề đi biển bữa được bữa mất, mẹ làm nghề cạo vỏ hành nên kinh tế khó khăn, từ nhỏ bé Lan không được đi học ở nhà phụ mẹ trông em, nấu cơm.
Ông Độ cho biết, lúc còn ở quê, ngoài trông em giúp mẹ, bé Lan còn đi lột vỏ củ hành kiếm tiền. “Con bé vào đi bán vé số cùng vợ chồng tôi hơn hai năm nay”, ông Độ thông tin.
![]() |
Ông Nguyễn Độ. |
Từ ngày vào ở cùng ông bà ngoại, 5 giờ 30 sáng, bé Lan dẫn ông ngoại đi bán vé số đến 2 giờ chiều mới về nhà nghỉ. Buổi tối, em đi học lớp bổ túc cấp tiểu học ở trường học gần chỗ ở. Đây là lớp học thiện nguyện, do một nhóm thầy cô đứng ra tổ chức cho những em bé có ba mẹ làm công việc bán vé số, nhặt ve chai… không đủ điều kiện cho con đến trường. “Năm nay, con bé học đến lớp 2 rồi”, cụ ông quê Ninh Thuận nói.
Bé Lan cho biết, bình quân mỗi ngày, em đi bán vé số cùng ông ngoại lời được 200-250 ngàn đồng. Những hôm may mắn, em được người đi đường cho mỗi người từ 10-50 ngàn đồng thì được nhiều hơn. Toàn bộ số tiền này, em chỉ giữ 10-20 ngàn đồng bỏ ống heo, ăn bánh còn lại thì nhờ bà ngoại giữ giúp.
“Con rể tôi đi biển biền biệt nhưng làm không bao nhiêu tiền. Con gái tôi vừa chăm con nhỏ vừa đi làm cũng không dư được bao nhiêu. Cứ 15 ngày, bé Lan gửi tiền cho mẹ nó một lần để phụ mẹ nuôi em”, ông Độ cho biết.
Đưa tay chỉ lên đôi hoa tai đang đeo, cô bé sinh năm 2008 khoe: “Đôi hoa tai này con tự góp tiền, được mẹ cho thêm một ít để mua đó cô. Con mua cũng được hơn hai tháng rồi”.
Bé Lan kể, hơn hai năm dẫn ông ngoại đi bán vé số ở khắp đường phố, em được nhiều người thương, cho tiền, nước uống, dặn: “Ai dụ đừng có đi”. Được giúp đỡ, cô bé luôn gặt đầu cảm ơn.
Một lần, Lan dẫn ông ngoại đến một quán cà phê bán vé số thì gặp một người phụ nữ lạ. Chị ta mua nước cho bé Lan uống rồi đưa cô bé ra sau quán nói chuyện. Sau khi hỏi thăm, người phụ nữ nói: "Con đi lang thang ngoài đường phố bán vé số vất vả quá. Bây giờ, con đi theo cô làm việc nhẹ nhàng nhưng có nhiều tiền gửi về cho mẹ. Con cũng sẽ được mặc đồ đẹp, ở trong phòng máy lạnh nữa", bé Lan kể.
Vì đã nhiều lần bị dụ dỗ, lại nghe nhiều lời dặn của ông bà ngoại, những người từng giúp đỡ, Lan nhất quyết từ chối. Em nhanh chóng ra nói chuyện với ông ngoại. Nghe cháu nói, ông Độ đến gặp người phụ nữ kia nhắc nhở rồi cùng cháu đi nơi khác bán. "Cô kia thấy vậy cũng sợ nên nhanh chóng bỏ đi", bé Lan nhớ lại.
Được hỏi, đi bán vé số có ngại với bạn bè không, Lan lắc đầu: “Con không ngại. Con không làm việc gì xấu cả”. Cô bé cũng cho biết, em sẽ cùng đi bán vé số một vài năm nữa rồi góp tiền đi học nghề.
Trao đổi với VietNamNet, bà Nguyễn Thị Oanh, tổ trưởng tổ 8, Khu phố 6, phường Phước Long B cho biết, vợ chồng ông Nguyễn Độ đến một khu nhà trọ thuộc tổ 8 thuê nhà ở và đi bán vé số gần 3 năm nay. Do hai ông bà bị mù, không biết chữ, hoàn cảnh khó khăn nên được địa phương tạo điều kiện, quan tâm bằng cách hàng tháng hỗ trợ gạo, đồ ăn, đăng ký tạm trú giúp.
Dịp cách ly xã hội do dịch bệnh Covid-19 vừa qua, vợ chồng ông Độ cũng được chính quyền chi trả tiền hỗ trợ tiền cho những người bán vé số trong những ngày nghỉ việc vì giãn cách xã hội. Riêng bé Lan thì được địa phương giới thiệu để tham gia lớp học bổ túc văn hóa tình thương của phường.
Trong một gia đình 3 thế hệ ở miền Tây, có nhiều người sở hữu đến 24 ngón tay, chân.
" alt=""/>Bé gái 12 tuổi đi bán vé số gửi tiền về quê cho mẹ nuôi emNgười ta thường nói, hiến máu cứu người là nghĩa cử cao đẹp nhưng với chàng trai Hoàng Công Minh (SN 1992 - Đắk Lắk), hành động này chỉ đơn giản như hạt cát nhỏ.
Minh bắt đầu hiến máu từ năm 2011, khi là sinh viên trường ĐH Tây Nguyên. Chẳng ngờ, đây là bước ngoặt lớn, thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của chàng thanh niên 9X.
Từ người vô lo, vô nghĩ, Minh biết sống tích cực hơn, mang sức lực của mình cống hiến cho cộng đồng. Tới nay, Minh đã tham gia hiến máu nhân đạo được 15 lần và anh sẽ tiếp tục hiến khi sức khỏe còn đạt yêu cầu.
![]() |
Công Minh tham gia hiến máu khi còn là sinh viên |
Minh chia sẻ: “Ban đầu, tôi xác định tham gia cho vui nhưng một lần vào bệnh viện, gặp các ca bệnh phải thoi thóp chờ nguồn máu, có người không chờ được, mãi mãi ra đi. Thực sự, tôi thấy sốc. Tôi không nghĩ cuộc đời có những số phận bất hạnh đến thế. Sau đó, tôi đi hiến máu nhiều hơn”.
Ngoài tự đi hiến máu, Công Minh còn tuyên truyền, thuyết phục bạn bè, người thân tham gia.
Năm tháng ngồi trên giảng đường, Minh quản lý CLB hiến máu của trường, nhiều thành viên CLB học bên khoa y biết nhiều ca cần máu gấp. Họ liên hệ với Minh nhờ giúp đỡ tìm người có nhóm máu phù hợp với bệnh nhân.
Năm 2013, Minh thành lập một nhóm, chuyên hiến máu khi cần, do mình điều động, phụ trách. Minh gọi vui đó là “Ngân hàng hiến máu lưu động”.
Để tiện viện quản lý, liên hệ, Minh lập danh sách các thành viên sẵn sàng hiến máu mọi lúc, mọi nơi, bao gồm: Họ tên, nhóm máu, địa chỉ, số điện thoại và 1 số tổng đài do Minh cầm. Khi cần máu, các bác sĩ, bạn bè giới thiệu cho người nhà bệnh nhân gọi vào số đó.
Sau khi xác minh thông tin bệnh nhân, Minh sẽ dò theo danh sách, huy động tình nguyện viên lên hiến. Thời gian đầu, nhóm chỉ hoạt động ở tỉnh Đắk Lắk, dần nhóm mở rộng địa bàn ra toàn bộ khu vực Tây Nguyên.
Minh chia sẻ, nhóm hiến máu lưu động của anh đã giúp đỡ được khoảng 2000 bệnh nhân trong suốt 8 năm qua.
Bất kể ngày hay đêm, chỉ cần có điện thoại của bệnh nhân, Minh nhanh chóng dò số, huy động mọi người đến bệnh viện. Nhiều ca bệnh nhờ đó, được cấp cứu kịp thời.
![]() |
Minh tham gia tổ chức trung thu cho học sinh trường tiểu học ở vùng sâu, vùng xa |
“Điều kiện tham gia nhóm hiến máu là cân nặng trên 45kg, không sử dụng các chất kích thích và hiến máu gần nhất là trên 3 tháng. Các TNV trong CLB cũng thường xuyên kiểm tra sức khỏe, giữ lối sống lành mạnh, ăn uống đủ chất để đảm bảo nguồn máu chuyển đến bệnh nhân đạt chất lượng”, Minh cho biết.
Mẹ quỳ gối cảm ơn ân nhân hiến máu cho con
Minh thừa nhận, nhóm hiến máu của anh hoạt động theo dạng tự phát, không tổ chức nào hỗ trợ. Thời điểm mới hoạt động, nhóm cũng gặp không ít trở ngại, chưa nhận được sự tin tưởng từ phía bệnh viện, kinh phí không có.
Từ ngày ra trường, Minh dành dụm những đồng lương ít ỏi của mình để duy trì nhóm.
![]() |
Nhóm hiến máu lưu động khu vực Tây Nguyên do Minh phụ trách |
Một giai đoạn, Minh cùng các thành viên tổ chức bán báo gây quỹ cho nhóm nhưng mọi người còn kiếm kế sinh nhai nên việc này phải dừng lại.
“Nhóm tôi làm phi lợi nhuận, bệnh nhân không phải trả bất cứ khoản phí nào. Tuy vậy, tình nguyện viên ở xa, khi cần huy động số lượng máu lớn, họ bắt xe đến bệnh viện, mình cũng phải lo tiền tàu xe, ăn uống cho họ nên tôi thường bỏ tiền túi ra”, Minh nói thêm.
Bố mẹ thấy anh làm vất vả, đêm hôm mưa bão nguy hiểm cũng đi xe lên bệnh viện, nhiều lần khuyên con trai từ bỏ.
“Tôi bảo bố mẹ một giọt máu con cho đi, một cuộc đời được ở lại. Dần dần, bố mẹ cũng hiểu, động viên tôi cố gắng. Tới giờ, tôi cũng cân bằng được công việc với việc điều phối máu. Các bạn trong CLB hỗ trợ nên mọi thứ dễ dàng hơn”, Minh nói.
Nhiều năm gắn bó với công việc này, Minh kể, có nhiều kỷ niệm khó phai. Anh nhớ như in người mẹ nghèo, con mắc bệnh tan máu bẩm sinh được nhóm đã giúp đỡ cách đây 1 năm.
Gia đình chị là đồng bào dân tộc thiểu số, lên bệnh viện chữa bệnh. Con chị cần truyền máu nhưng đúng lúc bệnh viện hết nhóm máu của bé. Tiền bạc trong túi gần cạn, người mẹ khốn khổ nghĩ hết hi vọng, định quay lưng đưa con về.
Một bác sĩ cho chị số của Minh nhưng chị tần ngần không gọi, vì sợ nhờ vả sẽ mất tiền. Đến lúc mọi người động viên, chị liều bấm máy.
Việc hiến máu diễn ra nhanh chóng. Đến khi xong xuôi, gặp Minh cùng các tình nguyện viên, chị dúi vào tay anh tờ tiền 100 nghìn đồng.
“Tôi trả lại chị rồi lấy bánh, sữa cho cháu bé ăn. Chẳng ngờ, chị bất ngờ quỳ xuống, cảm ơn nhóm giữa bệnh viện. Tôi chỉ biết lúng túng đỡ chị đứng dậy”, Minh kể.
![]() |
Thành viên CLB hiến máu lưu động tặng sữa cho bệnh nhi mắc bệnh về máu |
Minh chia sẻ thêm, ở khoa huyết học của Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, có nhiều bệnh nhân mắc căn bệnh tan máu bẩm sinh, đau lòng nhất, là có trường hợp cả nhà cùng bị.
Như bệnh nhân Đinh Ngọc Trường (18 tuổi), có bố và em trai cũng mắc bệnh này nhưng em trai Trường vắn số, đã qua đời.
Nhà Trường khó khăn đến mức không có tiền để đi xe khách lên bệnh viện điều trị. Trường phải vay mượn chữa bệnh. Để giảm bớt gánh nặng cho Trường, mỗi lần lên bệnh viện, Minh hỗ trợ Trường tiền đi lại, ăn uống.
![]() |
Minh và bệnh nhân Đinh Nhật Trường tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên |
Hiện nhóm của Minh cũng giúp đỡ máu cho 100 bệnh nhi mắc căn bệnh tan máu bẩm sinh. Đôi lần lòng minh chùng xuống khi hay tin bệnh nhân mình hiến máu qua đời. Gần đây nhất, một bệnh nhân bị ung thư máu giai đoạn cuối.
Nguyện vọng của họ là được truyền hai đơn vị tiểu cầu để cầm cự về đến nhà. Minh bố trí TNV đến hiến nhưng máy tách tiểu cầu bị trục trặc, chưa kịp tách thì họ mất. Nghe tin, Minh nghẹn lại, cảm giác như mất mát trong lòng.
Minh bộc bạch: "Tôi hi vọng, những đóng góp của mình và các thành viên sẽ giúp được nhiều người hơn nữa. Chúng ta được khỏe mạnh, được vui chơi là một đặc ân của cuộc đời. Tại sao không chia sẻ những đặc ân đó, để cuộc đời ý nghĩa hơn".
Là nông dân, thu nhập bấp bênh, nhưng với tấm lòng nhân ái, ông Nguyễn Duân (57 tuổi, ở thôn Thế Long, xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi) rất mê làm từ thiện.
" alt=""/>Chàng trai lập 'ngân hàng' máu lưu động ở Tây NguyênĐể đồ xôi lá nếp lên màu:
Sau khi ngâm gạo với lá nếp xay thì lấy một nước cốt lá nếp trộn cùng gạo, đảo nhanh trên chảo rồi chuyển sang vỉ hấp, gạo sẽ lên màu đẹp hơn và mùi thơm hơn
Giảm nhựa đen khi chế biến chuối xanh:
Sau khi tước vỏ ngâm ngay vào chậu nước muối pha dấm rồi chuyển qua nồi nước sôi luộc chừng 1 phút là được.
Ngâm chân gà sả quất không bị đắng:
Không thái lá chanh vào quá sớm và bỏ hạt quất.
Khi kho cá để tránh cháy đáy nồi
nên lót một lớp lá gừng dưới đáy nồi, cá vừa thơm ngon vừa không lo bị cháy
Giữ hoa quả tươi lâu hơn trong tủ lạnh:
Cho hoa quả vào túi nilon cùng 1 nắm lá trà xanh đã rửa sạch
Trữ hành tỏi, chanh ớt lâu hỏng mà không cần tủ lạnh:
Vùi vào 1 bát cát nhỏ.
Muối dưa muốn nhanh vàng đẹp:
Sử dụng nước đun sôi tưới đều lên dưa, trời nóng chỉ 1 ngày là dưa vàng đẹp
Nấu canh sườn nước trong:
Ngâm rửa sườn vài lần rồi sau đó ngâm sườn với nước muối chừng 20 phút trước khi nấu. Nấu lửa nhỏ liu riu, mở vung.
Khử mùi tai heo và chân gà:
Khi luộc cho vào nước luộc một ít rượu trắng kèm muối và gừng
Rán cá tránh bị bắn mỡ:
Cho một chút bột ngô hòa nước vào cùng cá đang rán
Tự làm tương ớt không quá cay:
Cho nhiều cà chua xay nhuyễn cùng ớt và tỏi.
Luộc ngô thơm ngọt không cần cho đường:
Khi luộc ngô lót mía ở dưới đáy nồi kèm lá nếp.
Rán thịt không bị cháy mà vẫn chín bên trong:
Luộc thịt tầm 15 phút rồi mới rán.
Để các món kho ngon hơn:
Hãy luôn dùng nước một quả dừa đun sôi cùng gia vị rồi đổ vào nồi thức ăn của bạn
Làm patê gan không bị tanh:
Phi thơm hành tỏi và nướng bánh mì khi trộn cùng thịt và gan.
Nấu canh cá thơm dậy mùi:
Đun sôi nước cùng gia vị sau đó mới thả cá vào và đun lửa to cho cá sôi nhanh trở lại.
Muốn các hoa quả xanh chín nhanh:
Đặt bên cạnh một quả chuối tiêu đã chín.
Kiểm tra độ mặn - nhạt của các món kho:
Nước đậm vị là món ăn vừa, còn nước vừa vị là món ăn bị nhạt.
Để ốc nhả bùn nhanh:
Ngâm ốc vào chậu nước bằng kim loại thay vì chậu nhựa.
Công việc nấu nướng sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều, nếu bạn chịu khó tham khảo những mẹo vặt này.
" alt=""/>Những mẹo nhỏ hữu ích khi nấu nướng