Các tin liên quan |
Tội ác của những kẻ ngồi trên giảng đường, vì đâu? Người trẻ phạm tội dưới góc nhìn chuyên gia |
Một môn Đạo đức chưa đủ
- Thưa ông, bạo lực học đường đang rất phổ biến, chẳng hạn, chúng ta thấy rấtnhiều video clip học sinh đánh nhau ở nhiều nơi lan tràn trên mạng; nhiều người trẻđang ngồi trên giảng đường cũng phạm tội ác tày trời, ông có thể lý giải vấn đề nàykhông?
Thực chất chuyện học sinh đánh nhau thì không có gì lạ, từ cổ chí kim, từ Đôngsang Tây ở đâu cũng có. Nhưng điều lạ ở đây là việc đánh nhau rất dã man, máu me đầmđìa, xé quần xé áo…, và điều lạ hơn nữa ở đây chính là sự vô cảm của nhiều người. Córất nhiều bạn bè vây quanh không những không can ngăn mà còn cổ vũ nhiệt tình chonhững cảnh dã man đó, rồi còn thích thú quay clip để đưa lên mạng nữa, và nhiều ngườilớn đi ngang qua nhìn thấy cũng mặc kệ, không quan tâm…
Và nhiều vụ án gần đây khiến chúng ta phải rùng mình với những tội ác tày trời vìnhững lý do rất vớ vẩn của những kẻ sát thủ máu lạnh tuổi học trò…
Vì sao những người đó lại độc ác như thế hay vô cảm đến thế! Vì họ vô minh và vôhồn. Vì sao họ lại vô minh và vô hồn? Vì nhà trường, nhà nước, gia đình, xã hội vàchính họ không giúp họ có một cái đầu khai minh và một trái tim có hồn mà lẽ là mộtcon người bình thường cần phải có để có thể làm người.
Cái đầu khai minh là cái đầu có khả năng minh định được: ai là ai, cái gì là cáigì và mình là ai; minh định được: đúng-sai, phải-trái, chân-giả, thiện-ác, chính-tà,tốt-xấu, hay-dở, đáng khinh-đáng trọng, có hại-có ích,… trong mọi hành vi của mình.
![]() |
Ông Giản Tư Trung:"Vì sao những người đó lại độc ác như thế hay vô cảm đến thế? Là vì họ vô minh và vô hồn và điều này có nguồn gốc sâu xa từ giáo dục" |
Trái tim có hồn là trái tim biết rung lên trước cái đẹp (nhất là cái đẹp vô hình,cái đẹp văn hóa), biết thổn thức trước nỗi đau của người khác, biết phẫn nộ trước cáisai, cái xấu và cái ác; là trái tim có tình thương yêu và lòng trắc ẩn, có khát khaocháy bỏng để làm được những điều có ích…
Ai cũng nói thầy cô là “kỹ sư tâm hồn”. Vậy công việc của “kỹ sư tâm hồn” (chuyêngia về “hồn”) là gì? Là “tạo hồn” và “sửa hồn” cho con trẻ. Và người thầy không chỉlà “kỹ sư tâm hồn”, mà còn là “kỹ sư trí tuệ” nữa.
Công việc của “kỹ sư trí tuệ” là giúp cho người học tự khai minh, khai sáng chínhmình. Muốn giúp con trẻ có trái tim có hồn, trước hết thầy cô và cha mẹ phải có hồn,và muốn giúp con trẻ có cái đầu khai minh, trước hết thầy cô và cha mẹ phải được khaiminh.
Nếu có thể lý giải một cách ngắn gọn về tội ác và bạo lực học đường thì một phầnnhỏ là do bệnh lý, biến thái, còn phần đông là do sự vô minh và vô hồn, và sự vô minhvà vô hồn này có nguồn gốc sâu xa từ giáo dục. Còn sự xuống cấp nghiêm trọng của giáodục lại bắt nguồn từ những nguyên nhân sâu xa khác.
- Thưa ông, việc những kẻ ngồi trên giảng đường phạm tội có phải do vấn đề dạykĩ năng sống và môn đạo đức chưa được quan tâm, chú trọng đúng mức?
Như chúng ta đã nói ở trên, vô cảm và vô hồn mới là căn nguyên của tội ác, và đểgiải quyết vấn nạn tội ác học đường hiện nay thì không chỉ dựa vào mấy tiết học củamôn đạo đức hay mấy buổi giảng về kỹ năng sống được, vì đây cũng là mục tiêu mà tấtcả các môn học cần phải hướng đến và là sứ mệnh của cả nền giáo dục.
Mục tiêu của giáo dục là tạo ra con người tự do, con người khai minh, con người cóhồn. Vậy thì cần đặt lại vấn đề là cần phải học gì, học như thế nào, học trong baolâu để có thể tạo ra những con người như thế. Từ đó phải thiết kế lại toàn bộ chươngtrình học gồm những lớp nào, cấp nào, mỗi lớp, mỗi cấp như thế cần học những môn gì,không nên học môn gì, và mỗi môn như vầy sẽ có mục tiêu, nội dung và cách thức rasao…
Nếu không làm rõ như vầy, cứ mỗi lần xảy ra chuyện gì, đụng đến cái gì thì lại bảolà cần chú trọng dạy cái đó. Môn đạo đức hay kỹ năng sống thì cũng chỉ là một trongvô số môn học để đạt được mục tiêu giáo dục mà thôi. Muốn đạt được mục tiêu của giáodục thì cần chú trọng nhiều môn, chứ không riêng gì môn này. Nhưng ngay cả môn đạođức hay môn kỹ năng sống hiện nay cũng có rất nhiều vấn đề, cả về mục tiêu, nội dunglẫn phương pháp.
Còn với những môn khác, chẳng hạn như học toán thì có vẻ như người ta muốn họcsinh trở thành nhà toán học, học lý thì muốn học sinh trở thành nhà lý học, học vănthì muốn học sinh trở thành nhà văn… Vì sao vậy?
Vì khi biên soạn chương trình môn học thì các nhà chuyên môn (về toán, về lý, vềvăn..) có vai trò quyết định, nhưng lại thiếu vắng vai trò thực sự của các nhà giáodục học nhằm biến những môn học chuyên ngành này thành những môn học có mục đích họcđể làm người, chứ không phải học để làm nghề.
Như vậy, việc hình thành con người cần có một quá trình gồm bao nhiêu thời gian,bao nhiêu cấp học, bao nhiêu môn học,… một môn Đạo đức duy nhất thì không thể dạythành một con người được. Gần đây nhiều nơi hô hào dạy kĩ năng sống cho học sinh, cáinày cũng tốt, nhưng chỉ là hoa lá cành thôi, còn cái gốc là những giá trị nền tảngthì lại chưa chú trọng. Nếu chỉ lo học những kỹ năng, kỹ xảo, những thủ thuật, mẹovặt… mà không học cái căn cơ, nền tảng để tạo nên một con người thì mọi thứ sẽ vẫnnhư cũ thậm chí sẽ còn tệ hơn.
Nhiều SV là sản phẩm của nền GD đầy lỗi....
- Bản thân những người gây ra tội ác này lại đều là những SV có học thức. Theoông những chủ nhân tương lai của đất nước cần làm gì để làm chủ bản thân, để không điđến những lối sống tha hóa, mất nhân cách, cầm thú như vậy?
Ba “cỗ máy” quan trọng nhất giúp hình thành nên con người là gia đình, nhà trườngvà xã hội. Nếu những “cỗ máy” này mà tốt thì sẽ tạo ra vô số sản phẩm tốt, và ngượclại, nếu những “cỗ máy” này có vấn đề thì sẽ tạo ra những sản phẩm đầy lỗi, đầykhuyết tật, cả về trí tuệ lẫn tâm hồn. Và nhiều sinh viên hiện nay là sản phẩm củanền giáo dục đầy lỗi. Vì vậy, vấn đề hiện nay là bản thân mỗi sinh viên cần nhìn nhậncho đúng về mình, rằng mình là một sản phẩm đầy lỗi hay là một sản phẩm ngon lành.
Nếu mình là sản phẩm ngon lành và mình biết rõ điều đó thì quả là tuyệt vời. Nhưngnếu mình là một sản phẩm đầy lỗi, và mình cũng biết rõ điều này thì cũng không tệ, vìkhi mình biết rõ mình là sản phẩm lỗi thì mình sẽ tìm cách sửa “lỗi” và cải tạo mình.Còn nếu mình thực sự là một sản phẩm đầy lỗi nhưng mình lại không hề nhận ra điều đómà cứ tưởng rằng mình rất ngon lành thì đó là điều tệ hại.
Tôi cho rằng, sinh viên là người lớn (khác với học sinh, còn trẻ con), nên cho dùthế nào thì những người có chút ý thức sẽ biết “đi tìm chính mình” và sẽ “tìm rachính mình”, và hơn nữa biết còn biết làm thế nào để “làm ra chính mình”. Và có 2phương tiện quan trọng nhất để “tìm ra chính mình” và “làm ra chính mình”, đó là,“túi văn hóa” (đầu khai minh và tim có hồn) và “túi chuyên môn” (đầu giỏi nghề và timyêu nghề), hay nói nói một cách văn vẻ hơn là cần trang bị cho mình 2 năng lực là“năng lực làm người” và “năng lực làm nghề”.
Khi có túi văn hóa và túi chuyên môn thì mình sẽ tạo ra nhiều giá trị, và khi tạora giá trị thì tự khắc “túi tiền” và “túi danh” (danh phận, danh hiệu, danh vọng…) sẽđến. Còn nếu chỉ xăm xăm vào “túi tiền”, “túi danh” và “túi bằng” (bằng cấp, học hàm,học vị) nhưng lại không có “túi văn hóa” và “túi chuyên môn” thì tại họa sẽ ập xuốngđầu mình bất cứ lúc nào, mình cũng sẽ dễ dàng gây ra tai họa hay thị phi cho ngườikhác và cho xã hội.
- Vậy nếu có một cuộc cải cách GD toàn diện để tạo ra những con người có cáiđầu khai minh và trái tim có hồn như ông nói thì theo ông cần phải làm gì và bắt đầutừ đâu?
Hiện nay cả nước đã thấy nền GD chưa tương xứng và đang chủ trương đổi mới căn bảnvà toàn diện nền giáo dục. Nếu chỉ xét việc cải cách giáo dục theo tôi có 2 vấn đềtiên quyết là cải cách về triết lý GD và cải cách về guồng máy GD.
Để cải cách về triết lý GD thì cần phải định nghĩa lại GD, đó là trả lời đầy đủ,rõ ràng và thuyết phục 3 câu hỏi Thế nào là con người? Chúng ta muốn tạo ra những conngười như thế nào? Làm thế nào để tạo những con người như thế? Chúng ta không thể đổimới GD nếu không làm rõ thứ giáo dục mới đó là gì, và cần hiểu rằng, giáo dục là mộtcông cụ để tạo ra con người tự do, con người khai minh, chứ không phải là công cụ đểtạo ra con người công cụ.
Để cải cách về “guồng máy giáo dục” thì phải định nghĩa lại vai trò của 5 chủ thểthen chốt trong một hệ thống giáo dục gồm nhà nước - nhà trường - nhà giáo - gia đìnhvà người học.
Hiện tại nhà nước đang không làm nhiều việc vốn dĩ thuộc vai trò của mình, mà lạiđi làm thay rất nhiều việc thuộc vai trò của 4 “nhà” còn lại (có nên làm chuyện tuyểnsinh không, lo chuyện thi cử không, làm chuyện biên soạn sách không…công việc của nhànước là giám sát hay làm thay và ai sẽ là người lo cái chuyện 50 năm nữa nền giáo dụccủa ta sẽ ra sao...)
Nhà trường và nhà giáo cũng tương tự, bỏ qua rất nhiều sứ mệnh cơ bản của mình vàlàm thay công việc của học sinh và phụ huynh (dạy là để giúp cho học sinh học, làgiúp người học tự khai minh, chứ không phải là cố nhét vào đầu học sinh những thứ chỉđể thi…), còn việc vốn dĩ là của mình là giáo trình hay thi cử thì lại không được tựchủ vì nhà nước đã làm thay.
Gia đình thay vì giúp con trở thành chính nó thì lại bắt con trở thành chínhmình…Vì vậy mỗi chủ thể then chốt trong guồng máy giáo dục hãy quay về đúng vai tròvốn dĩ của mình và trả lại những vai trò không phải của mình cho các chủ thể khác.
Tất nhiên, để thực hiện được 2 chuyện tiên quyết nói trên thì không chỉ dựa vàongành giáo dục mà còn phải xuất phát từ tâm nguyện và quyết sách quốc gia của giớilãnh đạo tối cao. Nhưng nếu không giải quyết những chuyện tiên quyết này mà cứ đi vàonhững chuyện cụ thể như, hôm nay bàn chuyện sách giáo khoa, ngày mai bàn chuyện thitốt nghiệp, ngày kia bàn chuyện tuyển sinh, chuyện giáo viên… thì chỉ bàn mãi màkhông giải quyết được căn cơ vấn đề nào cả, hoặc càng giải quyết càng rối, càng tệ…vìchúng ta đang đi theo “quy trình ngược”.
- Cảm ơn ông!
![]() |
Các tin liên quan |
Clip 'Thần đồng Việt' phát biểu gây sốc |
![]() |
Thần đồng Đỗ Nhật Nam |
Đỗ Nhật Nam là một gương mặt không mấy xa lạ trên truyền hình. Em từng là MC cácchương trình "Chúc bé ngủ ngon"nổi tiếng với các em nhỏ trên VTV3, "Quảchuông nhỏ", "Trò chuyện cùng bé"… Năm 7 tuổi, Đỗ Nhật Nam được công nhậnlà dịch giả nhỏ tuổi nhất Việt Nam. Năm 11 tuổi, cậu giành thêm một kỷ lục mới ‘Ngườiviết tự truyện nhỏ nhất Việt Nam’. Cậu bé có khả năng tiếng Anh hiếm có này cũng vừacho ra mắt cuốn sách ‘Tớ đã học tiếng Anh như thế nào?’.
Cùng với một số cuốn sách đã được xuất bản, tần suất xuất hiện trên truyền hìnhtương đối dày, Nhật Nam còn sở hữu rất nhiều chứng chỉ tiếng Anh chuẩn quốc tế như:Starters, Movers của ĐH Cambridge, TOEIC 940/990, IELTS 6.5/9.0.
Không ai có thể phủ nhận được tài năng của cậu bé 12 tuổi, tuy nhiên mới đây mộtclip phỏng vấn Nhật Nam do báo Tuổi Trẻ TP.HCMthực hiện đã khiến nhiều ngườikhông mấy hài lòng về cách trả lời phỏng vấn, những suy nghĩ già dặn quá mức, đặcbiệt là tuyên bố ‘truyện tranh là con sâu đục khoét tâm hồn’ của em.
Ngay từ đầu cuộc phỏng vấn, Nhật Nam đã tỏ ra hết sức tự tin, dạn dĩ trước nhữngcâu hỏi của phóng viên, thể hiện rất rõ "phong thái" người lớn qua những cái gật đầu,lắc đầu, nụ cười, ngôn ngữ cơ thể.
Chỉ trong cuộc trò chuyện khoảng 10 phút, có thể nói cậu bé đã khiến người xemkinh ngạc trước cách trả lời khôn khéo, cách dùng từ chuyên nghiệp, mạnh mẽ, dứtkhoát – cách nói chuyện chưa từng thấy ở một cậu bé 12 tuổi cùng lứa. Nhật Nam khôngchia sẻ về sở thích cá nhân như những đứa trẻ khác, mà cậu nói về ngôn ngữ, quốc gia,dân tộc, về việc đọc sách bằng những câu từ được cho là khá "đao to búa lớn" và cóthể khiến những đứa trẻ khác bằng tuổi em nghe mà không thể hiểu.
Chia sẻ về mơ ước, dự định trong tương lai, cậu bé 12 tuổi cho biết ‘muốn học ĐHStanford, làm giáo sư ở bên đó, sau đó quay trở về Việt Nam. Có thể em sẽ giảng dạyhoặc làm việc cho Viện Mật mã… Em sẽ cố gắng học Tin học để sau này trở thành Giáo sưTin học đầu tiên”.
Vì sao "thần đồng" bị "ném đá"?
Đặc biệt, trong số những chia sẻ của mình, Nhật Nam đã khiến nhiều người bất ngờkhi nói rằng: "Em không đọc truyện tranh vì mẹ em nói truyện tranh là con sâu đụckhoét tâm hồn".
Tâm sự này của cậu bé đã khiến rất nhiều người, đặc biệt là những người trẻ -những người đã có những kỷ niệm tuổi thơ đẹp nhờ truyện tranh – tỏ ra khó chịu, khôngđồng tình. Thành viên Misuzu nhận xét: “Giọng của em ấy… làm mình khó chịu. Vàkhi em ấy nói truyện tranh là "con sâu đục phá tâm hồn" thì mình thấy rất khó chịu.Công nhận em ấy giỏi thật, nhưng cách em ấy trả lời thì... không được tí nào!” Bìnhluận này đã nhận được khá nhiều ‘like’ của các thành viên khác.
Nhiều bạn đọc tỏ ra ‘thương cảm’, ‘tội nghiệp’ khi cho rằng cậu bé đã đánh mất đisự hồn nhiên, ngây thơ cũng như những sở thích của một đứa trẻ bình thường. “Một ôngcụ non, hỏng tuổi thơ của bé”, “Trẻ con mà không biết Doreamon là gì, nghĩ cũngbuồn!”, “già trước tuổi”… là ý kiến chung của nhiều người khi xem xong clip phỏng vấnNhật Nam.
Thậm chí, một facebooker xưng là sinh viên báo chí đã gửi cả một bức thư dài choNhật Nam để bày tỏ bức xúc. “Một người bạn của tôi từng nói với tôi một câu như thếnày: '"to be old and wise, you must be young and stupid". Điều đó có nghĩa là,với một người giỏi như em thì chắc tôi không cần dịch, nhưng tôi vẫn muốn sử dụng cáivốn tiếng Anh hạn hẹp của mình để biên nó ra thành thứ tiếng mẹ đẻ mà tôi vẫn luôndùng: "Để trưởng thành và khôn ngoan, đầu tiên phải thơ dại và ngốc nghếch".
Tương lai, có thể em sẽ trở thành một nhà khoa học hàng đầu Việt Nam, một nhà khoahọc vĩ đại của thế giới. Nhưng điều đầu tiên là em hãy tập cách khiêm tốn và bước lạinhững bước đầu tiên của hành trình đời người đi. Đừng tập nhảy trước khi tập chạy,đừng tập chạy trước khi tập đi, và đừng tập đi trước khi tập đứng. Em càng vội, khivấp ngã em sẽ càng đau".
Tuy nhiên, trước những bình luận ‘ném đá’ dành cho cậu bé 12 tuổi, vẫn có nhiềungười cho rằng Nhật Nam ‘chẳng có tội tình gì khi già dặn, chín chắn hơn tuổi’. Độcgiả Puka Chan nói: "Vì sao mọi người thích cố định, ở cái tuổi ấy phải đọc Doreamon, chơi thả diều, đồ hàng để giữ hồn nhiên trong sáng". Một số thành viên lêntiếng phản đối việc bao nhiêu người trưởng thành chỉ trích một thằng bé 12 tuổi chỉqua một vài phút video mà chưa hề tiếp xúc với Nhật Nam ngoài đời.
"Bật" lại bức tâm thư của sinh viên báo chí gửi cho Nhật Nam, một bạn đọc khác cónick name Castor đã viết một bức thư khác gửi cho sinh viên báo chí này, trongđó đưa ra những lý lẽ bảo vệ cậu bé. Castor cho rằng ‘một thần đồng thì nên có bắtđầu không giống người thường’ và những chỉ trích nặng lời của sinh viên này chỉ là ýkiến chủ quan.
“Không thể áp đặt cuộc đời mình với người khác - chúng ta đâu thể đi đôi giày củangười khác hay ngược lại. Lên facebook toàn thấy nói về em ấy như điều gì đáng sợ lắmvậy. Rồi lại bảo em hão huyền với ước mơ du hành vũ trụ . Đừng nghe những người khôngdám nghĩ ấy nhé. Chị chỉ thấy buồn cho đại đa số con người lớn sớm mà lại chọn nhữnglời như vậy để nói với trẻ con”- Castor viết.