- "Thị Mai - Hành Trình Đến Việt Nam" - bộ phim kể về chuyến hành trình cười ra nước mắt của 'bộ ba ninja' người Tây Ban Nha tại Việt Nam khiến khán giả thích thú.
- "Thị Mai - Hành Trình Đến Việt Nam" - bộ phim kể về chuyến hành trình cười ra nước mắt của 'bộ ba ninja' người Tây Ban Nha tại Việt Nam khiến khán giả thích thú.
Cách 1: Sử dụng trình đơn đa nhiệm
Giống như smartphone Android, một vài dòng TV hoặc TV Box Android cũng được tích hợp trình đơn đa nhiệm. Đây chính là màn hình giúp bạn chuyển đổi qua lại giữa các ứng dụng đang chạy nhanh và dễ hơn, đồng thời hỗ trợ bạn đóng ứng dụng hoàn toàn khi cần thiết.
Từ màn hình ứng dụng đang bị lỗi hoặc từ màn hình chính của Android TV/Android TV Box, bạn bấm nút Home(hình ngôi nhà) trên điều khiển từ xa (Remote) hai lần liên tiếp để mở trình đơn Recent Apps(Ứng dụng gần đây).
![]() |
Kế đến, bạn sử dụng các phím mũi tên hướng sang trái và phải trên Remote để chọn ứng dụng bạn muốn buộc dừng.
![]() |
Tiếp theo, bạn bấm nút hình mũi tên hướng xuống trên Remote để chọn nút hình chữ X.
![]() |
Bấm nút Select, Enter, hoặc OKtrên Remote.
![]() |
Ngay lập tức, ứng dụng Android TV/Android TV Box bạn chọn sẽ tắt hoàn toàn.
Quay lại màn hình chính và mở lại ứng dụng, vấn đề bạn gặp phải đã được xử lý.
Cách 2: Sử dụng trình đơn cài đặt chính
Từ màn hình chính của TV hoặc TV Box Android, bạn bấm nút Settings(Cài đặt) hình bánh răng ở phía trên góc phải.
![]() |
Tiếp theo, bạn chọn phần Apps(Ứng dụng).
![]() |
Ở trình đơn hiện ra, bạn chọn View all apps(Xem tất cả ứng dụng).
![]() |
Tìm và chọn ứng dụng bị lỗi trong danh sách.
![]() |
Bấm nút Force close(Buộc dừng).
![]() |
Ngay lập tức, ứng dụng Android TV/Android TV Box bạn chọn sẽ tắt hoàn toàn.
Quay lại màn hình chính và mở lại ứng dụng, vấn đề bạn gặp phải đã được xử lý.
Trường hợp, cả hai cách buộc dừng ứng dụng ở trên đều không thể xử lý vấn đề, bạn cần khởi động lại Android TV hoặc Android TV Box.
Ca Tiếu(theo How-to geek)
Mùa mua sắm cuối năm là dịp để các siêu thị điện máy xả hàng với các mặt hàng điện tử, điện lạnh giảm giá sốc tới 50%, nhưng có nên mua ngay một chiếc smart TV vào lúc này?
" alt=""/>2 cách buộc dừng ứng dụng trên Android TV hoặc Android TV BoxKể từ ngày 30/9, các shipper tại TP.HCM đã tự chủ động xét nghiệm Covid-19 mẫu đơn hoặc mẫu gộp 3 ngày/lần. Kết quả xét nghiệm được tài xế gửi đến doanh nghiệp quản lý xác nhận thông tin và cập nhật lên Kho dữ liệu dùng chung của thành phố theo hướng dẫn của Sở TT&TT để liên thông dữ liệu với Công an Thành phố, Sở Công Thương và các đơn vị chức năng nhằm phối hợp trong công tác kiểm tra.
Hiện chi phí xét nghiệm do các tài xế chi trả. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cũng hỗ trợ một phần cho các shipper.
Đại diện Gojek Việt Nam cho hay, để giảm bớt gánh nặng chi phí cho các đối tác tài xế, tạo điều kiện thuận lợi cho họ tham gia cung cấp dịch vụ, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân thành phố, Gojek đang hỗ trợ miễn phí hoàn toàn hoạt động xét nghiệm nhanh cho các tài xế. Grab cũng thực hiện chương trình tặng bộ kit test nhanh cho một số shipper hoàn thành đủ chuyến xe.
Nhằm giảm bớt áp lực cho các shipper - một lực lượng quan trọng trong lưu thông hàng hóa, nhiều doanh nghiệp tiếp tục có ý kiến về việc cân nhắc ban hành quy chuẩn mới trong phòng chống dịch để tạo điều kiện cho shipper hoạt động thay vì áp dụng nhiều quy định như hiện tại, nhất là tần suất xét nghiệm.
Phía Gojek Việt Nam cho rằng: Trong bối cảnh các biện pháp giãn cách tăng cường tại TPHCM được nới lỏng và người dân nếu đã tiêm chủng hoặc là người mắc Covid-19 khỏi bệnh dưới 6 tháng, đã có thể ra đường mà không cần kết quả xét nghiệm hoặc giấy đi đường thì "yêu cầu xét nghiệm nhanh với tần suất liên tục đối với các shipper có thể không còn phù hợp với thực tiễn chống dịch, làm hạn chế hiệu quả của chuỗi cung ứng thành phố và có thể gây lãng phí xã hội", đại diện ứng dụng này nói.
Hiện nay, theo yêu cầu của các cơ quan chức năng, tất cả tài xế được phép hoạt động đều đã tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin ngừa Covid-19, một số người tiêm đủ 2 mũi. Quy định yêu cầu xét nghiệm nhanh cũng tạo áp lực cao về chi phí cho các tài xế hoặc doanh nghiệp có quy mô lớn đang trang trải chi phí xét nghiệm cho đối tác tài xế.
Do đó, doanh nghiệp này đề xuất, các cơ quan chức năng cân nhắc việc ban hành quy chuẩn áp dụng biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn TP.HCM trong tình hình mới, dựa theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về xét nghiệm nhanh tại các vùng nguy cơ, đặc biệt là với đối tượng shipper cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hoá. Theo đó giãn tần suất xét nghiệm nhanh Covid-19 dựa trên cơ sở thực tiễn, các yếu tố dịch tễ và độ phủ của vắc xin.
Duy Vũ
TP.HCM chưa điều chỉnh giãn tần suất xét nghiệm nhanh Covid-19 cho shipper. Các ứng dụng và người giao hàng vẫn phải tuân thủ xét nghiệm theo mẫu đơn hoặc gộp 3 ngày/lần.
" alt=""/>Tiếp tục kiến nghị giãn tần suất xét nghiệm cho shipper để giảm bớt gánh nặngTheo Đề án Tái cơ cấu VNPT, sẽ điều chuyển nguyên trạng 3 đơn vị gồm Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Công ty MobiFone (VMS), Bưu điện Trung ương về chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ TT&TT. Điều chuyển 3 đơn vị y tế và các trường Trung học Bưu chính viễn thông - CNTT Hà Nam, Tiền Giang, Thái Nguyên về địa phương.
Đồng thời sẽ sắp xếp lại phần còn lại của VNPT theo hướng: Các đơn vị kinh doanh, quản lý viễn thông của VNPT sẽ trở thành công ty TNHH 1 thành viên Dịch vụ viễn thông VNPT-VinaPhone để quản lý và kinh doanh dịch vụ viễn thông. Tổ chức lại các công ty, đơn vị, bộ phận quản lý, kinh doanh phần mềm, giá trị gia tăng thành VNPT-Media. Tổ chức các công ty hạ tầng mạng viễn thông trở thành Công ty TNHH 1 thành viên VNPT-Net. Tổ chức lại Công ty TNHH 1 thành viên Cáp quang FOCAL và Công ty cổ phần công nghệ công nghiệp bưu chính viễn thông VNPT-Technology thành công ty con của VNPT, phát triển kinh doanh sản phẩm phần cứng, phần mềm, công nghiệp CNTT. Sắp xếp lại Công ty TNHH 1 thành viên Tài chính Bưu điện trên cơ sở hiện trạng kinh doanh khó khăn, có thể tính phương án thoái vốn hoặc phá sản.
Đáng chú ý, 63 đơn vị viễn thông tỉnh thành sẽ trở thành chi nhánh của VNPT, quản lý khai thác mạng ngoại vi, thiết bị đầu cuối tại các điểm dịch vụ công cộng, kinh doanh hàng hóa theo hợp đồng giữa các bên (không hoạt động theo mệnh lệnh hành chính như trước mà kinh doanh bằng hợp đồng kinh tế).
Việc cơ cấu lại Tập đoàn VNPT được thực hiện theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối, không chỉ ở 78 công ty, đơn vị trực thuộc mà ngay cả 18 Ban của Tập đoàn. Sẽ đưa nhiều nhiệm vụ ở các Ban xuống các đơn vị nhằm đảm bảo tập đoàn gọn nhẹ, tập trung một số nhiệm vụ chính gồm nghiên cứu xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển thị trường và mạng lưới; tổ chức thực hiện công tác cán bộ, đào tạo nhân lực; đầu tư tài chính; tổ chức tập đoàn thực hiện nhiệm vụ pháp chế, hợp tác quốc tế, thanh tra kiểm tra, khen thưởng...
" alt=""/>Tập đoàn VNPT hoạt động theo mô hình mới từ 1/1/2015