Tuy nhiên, sốt xuất huyết sẽ có thêm triệu chứng đau hốc mắt, xuất huyết trên da dạng phát ban, trên da có các xuất huyết li ti hoặc xuất huyết niêm mạc, chảy máu cam, rối loạn kinh nguyệt.
Nếu có biểu hiện sốt cao, bác sĩ Thúy khuyến cáo tốt nhất người bệnh cần đến cơ sở y tế khám để xác định nguyên nhân trước.
Khi theo dõi tại nhà, người bệnh cần nằm nghỉ, không nên mặc quá kín. Hằng ngày, người bệnh cần theo dõi nhiệt độ và chú ý phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh trở nặng để đến cơ sở y tế cấp cứu kịp thời. Bác sĩ Thúy cho biết người bệnh cần làm theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được nghe theo kinh nghiệm mách bảo để chữa mẹo hoặc dùng thêm các loại thuốc khác.
Khi bị sốt xuất huyết chỉ dùng hạ sốt bằng paracetamol đơn chất, dùng 10 - 15mg/kg cân nặng. Người bệnh không dùng thuốc hạ sốt Ibuprofen, aspirin làm nặng thêm tình trạng xuất huyết.
Người bệnh nên uống nhiều nước, có thể dùng oresol hoặc nước cam, chanh tươi, dừa thay thế. Tăng cường các loại thức ăn mềm như cháo, súp. Không ăn các thực phẩm có màu nâu hoặc đỏ.
Những trường hợp cần vào viện ngay: nôn liên tục, xuất huyết niêm mạc (chảy máu chân răng, rối loạn kinh nguyệt), giảm tiểu cầu, mệt mỏi, đau bụng đau tăng lên, đi tiểu ít.
Biến chứng của sốt xuất huyết là suy hô hấp, rối loạn đông máu, suy đa tạng, rối loạn điện giải, xuất huyết não...
Theo Cục Y tế dự phòng, số ca mắc sốt xuất huyết 8 tháng đầu năm 2023 tập trung tại TP Hà Nội (5.190 ca) và một số tỉnh khu vực miền Trung, miền Nam như TP.HCM (8.628), An Giang (3.161), Đồng Nai (3.114), Bình Dương (2.482), Bình Thuận (3.118), Sóc Trăng (2.481). Tuýp virus sốt xuất huyết lưu hành năm 2023 chủ yếu là D1, D2.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), số ca sốt xuất huyết ghi nhận tăng cao bắt đầu từ tuần 26 (tháng 6) và tăng mạnh trong 3 tuần gần đây. Số mắc trong 8 tháng đầu năm 2023 giảm tại 3 khu vực (miền Nam giảm 71%, miền Trung giảm 44,3%, Tây Nguyên giảm 34%), riêng miền Bắc tăng 125,2%, đặc biệt tại Hà Nội tăng 5,3 lần. Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận gần 66.400 ca sốt xuất huyết. Theo báo cáo tại các đại phương có 17 ca tử vong.
Trên thực tế, đây là tình huống xảy ra khá phổ biến nhưng các chuyên gia trong lĩnh vực vận tải cho biết việc cố đổ đầy tràn bình xăng có thể gây ra một số hậu quả ngoài ý muốn.
Xăng không chỉ là chất lỏng mà còn là chất dễ bay hơi. Trong quá trình vận hành, xăng sẽ giãn nở khi nhiệt độ tăng và nếu bình xăng quá đầy sẽ tạo ra những áp suất không cần thiết ở bên trong bình chứa.
Hiện nay, các nhà sản xuất ô tô đã thiết kế để áp suất dư thừa trong bình có thể đẩy hơi xăng vào hệ thống kiểm soát khí thải (SCR) của xe. Chất khí bay hơi từ bình nhiên liệu sẽ được lưu trữ tại hệ thống SCR và sau đó đưa chúng trở lại buồng đốt.
Nếu bầu lọc than hoạt tính quá đầy sẽ khiến hệ thống kiểm soát khí thải hoạt động không đúng cách, dẫn đến lượng khí thải xả ra nhiều chất ô nhiễm có hại vào không khí, góp phần gây ô nhiễm môi trường.
Nhưng đó không phải là tất cả. Khi người dùng thường xuyên đổ đầy tràn bình xăng, bầu lọc than hoạt tính của hệ thống SCR nạp quá đầy hơi xăng có thể tạo ra áp suất quá lớn lên hệ thống đốt nhiên liệu khiến các bộ phận này gặp trục trặc, khiến đèn "Check Engine" bật sáng trên bảng đồng hồ của xe.
Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bầu lọc than hoạt tính và nhiều bộ phận động cơ sẽ bị hư hỏng và người dùng sẽ phải tốn chi phí không nhỏ để sửa chữa và thay thế chúng.
Hơn nữa, bình xăng luôn được thiết kế theo vòi bơm để khi lượng nhiên liệu đã đạt đến mức vừa đủ, vòi bơm sẽ tự ngắt. Lượng xăng dư thừa sẽ được hút lại bằng một ống nhỏ về bể chứa. Điều này vô tình khiến người đổ xăng sẽ phải trả nhiều tiền hơn so với lượng xăng thực tế được đổ.
Ngoài ra, việc để nhiên liệu dư thừa tràn ra ngoài không chỉ gây lãng phí mà còn có thể ảnh hưởng đến hiệu suất vận hành của xe. Đồng thời, xăng phản ứng với ánh sáng mặt trời sẽ bốc hơi, những người xung quanh hít phải hơi này cũng sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe.
Không những vậy, lượng xăng dư thừa sẽ bị tràn ra ngoài còn dính lên bề mặt của xe, làm ảnh hưởng đến lớp sơn xe. Nếu không được rửa xe ngay sau đó, những vệt xăng tràn sẽ gây ra hiện tượng ô vàng xung quanh khu vực cổ tiếp xăng, rất khó tẩy rửa gây mất thẩm mỹ cho xe.
Vậy điều cần chú ý ở đây là gì? Thật đơn giản, các tài xế chỉ cần đổ đầy bình xăng cho đến khi vòi bơm của cột bơm xăng tự động tắt, tránh cố gắng bơm thêm vượt quá mức cần thiết. Điều này sẽ giúp cho xăng trong bình có không gian để giản nở.
Bằng cách đó, người sử dụng xe sẽ không chỉ ngăn ngừa được những hư hỏng tiềm ẩn của động cơ và hệ thống kiểm soát khí thải của xe mà còn tạo nên một môi trường trong sạch hơn. Đó chỉ là một hành động nhỏ nhưng có thể tạo nên một sự khác biệt lớn.
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!