Nếu không có giấy chứng nhận tiêm phòng Covid-19 đầy đủ, không ai, dù họ tên là gì và giành được chiến thắng nào, được phép nhập cảnh vào Mỹ.
Đối mặt với nhiều giả thuyết khác nhau có thể phát sinh từ nay cho đến khi US Open diễn ra, Liên đoàn Quần vợt Mỹ (USTA) đưa ra một tuyên bố rõ ràng trong đó đề cập trực tiếp đến các hướng dẫn của chính phủ.
USTA cố gắng tránh tình huống xảy ra tại đầu năm ở Melbourne, nơi Djokovic được Australian Open xác nhận miễn trừ y tế, nhưng chính phủ Australia giam giữ rồi trục xuất anh.
"Các quy định của Grand Slams quy định rằng tất cả các tay vợt đủ điều kiện tham gia bốc thăm, gồm đơn nam và đơn nữ, dựa trên bảng xếp hạng được công bố 42 ngày trước ngày thứ Hai đầu tiên của giải đấu", USTA lưu ý, sau khi công bố Djokovic vẫn có tên trong lễ bốc thăm như một thủ tục.
"US Openkhông có quy định cụ thể về tiêm chủng với các vận động viên quần vợt, nhưng chúng tôi tôn trọng quan điểm của chính phủ Mỹ về nhập cảnh vào đất nước của những công dân nước ngoài chưa được tiêm phòng".
Điều này nói rằng bất cứ ai muốn nhập cảnh vào đất nước Bắc Mỹ đều phải tiêm phòng, một lựa chọn mà Djokovic không chấp nhận. Tay vợt 35 tuổi người Serbia nhấn mạnh lựa chọn của mình sau khi giành Grand Slam thứ 21 trong sự nghiệp ở Wimbledon hôm 10/7.
"Tôi chưa được tiêm phòng và tôi không định làm như vậy. Tôi không nghĩ rằng việc được miễn trừ là thực tế", Nole xác nhận.
"Tôi đang đi nghỉ, vâng. Dù có thi đấu sớm hay không, tôi cũng cần nghỉ ngơi ít nhất vài tuần vì đó là giai đoạn khá mệt mỏi. Sau đó, tôi hy vọng sẽ chờ tin tốt từ đó Mỹ. Tôi chi phối bởi việc phải dự các giải đấu và kiếm điểm".
Tuần sau khi giành Wimbledon 2022, trong khuôn khổ một giao lưu ở Bosnia, Djokovic đề cập đến vấn đề của mình: "Tôi là một VĐV quần vợt, tôi không muốn tham gia chính trị. Như tôi đã nói từ đầu, tôi chỉ bảo vệ quyền tự do cá nhân".
"Tôi sẽ không đến Mỹ nếu không được miễn trừ y tế hoàn toàn và rõ ràng", anh tiếp tục. "Những gì xảy ra ở Melbourne không hề dễ chịu chút nào và có những người nghĩ rằng tôi chủ động tạo ra mọi thứ, nhưng tôi không hề làm như vậy. Tôi chỉ muốn mọi người tôn trọng lựa chọn của tôi. Nếu cuối cùng tôi được miễn trừ thì thật tuyệt vời, nhưng nếu không, nó cũng không phải là ngày tận thế".
Theo quy định này, Nole cũng không thể thi đấu hai giải Masters 1000, gồm Canadian Open (7-14/8) và Cincinnati (15-21/8).
Đầu năm nay, Djokovic trải qua 80 ngày không quần vợt, trước khi Pháp có những sửa đổi về quy định y tế giúp anh được dự Roland Garros. Ở đó, anh vào tứ kết và thua Rafael Nadal. Đến Wimbledon, Nole trình diễn phong độ xuất sắc và có chiến thắng thứ 7 trên sân cỏ London.
Djokovic từng nhiễm Covid-19 ít nhất một lần và khẳng định không bao giờ tiêm vắc xin vì cho rằng cơ thể anh sẽ bị ảnh hưởng. "Không, tôi không cảm thấy cần thiết phải làm điều đó", anh lặp đi lặp lại nhiều lần.
Hai võ sĩ khởi đầu khá thận trọng, Nguyễn Trần Duy Nhất thực hiện những đòn quét trụ chính xác còn Sarsembekov cũng khá chủ động trong những pha né đòn.
Đáng nói, Duy Nhất có một pha quật ngã Sarsembekov và dẫn trước 10-9 trong hiệp đấu đầu tiên. Võ sĩ người Kazakhstan thi đấu đầy quyết tâm và dẫn Duy Nhất 10-9 trong hiệp hai.
Bước vào hiệp đấu thứ ba quyết định, Duy Nhất không chỉ khôn ngoan trong di chuyển, né đòn, anh còn có những tình huống phản đòn hiệu quả. Nhờ đó, anh dẫn trước võ sĩ Kazakhstan với cùng tỷ số 10-9 và thắng chung cuộc 29-28 để giành tấm HC vàng World Games đầu tiên trong sự nghiệp.
Đây cũng là danh hiệu thứ 3 của võ sĩ có biệt danh “độc cô cầu bại” người Việt Nam trong năm 2022, sau chức vô địch quốc gia và tấm HC vàng SEA Games 31.
Duy Nhất trở thành VĐV thứ 2 của Việt Nam giành HC vàng tại World Games 2022. Trước đó, Dương Thúy Vi bước lên bục cao nhất ở môn wushu.
Lần đầu tiên, thể thao Việt Nam có được 2 tấm HCV tại World Games, vượt trên thành tích 1 HCV đại hội năm 2009, 2017 và 1 HCV, 1 HCB năm 2013.
" alt=""/>Nguyễn Trần Duy Nhất giành HCV World Games