Cụ thể, đề thi này gồm tất cả 5 câu hỏi được chia làm 2 phần Lịch sử thế giới và Lịch sử Việt Nam.
Tuy nhiên ngay ở câu số 1 (3 điểm) thuộc phần Lịch sử thế giới, đề thi nêu câu hỏi: “Em hiểu như thế nào về “Phong trào Cần Vương”? Phong trào Cần Vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào? Trình bày ngắn gọn diễn biến các giai đoạn của phong trào?”.
![]() |
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 môn lịch sử lớp 9 tỉnh Bình Thuận năm học 2016-2017. |
Theo nhiều học sinh, phong trào Cần Vương do Tôn Thất Thuyết khởi xướng và các em được học từ chương trình Lịch sử lớp 8.
Hầu hết mọi người đều cho rằng câu hỏi này phải được để ở phần Lịch sử Việt Nam mới đúng.
Thậm chí nhiều người không tin nổi đây là sự thật bởi nhầm lần là quá vô lý và đặt nghi vấn có thể là ảnh chế.
Trao đổi với VietNamNet, ông Phan Đoàn Thái, Giám đốc Sở GD-ĐT Bình Thuận cho biết Sở cũng đã yêu cầu kiểm tra và xác nhận sai sót do lỗi kỹ thuật.
“Đáng lý ra câu hỏi này phải bố cục trong phần Lịch sử Việt Nam nhưng do lỗi chủ quan của tổ ra đề thi nên đã đưa nhầm vào phần Lịch sử Thế giới. Tuy nhiên về nội dung và đáp án là không sai”, ông Thái cho hay.
![]() |
Ông Phan Đoàn Thái |
Theo ông Thái, khi phát hiện sự việc, Sở cũng đã tổ chức cuộc họp kiểm điểm nghiêm túc tổ ra đề thi và báo cáo Bộ GD-ĐT.
Về kết quả kỳ thi, ông Thái cho biết kết quả thi của các em sẽ không bị ảnh hưởng gì vì nội dung đề thi không sai.
Qua đây, ông Thái cũng thay mặt Sở GD-ĐT tỉnh Bình Thuận gửi lời xin lỗi chân thành đến tất cả học sinh đã tham gia kỳ thi và mong thông cảm.
Thanh Hùng
" alt=""/>Đề thi chọn học sinh giỏi đưa phong trào Cần Vương vào lịch sử thế giới, Giám đốc Sở GDNăm 2008, ông Đỗ Văn Đại được bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng Bộ môn Luật Dân sự. Năm 2011, ông được giao quyền Trưởng Khoa Luật Dân sự và sau đó, năm 2012, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng Khoa Luật Dân sự. Sau hai nhiệm kỳ giữ chức vụ Trưởng Khoa Luật Dân sự, năm 2022, GS.TS. Đỗ Văn Đại được giao phụ trách Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam đến nay. Hiện ông được bổ nhiệm làm phó hiệu trưởng nhà trường. Điều đặc biệt hiện GS Đỗ Văn Đại là người có học hàm giáo sư duy nhất ở Trường ĐH Luật TP.HCM.
TS Lê Trường Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM, cho biết, nhà trường có 299 giảng viên, trong đó, chỉ có 1 giáo sư, 17 phó giáo sư, 73 tiến sĩ và 208 thạc sĩ.
Hiện nhà trường có chính sách chăm sóc đội ngũ, thu hút giảng viên từ bên ngoài và khuyến khích giảng viên trong trường học nâng cao trình độ. Đối với giảng viên làm nghiên cứu sinh đúng thời hạn, trường hỗ trợ 100% học phí; làm nghiên cứu sinh quá hạn 1 năm, trường hỗ trợ 80% học phí.
Ngoài ra, trường sẽ thưởng tiền khi giảng viên hoàn thành nghiên cứu và được cấp bằng tiến sĩ. Nhà trường cũng hỗ trợ khoản khi phí với mức thấp nhất là 200-250 triệu đồng đối với phó giáo sư, giáo sư...
Cũng trong sáng nay, Trường ĐH Luật TP.HCM công bố PGS.TS. Trần Việt Dũng làm phó hiệu trưởng. Ông Dũng sinh năm 1977, tốt nghiệp cử nhân Luật (chuyên ngành Luật Quốc tế) Trường ĐH Luật TP.HCM năm 2000; thạc sĩ Luật Trường ĐH Luật và Kinh doanh quốc tế (Transnational Law and Business University – TLBU, Hàn Quốc) năm 2003; tiến sĩ Luật của ĐH Quốc gia Singapore (National University of Singapore, Singapore) năm 2008.
Ông được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Phó Giáo sư trong đợt xét năm 2016. Ông Trần Việt Dũng bắt đầu công tác tại Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2003 tại Khoa Luật Quốc tế. Năm 2012, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Trưởng Khoa Luật Quốc tế.
Năm 2014, ông được giao Quyền Trưởng Khoa Luật Quốc tế và được bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng Khoa Luật Quốc tế trong cùng năm. Năm 2019, PGS.TS. Trần Việt Dũng được bổ nhiệm lại giữ chức vụ Trưởng Khoa Luật Quốc tế đến thời điểm hiện tại được bổ nhiệm làm phó hiệu trưởng.
Thông tin từ cơ quan quản lý, Hà Nội đang tổ chức thẩm định chủ trương đầu tư phục vụ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với 4/5 khu nhà ở xã hội (độc lập) tập trung tại huyện Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh với tổng quy mô sử dụng đất trên 200ha, khoảng hơn 12.000 căn hộ.
Cụ thể, gồm 2 khu nhà ở xã hội tại xã Tiên Dương (huyện Đông Anh); khu nhà ở xã hội tập trung tại xã Cổ Bi (huyện Gia Lâm) và khu nhà ở xã hội tập trung tại xã Đại Mạch (huyện Đông Anh), xã Tiền Phong (huyện Mê Linh).
Nguồn cung nhà ở xã hội tại Hà Nội thời gian tới cũng sẽ được bổ sung từ việc chuyển đổi khu nhà ở sinh viên tại khu đô thị mới Pháp Vân – Tứ Hiệp thành nhà ở xã hội cho thuê.
Theo Sở Xây dựng, hiện UBND thành phố đang giao Sở lập hồ sơ đề xuất dự án đầu tư, trình chấp thuận trong năm 2024, dự kiến hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp tòa nhà A2, A3 trong năm 2026, hoàn thành đầu tư xây dựng tòa nhà A4 chậm nhất trong năm 2027.
Ngoài ra, thành phố đã giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc chủ trì phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã, Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội rà soát, bổ sung khoảng 15 quỹ đất để tạo lập các khu nhà ở xã hội độc lập với quy mô lớn, đồng bộ hạ tầng (khoảng 2.000 căn hộ nhà ở hội/ khu). Trong đó đề xuất lựa chọn 2-3 khu có vị trí gần các khu vực công nghiệp để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho thuê bằng nguồn vốn đầu tư công theo chủ trương của Bộ Chính trị tại Chỉ thị số 34 năm 2024.
Cần áp dụng thuế bất động sản để hạ nhiệt giá nhà
Việc phát triển nhà ở xã hội, nhà giá rẻ, vừa túi tiền là một trong những vấn đề của thị trường bất động sản thời gian qua. Trao đổi tại diễn đàn, nhiều chuyên gia chỉ ra bất cập của thị trường hiện nay là cơ cấu sản phẩm nhà ở đang chưa hợp lý, thiếu nhà giá rẻ, nhà ở vừa túi tiền.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TPHCM (HoREA) cho rằng, giá nhà đất quá cao cản trở quá trình phát triển bền vững của thị trường bất động sản.
Tại Hà Nội và TP HCM, khoảng 70% nguồn cung mới đưa ra thị trường là sản phẩm cao cấp, siêu sang. Thậm chí những căn nhà hơn 1 triệu USD xuất hiện ngày càng nhiều, trong khi nhà ở bình dân biến mất.
Tại diễn đàn, ý kiến đề xuất việc áp dụng công cụ thuế bất động sản để hạ nhiệt giá nhà tiếp tục được nhiều chuyên gia đưa ra.
Ông Lê Hoàng Châu đánh giá, cần thiết xây dựng và áp dụng chính sách thuế bất động sản bởi công cụ này sẽ điều tiết thị trường khi bị đầu cơ sốt nóng hoặc khi khó khăn, đóng băng.
Tuy nhiên, ông lưu ý, cần có nguồn lực xây dựng cơ sở dữ liệu giao dịch và giá bất động sản chính xác, thường xuyên cập nhật, tạo cơ sở áp dụng.
Từ phía cơ quan quản lý, bà Nguyễn Thị Phương Hoa, Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường, cho biết, Chính phủ đã đề xuất thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng với đất nông nghiệp, phi nông nghiệp làm nhà ở thương mại trong 5 năm. Nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8, nghị quyết thí điểm này sẽ góp phần khơi thông nguồn cung cho thị trường, góp phần hạ nhiệt giá nhà.