Lái xe theo thói quen thường ngày cộng với việc thiếu kiến thức khi chăm sóc xe dẫn đến việc xế yêu của bạn rất dễ bị hư hỏng. Dưới đây là tổng hợp về một số thói quen khiến ô tô nhanh hỏng của nhiều tài xế Việt.Thói quen nhiều người mắc phải khi đổ xăng khiến ôtô dễ dàng cháy nổ
8 thói quen tưởng tốt, nhưng là nguyên nhân khiến ô tô nhanh “tã“
1. Rửa xe sai quy cách
Khi tự rửa xe tại nhà mọi người hay có thói quen sử dụng dầu gội đầu, nước rửa chén. Tuy nhiên, các chất này có chứa nồng độ xút cao hơn dung dịch rửa xe ô tô chuyên dụng (rất dễ gây ăn da, có tính nhờn, làm bục vải, giấy...). Chúng dễ làm ăn mòn, bong tróc lớp sơn trên ô tô, xe máy, khiến xe nhanh bạc màu và cũ hơn.
2. Bơm hơi xe quá căng
Một số tài xế có quan niệm sai lầm rằng bơm lốp xe càng căng sẽ càng tốt cho xe hơn. Tuy nhiên khi làm như vậy lực ma sát của mặt đường và lốp sẽ giảm xuống, những trường hợp cần phải thắng gấp sẽ rất dễ làm xe bị trượt đi.
Ngoài ra, những ngày nắng nóng, nhiệt độ của mặt đường cao cùng với ma sát lớn tạo ra lúc di chuyển sẽ làm lốp nóng lên nhanh chóng. Không khí nóng lên, tạo một áp suất lớn lên trên lốp. Nếu lốp cũ thì nổ lốp là chuyện hoàn toàn có thể xảy, nguy cơ tai nạn rất cao, ảnh hưởng đến tính mạng tài xế.
Các nhà sản xuất khuyến cáo có thể bơm căng hơn mức tiêu chuẩn đến 0,2 – 0,5kg/cm2 để giúp tiết kiệm nhiên liệu cũng như đảm bảo an toàn khi lái xe.
3. Phun nước ở áp suất cao khi rửa động cơ
Khoang động cơ được che đậy bằng nắp capô nhưng sau một thời gian sử dụng, động cơ cùng nhiều bộ phận khác sẽ bị bám bụi, dầu mỡ làm giảm hiệu quả thoát nhiệt.
Một số chủ xe thường tự tay làm sạch khoang động cơ bằng cách thường dùng vòi phun nước xịt mạnh vào khoang động cơ. Việc làm này giúp nhanh chống loại bỏ bụi bẩn nhưng có thể ảnh hưởng đến các mối điện. Nước có thể xâm nhập vào các mối nối điện gây hiện tượng chập điện.
Theo lời khuyên của các chuyên gia, để đảm bảo an toàn trước khi rửa khoang động cơ nên dùng các loại băng keo chống thấm nước bọc các mối điện. Thay vì xịt nước, nên sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng làm sạch từng ngóc ngách các chi tiết của máy cũng như các bộ phận khác.
4. Không thay dầu nhớt định kỳ
Dầu nhớt bảo vệ và giúp cho động cơ hoạt động lâu bền và hiệu quả. Giúp bôi trơn cho các chi tiết kim loại chuyển động trong động cơ, giúp giải nhiệt, chống ăn mòn và làm sạch động cơ.
Trong quá trình sử dụng dầu nhớt sẽ bị biến chất do nhiệt (ôxi hoá, nhiệt phân), do tạp nhiễm (bụi, nước, nhiên liệu) và do phụ gia bị tiêu hao nên sau một thời gian sẽ không còn đảm bảo tính năng bôi trơn và bảo vệ.
Nếu không thay dầu nhớt định kì khiến động cơ bị mài mòn và nhanh chóng giảm công suất vận hành. Vì vậy, cần phải theo dõi và thay dầu nhớt định kì để đảm bảo động cơ hoạt động trơn tru và hiệu quả.
5. Dùng điều hòa sai quy cách
Nội thất ô tô thường được thiết kế bằng nhựa và gắn kết bằng các loại ron bằng nhựa. Còn khung xe được làm bằng vật liệu thép chịu lực. Vì vậy, khi đậu xe dưới trời nắng, cửa kính đóng kín, toàn bộ cabin của xe như một nồi áp suất thu nhỏ.
Tài xế thường hay có thói quen bật điều hòa hết công suất khi bước vào ô tô. Sai lầm này làm giảm đi rất nhiều độ hiệu quả của điều hòa ô tô. Đồng thời tự đặt sức khỏe bản thân vào tình huống nguy hiểm vì việc thay đổi đột ngột nhiệt độ.
Các chuyên gia khuyến cáo, nên mở hết cửa, hạ kính ô tô xuống một vài phút trước khi mở điều hòa. Điều này giúp hạ nhiệt và tiết kiệm chi phí khi sử dụng điều hòa.
6. Phớt lờ những dấu hiệu cảnh báo
Bất kỳ những rung động lạ, tiếng rít liên tục, va đập thường xuyên hay những triệu chứng bất thường khác đều phải được kiểm tra ngay lập tức.
Người lái có thể không nhận thấy bất cứ vấn đề gì, nhưng càng để lâu hơn sẽ gặp phải nhiều rắc rối nếu chẳng may một bộ phận nào đó đột nhiên bị hỏng, xe sẽ mắc kẹt trên đường.
7. Chở đồ quá nặng
Thường xuyên chở quá tải khiến động cơ phải làm việc ở trạng thái căng nhất, sinh ra nhiều nhiệt, ma sát dù xe di chuyển ở tốc độ thấp hơn tính toán, dẫn đến khả năng tản nhiệt khó đáp ứng với điều kiện làm việc của động cơ.
Chưa kể việc chở quá nặng còn khiến động cơ bị gằn, tiêu hao nhiều nhiên liệu cũng như bộ côn luôn phải chạy quá tải, sẽ khiến cho các chi tiết này sớm phải thay thế.
(Theo cafeauto)

Những thói quen dễ gây hại cho phanh ô tô
Nhiều chủ xe tại Việt Nam có thói quen về số P, tắt máy sau đó mới kéo phanh tay, việc này dễ dẫn đến hỏng cơ cấu bánh răng cóc bên trong hộp số.
" alt=""/>Những thói quen phổ biến khiến ô tô nhanh hỏng của người Việt
 trên địa bàn tỉnh Bình Phước.</p><p><strong>Hoàn thành xây dựng Chính quyền số Bình Phước vào năm 2030</strong></p><p>Cũng theo kế hoạch này, các mục tiêu hướng tới của địa phương này đến năm 2025 còn có: Internet băng thông rộng phủ 100% các xã, phường, thị trấn; năng suất lao động tăng bình quân trên 7%/năm; và cơ bản hoàn thành nhiệm vụ chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội.</p><p>Đến năm 2030, các mục tiêu được Bình Phước đặt ra gồm có: phủ sóng mạng di động 5G toàn tỉnh; người dân được truy cập Internet băng thông rộng tốc độ cao với chi phí thấp.</p><p>Cùng với đó, năng suất lao động tăng bình quân khoảng 7,5%/năm, kinh tế số chiếm trên 30% GRDP của tỉnh và việc xây dựng Chính quyền số của Bình Phước sẽ hoàn thành vào năm 2030.</p><p>Kế hoạch xác định tầm nhìn đến năm 2045 tỉnh Bình Phước có năng suất lao động cao, đủ năng lực làm chủ và áp dụng công nghệ hiện đại trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh.</p><table><tbody><tr><td><center><img class=)
Bình Phước mới đây đã chính thức đưa vào vận hành Trung tâm điều hành thông minh, nền tảng cốt lõi cho lộ trình xây dựng chính quyền điện tử của tỉnh. |
Thời gian qua, Bình Phước đã có nhiều động thái thể hiện quyết tâm tạo bứt phát trong lĩnh vực TT&TT để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trước đó, ngày 15/7/2019, UBND tỉnh Bình Phước và Bộ TT&TT đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác phát triển TT&TT. Với sự hỗ trợ của Bộ TT&TT, hơn 1 năm vừa qua, nhiều nội dung công việc đã được Bình Phước triển khai tích cực, hiệu quả.
Đặc biệt, trong kết luận hội nghị trực tuyến ngày 26/8 của Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử với các Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao việc Bình Phước đã chi hơn 1% từ ngân sách nhà nước cho CNTT, coi đây là minh chứng cho một cách làm mới trong triển khai chính phủ số, chuyển đổi số, đó là: dành tỷ lệ chi thích đáng từ ngân sách nhà nước cho CNTT để bảo đảm ngưỡng đầu tư phát huy hiệu quả.
Tám nội dung trọng tâm
Theo kế hoạch 236 mới ban hành, 8 nội dung sẽ được Bình Phước tập trung triển khai thời gian tới là: Đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội; Hoàn thiện các thể chế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0 và chuyển đổi số; Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu;
Phát triển và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia; Phát triển nguồn nhân lực thích ứng với yêu cầu cuộc CMCN 4.0; Chính sách phát triển các ngành và công nghệ ưu tiên; Đẩy mạnh hội nhập quốc tế; Triển khai chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.
 |
Để phát triển nguồn nhân lực thích ứng với yêu cầu của CMCN 4.0, UBND tỉnh Bình Phước giao Sở TT&TT phổ cập kỹ năng số, kỹ năng đảm bảo an toàn thông tin mạng cho người dân (Ảnh minh họa) |
Với mỗi nội dung trên, UBND tỉnh Bình Phước đều có phân công cụ thể nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị.
Cụ thể, về phát triển cơ sở hạ tầng trọng yếu, Sở TT&TT Bình Phước sẽ chủ trì triển khai băng thông rộng chất lượng cao trên phạm vi toàn tỉnh; xây dựng, kết nối đồng bộ và thống nhất trung tâm dữ liệu của địa phương với hệ thống trung tâm dữ liệu của vùng, quốc gia; đầu tư trang bị các hệ thống thiết bị thu thập, lưu trữ, xử lý, bảo vệ dữ liệu công; đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật các ngành, lĩnh vực quan trọng, thiết yếu đặc biệt là hạ tầng năng lượng và giao thông…
Sở KH&CN Bình Phước phải tăng cường đầu tư nâng cao năng lực nghiên cứu kết hợp phát triển các doanh nghiệp công nghệ; tiếp tục thực hiện các chương trình KH&CN đã được Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh phê duyệt; khuyến khích thành lập các tổ chức trung gian của thị trường KH&CN dựa trên nền tảng số, Internet và không gian mạng…
Để phát triển nguồn nhân lực thích ứng với yêu cầu của CMCN 4.0, UBND tỉnh Bình Phước giao Sở TT&TT phổ cập kỹ năng số, kỹ năng đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng cho người dân. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, xây dựng văn hóa số trong cộng đồng.
Sở TT&TT còn chủ trì, phối hợp với Sở GD&ĐT và các bộ, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh để tổ chức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin, an ninh mạng đáp ứng yêu cầu của cuộc CMCN 4.0.
Sở GD&ĐT Bình Phước sẽ chủ trì, phối hợp với Sở TT&TT, Sở LĐTB&XH và các sở, ngành, địa phương liên quan tiến hành rà soát tổng thể, đổi mới nội dung và chương trình giáo dục, đào tạo theo hướng phát triển năng lực tiếp cận, tư duy sáng tạo và khả năng thích ứng với môi trường công nghệ liên tục thay đổi và phát triển; đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề để tạo ra nguồn nhân lực có khả năng thích ứng với môi trường công nghệ liên tục thay đổi và phát triển; khuyến khích các mô hình giáo dục, đào tạo dựa trên nền tảng số…
Tại hội nghị trực tuyến ngày 26/8 của Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử với các Ban chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử các bộ, ngành, địa phương, đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Bình Phước đã chia sẻ 4 bài học kinh nghiệm của tỉnh trong thúc đẩy, cải thiện mức độ ứng dụng CNTT, phát triển Chính phủ điện tử:
- Bám sát chủ trương, đường lối và kiến trúc tổng thể của Chính phủ điện tử quốc gia để cụ thể hoá trong điều kiện thực tiễn của Bình Phước;
- Đề cao vai trò của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong tỉnh chỉ đạo, điều hành lĩnh vực ứng dụng CNTT. Nơi nào người đứng đầu vào cuộc thật sự thì nơi đó có kết quả cao;
- Chọn đúng khâu đột phá trong cải cách hành chính, lấy cải cách thủ tục hành chính làm nhiệm vụ trọng tâm, đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến;
- Đầu tư hợp lý ngân sách nhà nước cho ứng dụng CNTT, xây dựng Chính quyền điện tử." alt=""/>Kinh tế số sẽ chiếm 18% GRDP của Bình Phước vào 2025