
Mới đây, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, mã chứng khoán: HVN) công bố báo cáo tài chính bán niên được kiểm toán bởi KPMG. Trong đó, doanh thu thuần đạt 52.561 tỷ đồng, giảm nhẹ so với mức 52.594 tỷ đồng trong báo cáo tự lập trước đó.
Lợi nhuận sau thuế hợp nhất cũng đạt gần 5.402 tỷ đồng, giảm 74 tỷ so với mức 5.476 tỷ trên báo cáo tự lập. Cùng kỳ năm ngoái, hãng báo lỗ 1.386 tỷ đồng.
Theo giải trình từ phía Vietnam Airlines, lợi nhuận sau thuế tăng mạnh trong 6 tháng qua chủ yếu là do tổng doanh thu và thu nhập khác của công ty mẹ tăng hơn 8.368 tỷ đồng, tương ứng tăng 25% so với cùng kỳ.
Đà tăng này chủ yếu đến từ doanh thu cung cấp dịch vụ tăng và hãng đã khôi phục lại toàn bộ mạng bay nội địa, hầu hết các đường bay quốc tế đã được khai thác cũng như mở thêm các đường bay mới.
Bên cạnh đó, tổng chi phí công ty mẹ tăng 5.924 tỷ đồng, tương ứng tăng 17,1% so với cùng kỳ. Trong đó, chi phí giá vốn và chi phí tài chính tăng mạnh do ảnh hưởng của tỷ giá và lãi suất.
Trong 6 tháng năm nay, lãi gộp về cung cấp dịch vụ của công ty mẹ đạt hơn 5.347 tỷ đồng, lỗ sau thuế giảm hơn 2.442 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.
Kết quả kinh doanh của Vietnam Airlines tăng mạnh so với số lỗ cùng kỳ năm trước chủ yếu do công ty mẹ và các công ty con đều kinh doanh có lãi. Trong 6 tháng năm nay, tổng công ty ghi nhận thu nhập khác hợp nhất tăng mạnh do Pacific Airlines được đối tác xóa nợ theo thỏa thuận trả máy bay.
Giải trình biện pháp, lộ trình khắc phục tình trạng cổ phiếu HVN bị kiểm soát, Vietnam Airlines cho biết đã hoàn thành Đề án cơ cấu lại tổng công ty giai đoạn 2021-2025 và đã báo cáo cổ đông và cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt.
Tại đề án, trong năm 2024-2025, Vietnam Airlines sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp để khắc phục tình trạng âm vốn chủ sở hữu hợp nhất như thực hiện đồng bộ các giải pháp để tăng cường thích nghi và kinh doanh có lãi; tái cơ cấu tài sản và danh mục đầu tư tài chính để gia tăng thu nhập, dòng tiền.
Tuy nhiên, tại báo cáo, đơn vị kiểm toán KPMG nêu một trong các vấn đề nhấn mạnh là tại ngày 30/6, nợ ngắn hạn của Vietnam Airlines vượt quá tài sản ngắn hạn với số tiền là 40.787 tỷ đồng, khoản phải trả đã quá hạn là 13.351 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu âm 11.633 tỷ đồng.
Như vậy, khả năng hoạt động liên tục của tổng công ty và các công ty con sẽ phụ thuộc chủ yếu vào việc được gia hạn thanh toán các khoản vay từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng và các khoản phải trả cho nhà cung cấp và bên cho thuê, cũng như khả năng thành công của đề án tái cơ cấu hiện đang được các cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
" alt=""/>Vietnam Airlines vẫn còn 13.351 tỷ đồng nợ phải trả quá hạn chưa thanh toánCán bộ, nhân viên Đại sứ quán, đại diện bà con kiều bào Việt Nam tại Nhật Bản đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân tại sân bay Haneda (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN).
Theo đặc phái viên TTXVN, đúng 19h10 giờ địa phương (17h10 giờ Hà Nội) ngày 3/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn Đại biểu Cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến thủ đô Tokyo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 3 đến 7/12 theo lời mời của Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu và Phu nhân.
Đón đoàn tại sân bay Haneda, thủ đô Tokyo có Thượng Nghị sỹ Makino - Chủ tịch Ủy ban Điều hành Thượng viện Nhật Bản; các quan chức Thượng viện Nhật Bản; Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Phạm Quang Hiệu và Phu nhân, cán bộ nhân viên Đại sứ quán cùng đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản.
Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản là cặp quan hệ điển hình cho thành công trong hợp tác song phương của Việt Nam với các đối tác. Nhật Bản duy trì vị trí là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, đối tác viện trợ ODA lớn nhất, đối tác lớn thứ hai về hợp tác lao động, thứ ba về đầu tư và du lịch, thứ tư về thương mại.
Quan hệ hai nước thời gian qua đã có những bước phát triển về chất và đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất với mức độ tin cậy chính trị cao. Việc trao đổi đoàn các cấp, nhất là cấp cao diễn ra thường xuyên và mật thiết trên tất cả các kênh Đảng, Nhà nước, Quốc hội.
Hợp tác kinh tế ngày càng chặt chẽ và đi vào chiều sâu. Hợp tác địa phương, giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân và hợp tác nguồn nhân lực ngày càng mật thiết và hiệu quả.
Hai nước vừa kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và nâng cấp lên Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới (năm 2023).
Trong tổng thể mối quan hệ chung đó, hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Nhật Bản thời gian qua không ngừng được củng cố và phát triển tốt đẹp.
Trên phương diện song phương, hai bên thường xuyên trao đổi, tiếp xúc cấp cao và các cấp, trao đổi kinh nghiệm giữa các Ủy ban chuyên môn và các nghị sỹ, góp phần thiết thực vào việc triển khai, thúc đẩy các thỏa thuận của hai nước, tạo sự lan tỏa và hỗ trợ hoạt động của Chính phủ, đẩy mạnh ngoại giao nhân dân, bảo đảm hiệu quả các chương trình, dự án hợp tác giữa Việt Nam với Nhật Bản.
Ngoài trao đổi đoàn cấp cao và giữa các cơ quan chuyên môn, Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Nhật Bản thúc đẩy giao lưu nghị sỹ trong khuôn khổ Nghị sỹ hữu nghị và Nghị sỹ trẻ, nữ Nghị sỹ Quốc hội với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản cùng với Liên minh Nghị sỹ Nhật Bản - Việt Nam luôn đóng vai trò cầu nối tích cực, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực, giao lưu giữa các nghị sỹ, hợp tác địa phương đi vào chiều sâu, thực chất.
Dự kiến, trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Sekiguchi Masakazu, Chủ tịch Hạ viện Nukaga Fukushiro; hội kiến Thủ tướng Ishiba Shigeru; chào Nhật hoàng và Hoàng hậu; tiếp lãnh đạo Liên minh Nghị sỹ hữu nghị Nhật - Việt, lãnh đạo các chính đảng lớn của Nhật Bản, Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản, Hội đồng thúc đẩy ngoại giao nhân dân (FEC), lãnh đạo một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Nhật Bản, Thống đốc một số địa phương có quan hệ thân thiết với Việt Nam; gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Tokyo, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản…
Đặc biệt dự kiến, trong chuyến thăm lần này, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Thượng viện Sekiguchi Masakazu sẽ ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Thượng viện Nhật Bản. Đây là tiền đề rất quan trọng để thúc đẩy quan hệ giữa hai cơ quan lập pháp lên tầm cao mới trong những năm tới.
Chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác của Quốc hội nước ta với Nghị viện Nhật Bản; khẳng định sự coi trọng của Việt Nam đối với quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới Việt Nam - Nhật Bản; chia sẻ thông tin, kinh nghiệm hoạt động Nghị viện giữa Việt Nam với Nhật Bản./.
Theo www.vietnamplus.vn" alt=""/>Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Nhật BảnHồi tháng 3, CEO Nvidia Jensen Huang từng chia sẻ tại một cuộc phỏng vấn tại Trường Kinh doanh thuộc Đại học Stanford. Khi ấy, ông đã kể lại trải nghiệm về thời gian làm việc tại chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh Denny's.
"Với tôi, không có công việc nào là thấp kém cả. Tôi từng rửa bát, cọ toilet. Tôi cọ rất nhiều toilet, có thể nhiều hơn tất cả các bạn cộng lại ấy chứ", vị tỷ phú chia sẻ. Ông nói rằng chính trải nghiệm này đã hình thành nên thói quen làm việc của ông là luôn trực tiếp tham gia giải quyết vấn đề cùng nhân viên.
Sau đó, khi một người dẫn chương trình của Bloomberg đăng lại đoạn video phỏng vấn này trên X, Elon Musk đã bình luận: "Đó mới chính là thái độ đúng đắn. Khi giấy vệ sinh khan hiếm trong đại dịch, tôi luôn đảm bảo các nhà máy và văn phòng của chúng tôi có đủ giấy vệ sinh".
Tỷ phú cho biết ông từng ngủ trên sàn nhà máy Tesla để trực tiếp kiểm tra các xe rời dây chuyền sản xuất. "Tôi ngủ trên sàn không phải vì không thể sang đường thuê khách sạn. Mà là vì tôi muốn tình trạng của mình tệ hơn mọi người trong công ty. Khi họ thấy mệt mỏi, tôi muốn mình phải mệt mỏi hơn", ông giải thích trên Bloomberg năm 2018.
CEO Nvidia Jensen Huang và CEO Tesla Elon Musk (Ảnh: Fortune).
Giới phân tích cho rằng Musk khen Huang không chỉ vì cả hai có chung phong cách lãnh đạo. Ông từng không ngần ngại khiêu khích các tỷ phú khác cũng nổi tiếng làm việc điên cuồng như Mark Zuckerberg của Meta hay nhà đầu tư Mark Cuban của Shark Tank.
Nguyên nhân có thể là khối tài sản của cả hai hiện liên quan mật thiết với nhau. Tham vọng của Musk trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo hiện rất cần chip AI của Nvidia.
Huang tự nhận mình là người theo chủ nghĩa cầu toàn, khó tính. Chính bản thân ông thời trẻ cũng từng lo lắng về việc một ngày có quá ít thời gian làm việc. "Là một CEO, thời gian không phải lúc nào cũng là của bạn. Bạn phải kỷ luật để biến nó thành của mình", ông nói.
Người đứng đầu tập đoàn sản xuất chip cho biết ông làm việc mọi ngày trong tuần, kể cả ngày lễ, song luôn cảm thấy vui vẻ vì được làm công việc mình yêu thích.
Bên cạnh đó, Musk và Huang cũng từng bày tỏ sự ngưỡng mộ với nhau. "Tesla đang đi trước rất xa về xe tự lái. Một ngày nào đó, mọi chiếc xe sẽ đều phải có tính năng này", Huang cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Yahoo Financehồi tháng 5. Sau đó, Musk trả lời rằng: "Cảm ơn Jensen".
CEO Nvidia cũng từng tâm sự rằng ông làm việc từ lúc thức dậy cho đến khi đi ngủ. Ngay cả khi không làm việc, ông cũng thường nghĩ về công việc.
"Tôi cố gắng dành thời gian, càng nhiều càng tốt, cho những việc mà tôi tin rằng sẽ có ảnh hưởng lâu dài đến công ty. Mọi người ngạc nhiên về lượng thời gian tôi ăn ở căng tin, dù là bữa trưa hay bữa tối. Ai cũng bất ngờ về thời gian tôi dành cho các cuộc họp với tất cả nhân viên", Jensen Huang chia sẻ với CNBC.
Theo Business Insider, X" alt=""/>Elon Musk chuyên đi "cà khịa" khắp nơi nhưng lại khen nhà sáng lập Nvidia